Thông cáo báo chí Hội thảo Khoa học: Tiêu chí nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - Lý luận và thực tiễn
TCCSĐT - Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của năm 2018, đồng thời để triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ năm (khóa XII), Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Ban Kinh tế Trung ương và Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp tổ chức Hội thảo Khoa học với chủ đề “Tiêu chí nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - Lý luận và thực tiễn”.
Thời gian: 8h00, thứ tư, ngày 19 tháng 9 năm 2018.
Địa điểm: Ban Kinh tế Trung ương.
Mục đích của Hội thảo: Trên cơ sở làm rõ các vấn đề lý luận về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tham khảo tiêu chí nền kinh tế thị trường ở một số nước trên thế giới, đưa ra hệ tiêu chí kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và đề xuất các định hướng giải pháp để thực hiện các tiêu chí này trong thực tiễn.
Hội thảo sẽ tập trung thảo luận và làm rõ những nhóm vấn đề chính sau:
Nhóm thứ nhất: Cơ sở, luận cứ và các nguyên tắc trong việc xác định tiêu chí nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nhóm thứ hai: Tiêu chí nền kinh tế thị trường ở một số nước trên thế giới.
- Tiêu chí nền kinh tế thị trường của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD).
- Tiêu chí nền kinh tế thị trường của Liên minh châu Âu (EU).
- Tiêu chí nền kinh tế thị trường của Hoa Kỳ.
- Tiêu chí nền kinh tế thị trường của Trung Quốc.
Nhóm thứ ba: Đề xuất hệ tiêu chí cụ thể của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam:
- Tiêu chí về sở hữu, các hình thức sở hữu, các chủ thể kinh tế, các khu vực, thành phần kinh tế.
- Tiêu chí về tổ chức quản lý, điều tiết nền kinh tế.
- Tiêu chí về cơ chế huy động, phân phối nguồn lực (đầu vào) và phân phối kết quả hoạt động kinh tế.
- Tiêu chí về các yếu tố thị trường, các loại thị trường (thị trường hàng hóa - dịch vụ, tài chính - tiền tệ, lao động, đất đai - bất động sản, khoa học và công nghệ...).
- Tiêu chí về các yếu tố bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường (về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với quốc phòng, an ninh, phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội, bảo vệ môi trường...)
- Tiêu chí về hội nhập kinh tế quốc tế...
Nhóm thứ tư: Đề xuất quan điểm, lộ trình, giải pháp thực hiện hệ tiêu chí nền kinh tế thị trường định hướng XHCN trong thực tiễn Việt Nam./.
Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 10 đến ngày 16-9-2018)  (17/09/2018)
Xây dựng lực lượng công an nhân dân trong sạch, vững mạnh theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII  (17/09/2018)
Xây dựng lực lượng công an nhân dân trong sạch, vững mạnh theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII  (17/09/2018)
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển: Cơ hội mới để Kiểm toán Nhà nước Việt Nam hợp tác, phát triển  (17/09/2018)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay