Mục lục Hồ sơ sự kiện số 131 (3-9-2010)
- Giải Fields và Ngô Bảo Châu
Tại lễ khai mạc Đại hội Toán học thế giới tổ chức ở Hyderabad ( Ấn Độ) vào ngày 19-8-2010, Tổng thống Ấn Độ đã trao huy chương Fields - giải thưởng toán học cao quý nhất thế giới cho Giáo sư Ngô Bảo Châu, người đã chứng minh được "Bổ đề cơ bản”, một giả thuyết then chốt của Chương trình Langlands. Đây là niềm tự hào của người Việt Nam nói chung, của thế hệ trẻ Việt Nam nói riêng, khi trí tuệ Việt vươn lên đỉnh cao của khoa học nhân loại và được khẳng định trên trường quốc tế.
*** Vấn đề và bình luận
Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển toán học Việt Nam đến năm 2020
“Đất nước ta đã bước sang thế kỷ XXI, thời đại mà khoa học, công nghệ đang phát triển như vũ bão, và không chỉ đóng vai trò then chốt trong sự phát triển của loài người mà ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Nền toán học nước ta tuy vẫn còn non trẻ nhưng khả năng và cơ hội phát triển là rất lớn. Chính vì vậy, chúng ta cần phải sớm triển khai Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học Việt Nam đến năm 2020 ( và tầm nhìn đến năm 2030 ).
Nguyễn Vũ Lương - Trường chuyên - nơi đào tạo những tài năng khoa học trẻ của đất nước
Trường chuyên thực sự là một trung tâm nghiên cứu thu nhỏ cho những tài năng trẻ. Các em học sinh hàng ngày phải tự giải quyết, vượt qua các thách thức nhỏ ban đầu bằng các bài tập khó, được chọn lọc từ những tài liệu của nhiều nước trên toàn thế giới. Các em tham gia nhiều kì thi học sinh giỏi để rèn luyện bản lĩnh, tự khẳng định mình. Xây dựng và phát triển hệ thống các trường chuyên của Bộ giáo dục và đào tạo trong nhiều năm nay cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Đảng và nhà nước với mong muốn nhân rộng và phát huy hiểu quả của hệ thống đào tạo này nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước. Sự quan tâm của Bộ Giáo dục & Đào tạo thực sự là một ưu tiên và là khích lệ đối với các thầy cô giáo dạy trong các trường chuyên.
Minh Châu - Đôi điều về toán học với cuộc sống
“Toán học cũng như nhiều khoa học khác ra đời do sự đòi hỏi của cuộc sống, và sau đó nó quay lại phục vụ cuộc sống nhân loại trong nhiều lĩnh vực, từ Sinh học, Thiên văn học, Kinh tế, đến Quân sự, Hàng không... Bởi vậy toán học gắn bó rất mật thiết với con người”.
Võ Thủ Phương - Từ giải Fields của GS. Ngô Bảo Châu nghĩ về chuyện vui buồn toán học
Sự kiện GS. Ngô Bảo Châu nhận giải thưởng Fields là niềm vui không chỉ cho người Việt, người Pháp, mà còn cho rất nhiều nhà toán học trên thế giới. Bổ đề Cơ bản của Chương trình Langlands, được GS. Ngô Bảo Châu chứng minh trong trường hợp tổng quát đã trút đi gánh nặng cho nhiều nhà toán học đã sử dụng nó trong các chứng minh của mình.
*** Bên lề sự kiện
Hoa Lê - Nhà bác học hai lần từ chối giải thưởng
Được tôn vinh với Huy chương Fields – giải thưởng được ví như “Nobel toán học” kèm theo 14.400 USD tiền thưởng của Hiệp hội Toán học quốc tế là một niềm vinh dự lớn lao của người nghiên cứu về toán học. Tuy nhiên, một người chẳng thèm đếm xỉa đến những hoạt động đó, thậm chí cả khi ông là một trong bốn nhân vật chính được bước lên bậc danh dự để nhận giải thưởng Fields. Con người kỳ lạ đó là tiến sĩ người Nga: Grigory Perelman.
Ngọc Châu - Thế giới có bao nhiêu giải toán học?
Toán học là một ngành khoa học rất quan trọng, có thể ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Chính vì thế, trên thế giới có tất cả bao nhiêu giải thưởng dành cho lĩnh vực toán học? Khó có thể thống kê được hết, nhưng chắc chắn đó ít nhất phải là con số 50 giải! Dưới đây là một số giải thưởng tiêu biểu nhằm để vinh danh các nhà toán học kiệt xuất.
Minh Vũ - Trung Quốc: Nhiều huy chương vàng Olympic toán quốc tế, thiếu giải “Nobel toán”!
Rất nhiều người Trung Quốc từng đặt ra câu hỏi:Vì sao có nhiều học sinh Trung Quốc giành huy chương vàng trong kỳ thi Olympic toán quốc tế, nhưng quốc gia này lại chưa có giải “Nobel toán”. Xung quanh vấn đề này có nhiều cách giải thích khác nhau.
Hương Quỳnh - Cái chết của nhà nữ toán học tài ba
Hypatia (370-415) là nhà nữ Toán học và Triết học vĩ đại, sống ở thành Alexandria thời Hy Lạp cổ đại. Bà là con của nhà Toán học và Thiên văn học Theon Alexandria. Bà đã dành trọn cả cuộc đời để nghiên cứu, truyền bá và phát triển toán học. Ngoài toán học, Hypatia còn nghiên cứu nhiều lĩnh vực như thiên văn học, y học và triết học. Tuy nhiên, một phụ nữ kiệt xuất như vậy lại bị những kẻ giương cao ngọn cờ tôn giáo sát hại dã man.
*** Kinh tế và hội nhập
Hải Vũ - Phát triển kinh tế ASEAN: Lạc quan nhưng vẫn lo
Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 42 (AEM- 42) và các hội nghị liên quan vừa được tổ chức tại Đà Nẵng từ 22 - 26-8-2010. Những chủ đề nổi bật trong các hội nghị này là nỗi lo về khoảng cách giữa các nước trong khối ngày càng lớn, dù cho ASEAN có bước phát triển mạnh mẽ, là vai trò trung tâm của ASEAN trong khu vực cũng như mối quan tâm sâu sắc của cộng đồng doanh nghiệp tới vấn đề logistics (dịch vụ hậu cần thương mại).
*** Cửa sổ nhìn ra thế giới
Đình Hùng - Iraq cần đứng trên đôi chân của mình
Ngày 19-8 vừa qua, Lữ đoàn Stryker 4, thuộc Sư đoàn Bộ binh số 2 của Mỹ ở Iraq đã trở thành đơn vị tác chiến cuối cùng của quân đội Mỹ rời Iraq. Sự kiện này được Washington tuyên bố là mốc đánh dấu việc chấm dứt “sứ mệnh chiến đấu” của lực lượng Mỹ tại Iraq, theo kế hoạch của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Tuy nhiên, lý do đằng sau việc Mỹ rút quân và tình hình Iraq hậu Mỹ sẽ ra sao đang là đề tài được dư luận quan tâm.
Phan Nam - Mong manh hòa bình Trung Đông
Thông tin về đàm phán trực tiếp Israel và Palestine sẽ diễn ra vào đầu tháng 9-2010, đã không bồi đắp thêm niềm hy vọng lạc quan về tiến trình hòa bình Trung Đông. Trái lại, nó đang khiến dư luận nghi ngờ về các nỗ lực kiến tạo hòa bình ở khu vực.
Lý Mạc Phù - “Vuốt mặt” có “nể mũi”?
Chuyến đi tuy rất ngắn, nhưng cũng đủ để cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter giải cứu công dân Mỹ Aijalon Mahli Gomes bị CHDCND Triều Tiên tuyên án tù tám năm về tội đã nhập cảnh trái phép vào CHDCND Triều Tiên. Cho dù ông Carter quả quyết chuyến đi này thuần túy là cá nhân và mục đích để giúp công dân Mỹ không bị tù ở CHDCND Triều Tiên, thì điều thú vị vẫn ở chỗ không phải chuyện đưa được công dân Mỹ kia về nước, mà việc ông Carter đi CHDCND Triều Tiên và CHDCND Triều Tiên nhận đón ông Carter mới là chuyện bất ngờ.
Dương Trí - Bí mật “ngành công nghiệp ma túy” của Afghanistan”
Kỳ I: Afghanistan: Vương quốc thuốc phiện
Mới đây, Văn phòng chống ma túy và tội phạm hình sự của Liên Hiệp Quốc (ONUDC) đã công bố một bản báo cáo cho biết, năm 2009 Afghanistan đã vượt Marocco để vươn lên vị trí số một thế giới về sản xuất cần sa và thuốc phiện.
*** Văn hóa - xã hội
Phúc Thanh - Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020: Triển khai đồng bộ nhưng không vội vàng...
Đó là khẳng định của PGS.TS Cao Văn Sâm, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Dạy nghề (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) trong cuộc trao đổi triển khai Quyết định 1956/QĐ-TTg (ngày 27-12-2009) của Thủ tướng Chính phủ về Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. “Lấy việc hiệu quả sau đào tạo làm trọng, cụ thể đó là phấn đấu mỗi năm có 80% số lao động nông thôn có việc làm, sau đào tạo, chứ không phải chỉ đến 2015, 2020 mới đánh giá hiệu quả để điều chỉnh”, ông Sâm nhấn mạnh.
Việt Ân - New Zealand: Nhiều phụ nữ bị bạo hành không được giúp đỡ
Thật khó mà tin được rằng ở một đất nước như New Zealand vẫn xảy ra tình trạng bạo hành phụ nữ và thậm chí nhiều phụ nữ bị bạo hành, khi đề nghị giúp đỡ, lời khẩn cầu của họ đã bị làm ngơ.
Nguyễn Viết Tôn - Làng tranh Đông Hồ trước nguy cơ trở thành “làng vàng mã”
Con đường “đôi” dài chừng 1 km trước cửa UBND xã Song Hồ, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh), những ngày này tấp nập xe máy, ô tô về vận chuyển hàng mã. Hơn 10 năm nay, làng tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng khắp vùng Kinh Bắc chỉ còn một vài nghệ nhân sản xuất tranh, 80% số hộ trong làng đã chuyển sang nghề hàng mã.
*** Văn học - nghệ thuật
Mỹ An - “Cuộc đấu” của Salt với Chapman và nỗi ám ảnh của Mỹ
Ngày 28-8, báo chí phương Tây sốt sắng đưa thông tin về sự trở lại của Anna Chapman, nữ điệp viên Nga tại Mỹ, trong vai trò người mẫu của tạp chí Zhara, với ấn bản ra mắt vào tháng 10 tới. Như một sự trùng hợp, bộ phim Hollywood về nghi án về nữ điệp viên Mỹ Salt làm nội gián cho Nga đang làm mưa làm gió trên thế giới, như một bằng chứng về nỗi ám ảnh của Mỹ đối với mạng lưới tình báo Nga.
*** Nhân vật với lịch sử
Thu Hằng - “Cha đẻ” của giải thưởng Fields
John Charles Fields là nhà toán học nổi tiếng người Canada - người sáng lập ra giải thưởng Fields dành cho những người đạt thành tích xuất sắc trong lĩnh vực toán học. Chỉ tiếc rằng, trước khi mất, John Charles Fields không được chứng kiến lễ trao giải thưởng mà ông đã dành trọn đời và tâm huyết của mình để khai sinh ra nó.
*** Tuần trong 5 phút
- Việt Nam
- Thế giới
Sông Nhuệ - sông Đáy đang ở... “đáy” của sự sống?  (07/09/2010)
Công ty cổ phần Thủy sản và Thương mại Thuận Phước vượt khó, tạo thế chủ động trong chiến lược phát triển thị trường  (07/09/2010)
Tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến  (07/09/2010)
Giải pháp thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ tại Việt Nam  (07/09/2010)
Giải pháp thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ tại Việt Nam  (07/09/2010)
Khai mạc Đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên - Huế  (07/09/2010)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay