Vị thế công nghệ thông tin Việt Nam đang được cải thiện
Báo cáo toàn cảnh công nghệ thông tin Việt Nam 2007 do Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh công bố ngày 9-7 cho thấy vị thế công nghệ thông tin Việt Nam trên trường quốc tế đã tăng lên đáng kể và ngày càng khả quan.
Theo kết quả xếp hạng hàng năm mới nhất của các tổ chức quốc tế, mức độ phát triển công nghệ thông tin của Việt Nam đã tăng năm bậc lên vị trí 111 (trong số 183 quốc gia được xếp hạng). Đối với chỉ số sẵn sàng cho kinh tế điện tử, Việt Namxếp ở vị trí 65/69, tăng 1 bậc.
Bảng xếp hạng về các tiêu chí liên quan đến công nghệ thông tin - viễn thông của các tổ chức quốc tế cũng cho thấy chỉ số tri thức (KI) của Việt Namxếp ở vị trí 95/132 quốc gia, vùng lãnh thổ và chỉ số kinh tế tri thức (KEI) xếp ở vị trí 99/132, tăng 14 bậc so với năm trước đó.
Tuy nhiên, báo cáo của Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh (HCA) cũng cho biết, chỉ số đánh giá mức độ chuẩn bị để tham gia và hưởng lợi từ sự phát triển của công nghệ thông tin đã tụt 7 bậc xuống thứ 82/122, do bị đánh giá thấp ở các tiêu chí như xuất khẩu công nghệ cao, môi trường pháp luật, thủ tục hành chính, kết cấu hạ tầng.
Về chống vi phạm bản quyền, Việt Nam đứng hàng 98/102, với tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm là 88% (giảm 2% so với năm trước). Đây là năm đầu tiên Việt Nam không còn "đội sổ" danh sách vi phạm bản quyền.
Sự cải thiện về thứ bậc trên là nhờ công nghệ thông tin của Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh của những năm qua, đặc biệt là thành tích doanh thu vượt ngưỡng 1 tỉ USD.
Năm 2006, doanh thu toàn ngành công nghệ thông tin đạt con số 1,15 tỉ USD, tăng 22,6% - cao hơn mức tăng trưởng GDP và mức tăng trưởng công nghệ thông tin bình quân thế giới. Xuất khẩu phần mềm duy trì mức tăng trưởng tốt, doanh thu tăng hơn 50% và vượt ngưỡng 100 triệu USD.
Tốc độ phát triển internet tại Việt Nam cũng ở mức cao, đạt 25%, đưa Việt Nam lên hạng 17 thế giới về số lượng người sử dụng Internet và đứng thứ 93 trên thế giới về tỷ lệ người dùng Internet trên tổng số dân (đạt 20%).
Việt Nam và Xan Ma-ri-nô thiết lập quan hệ ngoại giao  (10/07/2007)
CHDCND Lào đạt nhiều thành tựu sau hơn 20 năm thực hiện Đổi mới  (10/07/2007)
Liên hợp quốc kêu gọi các chính phủ giải quyết các vấn đề toàn cầu  (10/07/2007)
Giới thiệu chính sách mới trên các số công báo từ ngày 10-6-2007 đến ngày 29-6-2007  (10/07/2007)
Phấn đấu thu 12 tỉ USD từ xuất khẩu dịch vụ  (10/07/2007)
Mêhicô nhập khẩu từ Việt Nam tăng 600% trong 5 năm gần đây  (10/07/2007)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay