Cộng đồng miền Nam châu Phi: Con đường hướng tới sự phát triển bền vững
Hội nghị thượng đỉnh thường niên Cộng đồng phát triển miền Nam châu Phi (SADC) lần thứ 38 diễn ra từ ngày 17 đến 18-8 tại thủ đô Windhoek của Namimbia với chủ đề “Thúc đẩy xây dựng hạ tầng và trao quyền cho thế hệ trẻ để phát triển bền vững”. Hội nghị là nơi giới lãnh đạo khu vực thống nhất lộ trình hướng tới mục tiêu phát triển bền vững cho toàn bộ cộng đồng 16 nước thành viên trong thời gian tới. Với dân số khoảng 270 triệu người, và GDP đạt gần 500 USD, chiếm khoảng 1/3 GDP của toàn châu Phi, cộng với quốc gia thành viên Nam Phi là đầu tàu kinh tế của toàn “lục địa Đen”, SADC đang được kỳ vọng sẽ đi đầu trong những nỗ lực để đưa châu Phi thoát khỏi tình trạng trì trệ, hướng tới phát triển bền vững.
Cộng đồng Phát triển miền Nam châu
Phi bao gồm 16 nước thành viên: Angola, Botswana, Cộng hòa Dân chủ
Congo, Lesotho, Madagascar, Malawi, Mauritius, Mozambique, Namibia,
Seychelles, Nam Phi, Swaziland, Cộng hòa Thống nhất Tanzania, Zambia và
Zimbabwe, với dân số khoảng 270 triệu người và GDP khoảng 500 tỷ đô la.
Comoros, đảo quốc nằm ở phía Nam Ấn Độ Dương với số dân chưa tới 1 triệu
người tham gia từ Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 38 với tư cách thành
viên mới nhất và là thành viên thứ 16 của SADC.
Chủ đề năm nay là sự tiếp nối nội dung của 4 hội nghị thượng đỉnh trước đó, bao gồm thúc đẩy phát triển công nghiệp, ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng hỗ trợ quá trình công nghiệp hóa và khuyến khích sự tham gia của lớp trẻ. Ngoài ra, chương trình nghị sự của hội nghị năm nay tập trung vào việc đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường phát triển công nghiệp và thương mại nội khối, cũng như chia sẻ các cơ hội hợp tác kinh tế trong cộng đồng 270 triệu dân này.
Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại
Tại các phiên họp cấp bộ trưởng diễn ra đầu tháng 8 trước thềm hội nghị thượng đỉnh thường niên, các quốc gia thành viên đã chỉ ra những tồn tại hiện đang kìm hãm sự phát triển của cộng đồng. Thương mại nội khối hiện mới chỉ chiếm 24% tổng kim ngạch, việc thông quan hàng hóa giữa các nước còn chậm chạp do thiếu trang thiết bị hiện đại, thiếu tính đồng bộ và tương thích về luật giữa các nước thành viên cũng như chưa thiết lập được các chuẩn chung trong thương mại đa phương.
Một khó khăn khác là sự phát triển của 16 nước thành viên không đồng đều. Miền Nam châu Phi là nơi có trình độ phát triển kinh tế giữa các nước chênh lệch nhất. Bên cạnh những quốc gia nằm trong nhóm phát triển hàng đầu khu vực như Nam Phi hay Angola, thì trong số các thành viên SADC cũng có những nước bị xếp vào hàng nghèo nhất thế giới như Cộng hòa Dân chủ Congo, Madagascar, Swaziland hay Zimbabwe. Tình hình bất ổn chính trị và xung đột vũ trang vẫn kìm hãm sự phát triển của nhiều quốc gia khu vực.
Các nước thành viên của Khối SADC
có cơ quan đại diện ngoại giao tại Hà Nội,Việt Nam như Angola,
Mozambique, và Nam Phi đã tổ chức lễ ra mắt Nhóm Cộng đồng Phát triển
miền Nam châu Phi (SADC) tại Hà Nội ngày 30-11-2012.
Đại sứ
Mozambique tại Việt Nam khi đó là ông Gamiliel Munguambe thông báo SADC
đánh dấu hoạt động chính thức của nhóm như một thực thể duy nhất đại
diện cho các nước châu Phi thuộc khối tại Việt Nam để thúc đẩy quan hệ
với Việt Nam nói riêng cũng như với ASEAN nói chung.
Các nhà ngoại
giao của SADC sẽ có nhiệm vụ gặp gỡ, trao đổi ý kiến và thúc đẩy quan hệ
mọi mặt của các nước thành viên với nước chủ nhà Việt Nam và với các
đối tác quốc tế khác tại đây. Nhóm cũng sẽ tăng cường hoạt động và phát
triển hợp tác với các tổ chức kinh tế trong khu vực như ASEAN.
Hơn nữa, thiên tai, dịch bệnh hoành hành lâu nay lâu nay tại khu vực càng khiến thách thức của các nước SADC thêm nặng nề, nhất là vấn đề an ninh lương thực. Đầu năm nay, Liên hợp quốc đã cảnh báo về nạn đói ở miền Nam châu Phi do hạn hạn kéo dài, trong khi hàng triệu ha hoa màu, từ những cánh đồng ở Nam Phi tới những khu trồng trọt ở Zambia, bị loài sâu bướm tàn phá. Năm ngoái, ít nhất 26 triệu người ở khu vực miền Nam châu Phi cần được cứu trợ lương thực, và con số này trong năm nay nhiều khả năng còn tăng nếu tình hình không được cải thiện.
Trong bối cảnh đó, các nước miền Nam châu Phi xác định cần đẩy nhanh quá trình đa dạng hóa nền kinh tế để tránh phụ thuộc quá nhiều vào bên ngoài và các ngành kinh tế chủ chốt. Đặc biệt, SADC cần đẩy nhanh phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là các khu công nghiệp, kết nối mạng lưới giao thông và công nghiệp hóa vì đây được coi là yếu tố rất quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế nội khối trong tương lai.
Thúc đẩy trao quyền cho giới trẻ
Một điểm quan trọng của hội nghị năm nay là tập trung vào vấn đề trao quyền cho giới trẻ để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Chủ đề này phù hợp với Chương trình nghị sự 2063 của Liên minh châu Phi, trong đó kêu gọi đầu tư vào thanh niên và phụ nữ trong quá trình thực hiện tầm nhìn về “Châu Phi - nơi thúc đẩy và giải phóng tiềm năng của phụ nữ và thanh niên để phát triển”. Hiện đầu tư cho thanh niên được coi là lựa chọn chiến lược, bởi nguồn lực này là tài sản quan trọng cho sự phát triển bền vững ở châu Phi.
Dân số châu Phi được coi là trẻ so với các khu vực còn lại trên thế giới, với hơn 350 triệu người ở độ tuổi từ 10-24. Con số này dự kiến sẽ tăng gần gấp ba (lên đến 906 triệu người) vào năm 2100. Các số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động ở châu Phi so với thế giới dự kiến sẽ tăng từ khoảng 54% vào năm 2010 lên mức cao nhất khoảng 64% vào năm 2090. Với xu thế này, châu Phi sẽ được hưởng lợi nhờ việc tăng dân số ở độ tuổi lao động và cấu trúc lao động trẻ, nếu được khai thác đúng cách sẽ là cơ hội để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế nhanh chóng trong khu vực.
Tuy vậy, tương tự như các quốc gia châu Phi khác, các nước thành viên SADC cũng chưa khai thác được triệt để nguồn lực thanh niên, và hạn chế này khiến châu Phi rơi vào tình trạng tăng trưởng với tốc độ chậm hơn nhiều so với tiềm năng. Bởi vậy, việc đầu tư vào nguồn nhân lực, đặc biệt là thanh niên, trở thành yếu tố mang tính quyết định đối với con đường hướng tới phát triển bền vững ở khu vực.
Tại các cuộc họp trù bị, nhiều đại biểu cũng kêu gọi tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu - phát triển từ cả khu vực công và tư nhân nhằm thúc đẩy nền kinh tế tri thức cũng như năng suất lao động tại các quốc gia SADC. Đề cập tới khoáng sản, một trong những lĩnh vực kinh tế chủ chốt của nhiều quốc gia SADC, các đại biểu hối thúc việc phê chuẩn Tầm nhìn khoáng sản SADC trong đó định hình vị thế của khu vực trong chuỗi giá trị của ngành công nghiệp khoáng sản thế giới.
Theo chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh SADC, ngoài những vấn đề liên quan đến kinh tế và thương mại, nguyên thủ các nước thành viên cũng tập trung thảo luận về các vấn đề hòa bình, an ninh và đối ngoại nội khối cùng các vấn đề châu lục và thế giới mà các nước thành viên quan tâm. Trong thời gian qua, SADC đã thể hiện tiếng nói chung trên các diễn đàn quốc tế và châu lục, nhất là các vấn đề liên quan đến các nước thành viên, cũng như phát huy vai trò trung tâm của mình trong các vấn đề khu vực, từ điều binh lính của một số quốc gia SADC tới Lesotho sau vụ sát hại tư lệnh quân đội của vương quốc này, hỗ trợ Zimbabwe giải quyết khủng hoảng chính trị cuối năm 2017 và cuộc bầu cử vừa diễn ra.
Một trong những sự kiện đáng chú của hội nghị thượng đỉnh lần này là việc Comoros tham gia với tư cách thành viên mới nhất và là thành viên thứ 16 của SADC. Với số dân chưa tới 1 triệu người, sự góp mặt của đảo quốc nằm ở phía Nam Ấn Độ Dương này là một minh chứng rõ nét nhất cho uy tín và sự hấp dẫn của SADC, không chỉ tại châu Phi mà trên phạm vi thế giới. Với vai trò như vậy, hội nghị thượng đỉnh SADC năm nay sẽ là cơ hội để các nước khẳng định sức mạnh đoàn kết nội khối, từ đó duy trì sự ổn định chính trị, hòa bình và an ninh khu vực cũng như duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, hướng tới cộng đồng miền Nam châu Phi phát triển bền vững trong tương lai./.
Mãi tỏa sáng tinh thần Cách mạng Tháng Tám!  (19/08/2018)
Thành tựu của ASEAN và sự tham gia của Việt Nam trong Trụ cột Cộng đồng kinh tế của ASEAN  (19/08/2018)
Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính năm 2018  (19/08/2018)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển