WTO điều tra về chống bán phá giá 6 tháng cuối năm 2006
10:28, ngày 21-06-2007
Báo cáo của Ban thư ký Tổ chức thương mại thế giới (WTO) ngày 11/06/2007 cho biết, trong tổng số 103 vụ điều tra chống bán phá giá được tiến hành trong giai đoạn 6 tháng cuối năm 2006, Liên minh châu Âu (EU) dẫn đầu với 17 vụ, tiếp theo là Ấn Độ(12), Argentina(10), Brazil(9), Malaysia(8) và Trung Quốc(7).
Trong khi vào giai đoạn 6 tháng cuối năm trước, Ấn Độ là nước tiến hành nhiều nhất các vụ điều tra chống bán phá giá với 14 vụ, tiếp theo là Trung Quốc (13), Argentina (11), EU (9), Pakistan và Hoa Kỳ (mỗi quốc gia 8 vụ). Như thế, số lượng các vụ điều tra chống bán phá giá mới được tiến hành trong giai đoạn 6 tháng cuối năm 2006 đã tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái (103 vụ so với 96). Tuy nhiên, số lượng các biện pháp chống bán phá giá chính thức được áp dụng trong 6 tháng cuối năm 2006 lại giảm xuống, với tổng cộng 66 biện pháp so với 76 biện pháp trong 6 tháng cuối năm 2005.
Trong đó, Thổ Nhĩ Kỳ là nước áp dụng nhiều nhất với tổng cộng 10 biện pháp chống bán phá giá chính thức, gấp đôi số lượng trong cùng kỳ năm ngoái. Đứng thứ 2 là Trung Quốc với 9 lần áp dụng, tiếp theo là Ấn Độ (8), EU và Hàn Quốc (7) và Hy Lạp (5).
Xu hướng này ngược lại với diễn biến trong 6 tháng đầu năm 2006 khi số lượng các vụ kiện chống bán phá giá mới giảm nhưng số biện pháp áp dụng chính thức lại tăng lên.
Dệt may dẫn đầu danh sách các sản phẩm bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức trong 6 tháng cuối năm 2006, với 14 trên tổng số 66 biện pháp. Các sản phẩm nhựa đứng thứ 2 với 13 biện pháp, tiếp theo là các sản phẩm trong lĩnh vực kim loại và máy móc với 8 biện pháp cho mỗi loại sản phẩm. Trong số 14 biện pháp chống bán phá giá chính thức áp dụng đối với sản phẩm dệt may, Ấn Độ là nước sử dụng nhiều nhất với 7 biện pháp, tiếp theo là Hàn Quốc (3), Trung Quốc (2), Pêru và Đài Loan (mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ 1 biện pháp).
Trung Quốc tiếp tục đứng đầu xét trên khía cạnh bị kiện chống bán phá giá trong 6 tháng cuối năm 2006, với 36 lần bị kiện (trên tổng số 103 vụ), tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái (33 lần trên tổng số 96 vụ). Indonesia đứng ở vị trí thứ 2 nhưng chỉ với 7 vụ bị điều tra, tiếp đến là Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc (mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ 6 vụ), Brazil (5 vụ). Các nước bị kiện ít hơn 5 vụ gồm: Singapore, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Thái Lan, Argentina, EU, Kazakhstan, Mexico, Nga, Nam Phi, Ukraine, Australia, Bulgaria, Hy Lạp, Macedonia, Philippines và Arabia Saudi. Trong giai đoạn 6 tháng cuối năm 2006, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam không phải đối mặt với vụ kiện chống bán phá giá nào.
Các sản phẩm hoá chất bị kiện chống bán phá giá nhiều nhất trong 6 tháng cuối năm 2006, với 25 vụ kiện, tiếp theo là các sản phẩm bột giấy và kim loại với mỗi loại cùng bị 16 vụ kiện. Trong số 25 vụ kiện về các sản phẩm hoá chất, EU dẫn đầu với việc tiến hành 8 vụ kiện, theo sau là Trung Quốc và Ấn Độ (mỗi nước 7 vụ), Thổ Nhĩ Kỳ (2) và Hy Lạp (1).
Đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam đạt trên 1 tỉ USD  (21/06/2007)
Mấy suy nghĩ về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam  (21/06/2007)
Phấn đấu GDP năm 2008 tăng 8,5% - 8,7%  (18/06/2007)
Gần 91 triệu USD trồng rừng, hỗ trợ người dân Tây Nguyên  (18/06/2007)
Bàn về lãnh đạo và quản lý trong công cuộc cải cách hành chính  (18/06/2007)
Quản lý toàn cầu trong thế giới toàn cầu hóa  (18/06/2007)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên