Mặt trận ngoại giao với cuộc đàm phán Paris về Việt Nam
Cuộc đàm phán Paris và Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam là đỉnh cao của mặt trận ngoại giao Việt Nam thời kỳ chống Mỹ, cứu nước và là thành công lớn nhất trong lịch sử ngoại giao của dân tộc thời đại Hồ Chí Minh, để lại những bài học thực tiễn vô giá về đấu tranh ngoại giao. Quá trình đàm phán 4 năm 8 tháng 16 ngày và những diễn biến gay go phức tạp liên quan đến tình hình trước, trong đàm phán và thời điểm ký kết Hiệp định đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của nền ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.
Cuộc đấu tranh ngoại giao trong suốt quá trình đàm phán ở Paris giữ một vai trò hết sức quan trọng, tích cực, chủ động và có ý nghĩa chiến lược. Đó là sự kiên định về nguyên tắc, độc lập, tự chủ trong đàm phán, đồng thời luôn sáng tạo, khôn khéo, mềm dẻo về sách lược; là sự kết hợp nhuần nhuyễn vừa đánh vừa đàm trong đàm phán hai bên và bốn bên, trong họp công khai và bí mật... Đó còn là sự phối hợp tài tình “tuy hai mà một, tuy một mà hai” giữa ngoại giao hai miền Nam - Bắc, giữa “hậu phương” trong nước và “tiền tuyến” Paris. Với Hiệp định Paris, nhân dân ta đã hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mỹ cút”, tạo điều kiện để tiến lên “đánh cho ngụy nhào”, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Chính vì tầm vóc lớn lao và ý nghĩa thời đại sâu sắc của sự kiện này, mà trong suốt 30 năm qua, giới học giả và báo chí trên thế giới đã bàn luận và xuất bản khá nhiều sách, bài và ảnh về Hội nghị và Hiệp định Paris về Việt Nam.
Nhà xuất bản chính trị quốc gia tái bản cuốn sách Mặt trận ngoại giao với cuộc đàm phán Paris về Việt Nam. Cuốn sách tập hợp các bài viết, phát biểu chỉ đạo, trả lời phỏng vấn của một số vị lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước; nhiều bài viết, hồi ức, hồi ký, bình luận của một số nhà ngoại giao lão thành đã từng trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia, chỉ đạo và là nhân chứng của cuộc đàm phán tại Paris; bài viết của một số cán bộ đương chức. Những giây phút căng thẳng, quyết liệt diễn ra trên bàn thương lượng, những cuộc đấu tranh vì hòa bình sôi động và đồ sộ đã được tái hiện một cách sinh động trên từng trang viết, qua đó, độc giả dễ dàng nhận ra nghệ thuật đàm phán cũng như cuộc đấu tranh ngoại giao của ta trong suốt thời gian diễn ra Hội nghị Paris cách đây ba mươi lăm năm.
Với bố cục hợp lý, lời văn súc tích, lập luận chặt chẽ và nội dung phong phú, đầy sức thuyết phục, cuốn sách đã đi sâu phân tích, phác họa nên bức tranh sống động, toàn cảnh về quá trình đấu tranh gay go, quyết liệt từ khi bắt đầu đến khi kết thúc cuộc đàm phán hòa bình tại Hội nghị Paris và cuộc đấu tranh sau đó nhằm bảo đảm những kết quả đã giành được trong Hiệp định.
Qua cuốn sách, chúng ta có thể rút ra những kinh nghiệm bổ ích trong hoạt động ngoại giao hiện nay giữa nước ta với các nước và các tổ chức quốc tế trong quá trình tham gia hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
Thúc đẩy quan hệ Việt Nam với Anh, Đức, Ireland lên bước phát triển mới, sâu rộng và hiệu quả hơn  (11/03/2008)
Chiều sâu của triển vọng hợp tác tốt đẹp  (11/03/2008)
Chiều sâu của triển vọng hợp tác tốt đẹp  (11/03/2008)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng hội kiến với Thống đốc bang Tây Ôxtrâylia Ken Michel  (11/03/2008)
Việt Nam tham gia tổ chức “Những ngày Pháp ngữ 2008” tại Băng-la-đét  (11/03/2008)
Việt Nam-Ailen thúc đẩy hợp tác kinh tế và giáo dục  (11/03/2008)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên