Chiến lược An ninh không gian mạng quốc gia Trung Quốc: Từ góc nhìn của giới chuyên gia
22:32, ngày 06-04-2017
TCCSĐT - Cuối tháng 12-2016, Văn phòng Thông tin mạng Quốc gia Trung Quốc lần đầu tiên công bố “Chiến lược An ninh không gian mạng quốc gia”. Theo đó, Trung Quốc khẳng định quan điểm, chủ trương của mình trong vấn đề an ninh và phát triển không gian mạng; xác định các phương châm và các nhiệm vụ cụ thể của chiến lược, với những điểm nhấn quan trọng được giới nghiên cứu và dư luận quan tâm.
Từ vị thế không gian mạng…
Trung Quốc cho rằng, ngày nay tầm quan trọng của internet có thể sánh ngang với những nhu yếu phẩm cần thiết cho cuộc sống như: điện, nước, than, xăng dầu... Trước đây, Trung Quốc đã để internet hoàn toàn tự do phát triển, khuyến khích cạnh tranh thị trường và phát triển công nghệ. Việc này tuy đã giúp thúc đẩy internet phát triển, nhưng cũng đã “gieo mầm ẩn họa” trong không gian mạng.
Vì thế, Trung Quốc đã nâng vấn đề an ninh mạng lên mức độ quan trọng chưa từng có, bởi vì cùng với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, mạng internet (nhất là internet vạn vật) đã ảnh hưởng tới chiều hướng phát triển, tương lai của đất nước và cuộc sống của hàng trăm triệu người dân.
Hiện nay, tăng cường an ninh mạng đã trở thành xu thế lớn của thế giới. Các nước như Nga, Ấn Độ, Nhật Bản và EU đều không ngừng tăng cường xây dựng lực lượng tác chiến mạng của mình, đặc biệt là, sau sự kiện Edward Snowden, cựu nhân viên của NSA (Mỹ) công bố các tài liệu mật hồi năm 2013.
Đến vai trò an ninh…
Qua đó, Trung Quốc đã phát hiện Mỹ luôn kiểm soát thế giới internet, trong khi mạng internet của Trung Quốc lại quá “yếu” so với Mỹ. Vì vậy, Chính phủ Trung Quốc đã đặt “an ninh mạng” lên vị trí hàng đầu.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã từng chỉ rõ, không có an ninh mạng thì không có an ninh quốc gia. Trung Quốc quyết tâm xây dựng từ một nước lớn về ứng dụng internet thành cường quốc internet, tăng cường đầu tư và xây dựng kế hoạch mang tầm quốc gia, thiết lập vũ khí tiến công và phòng ngự trong thế giới ảo, và giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh mạng.
Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng, an ninh mạng đã trở thành thách thức mới đối với Trung Quốc, vì nó gắn liền với an ninh quốc gia và ổn định xã hội. Không thể đảm bảo được an ninh quốc gia nếu không có an ninh mạng, không có hiện đại hóa nếu không có công nghệ thông tin, do vậy việc đẩy mạnh an ninh mạng và tin học hóa được coi là một trong những nhiệm vụ ưu tiên cấp quốc gia.
Chiến lược này không chỉ mang đậm “dấu ấn” của ban lãnh đạo Trung Quốc nói chung và Chủ tịch Tập Cận Bình nói riêng, mà còn cho thấy Trung Quốc đặc biệt coi trọng công tác giám sát và quản lý thông tin trực tuyến.
Theo tờ “Đông phương Nhật báo” của Trung Quốc, tình trạng tràn lan các bài viết “chống phá Đảng Cộng sản và Nhà nước Trung Quốc” trên mạng internet là một trong những nhân tố then chốt thúc đẩy Chính phủ Trung Quốc tăng cường quản lý internet. Mặc dù Ban Tuyên truyền Trung ương Đảng kiểm soát toàn bộ hệ thống truyền thông Trung Quốc, nhưng những ngôn luận chống Đảng, Nhà nước vẫn phát tán mạnh mẽ trong thế giới ảo, khiến Trung Quốc “đau đầu”, nhất là sau cuộc “Cách mạng màu” ở Trung Đông - Bắc Phi, cũng như việc các nước phương Tây lợi dụng truyền thông internet để tuyên truyền, kích động nhằm chống phá Trung Quốc.
Vì thế, Bắc Kinh đã nhận thức được rằng, internet đã trở thành công cụ đặc biệt quan trọng và là một “kênh thu phục lòng người” của các nước phương Tây. Do đó, “không thể không kiểm soát internet”.
Thời cơ phát triển…
Tuy vậy, cũng cần thấy rằng, chính sự cạnh tranh quyết liệt internet ở Trung Quốc, đã hình thành một số doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh internet lớn. Tencent đã phát triển nhiều dịch vụ trên nền tảng internet như: truyền thông internet, thông tin di động internet, tài chính internet; mạng xã hội, giao lưu trực tuyến… tạo việc làm cho hàng chục triệu người lao động.
Cho đến nay, chỉ tính riêng số người sử dụng phần mềm nói chuyện trực tuyến (Wechat) của Tencent đã lên tới hàng trăm triệu người, trong đó có hàng triệu người nước ngoài. Những “đại gia” internet này như “con dao hai lưỡi”, vừa góp phần củng cố sự lãnh đạo và quyền lực của Bắc Kinh, nhưng nó cũng là thách thức không nhỏ đối với quyền lực của chính quyền Trung Quốc.
“Chiến lược An ninh không gian mạng quốc gia” Trung Quốc nhằm tạo thế chủ động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và an ninh mạng, đối phó hiệu quả với các vụ tấn công mạng quy mô lớn từ bên ngoài lãnh thổ. Trên cơ sở mục tiêu xây dựng Trung Quốc thành “cường quốc internet” và công nghệ thông tin, Bắc Kinh đã và đang đẩy mạnh công tác xây dựng hệ thống cơ sở pháp lý và nâng cao hiệu lực của các bộ luật liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin.
Và cuộc chiến giành quyền chủ đạo…
Giới truyền thông Trung Quốc cho rằng, “Chiến lược An ninh không gian mạng quốc gia” đã hiện thực hóa “cuộc chiến giành quyền chủ đạo mạng internet, tăng cường kiểm soát thế giới ảo” thành chiến lược lớn của Trung Quốc. Các chuyên gia an ninh Trung Quốc đã nêu rõ, mặc dù Mỹ đi đầu trong lĩnh vực internet và công nghệ mạng, hơn nữa nó đang thâm nhập ngày càng sâu rộng vào xã hội và quân đội Mỹ, nhưng đó lại là điều kiện, thời cơ để Trung Quốc tìm ra những kẽ hở, phục vụ cho việc “giành thắng lợi” trước một cuộc xung đột có thể xảy ra trong tương lai.
Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc cũng khẳng định: “chi phối điện tử” là nhân tố quan trọng nhất bảo đảm cho việc giành chiến thắng trước các cuộc xung đột có thể xảy ra trong tương lai. Vì thế, “Chiến lược An ninh không gian mạng quốc gia” của Trung Quốc đã xác định 9 nhiệm vụ cụ thể đó là:
(1) Bảo vệ chủ quyền không gian mạng; (2) bảo vệ an ninh quốc gia; (3) bảo vệ hạ tầng thông tin then chốt; (4) tăng cường xây dựng văn hóa mạng; (5) tấn công tội phạm mạng và phần tử khủng bố mạng; (6) hoàn thiện hệ thống quản lý mạng; (7) xây dựng nền tảng an ninh mạng vững chắc; (8) nâng cao khả năng bảo vệ không gian mạng; và (9) tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực không gian mạng.
Như vậy, việc công bố “Chiến lược An ninh không gian mạng quốc gia” cho thấy, Trung Quốc đã nhận rõ vị thế ngày càng gia tăng của mạng internet - “không gian ảo” và khẳng định quyết tâm trở thành “cường quốc internet” với các nhiệm vụ quan trọng nhằm giành quyền chủ đạo và chiến thắng trong cuộc “chiến tranh mạng” nếu xảy ra. Vì thế, đây cũng là một trong những động thái an ninh của Trung Quốc được giới nghiên cứu và dư luận đặc biệt quan tâm./.
Trung Quốc cho rằng, ngày nay tầm quan trọng của internet có thể sánh ngang với những nhu yếu phẩm cần thiết cho cuộc sống như: điện, nước, than, xăng dầu... Trước đây, Trung Quốc đã để internet hoàn toàn tự do phát triển, khuyến khích cạnh tranh thị trường và phát triển công nghệ. Việc này tuy đã giúp thúc đẩy internet phát triển, nhưng cũng đã “gieo mầm ẩn họa” trong không gian mạng.
Vì thế, Trung Quốc đã nâng vấn đề an ninh mạng lên mức độ quan trọng chưa từng có, bởi vì cùng với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, mạng internet (nhất là internet vạn vật) đã ảnh hưởng tới chiều hướng phát triển, tương lai của đất nước và cuộc sống của hàng trăm triệu người dân.
Hiện nay, tăng cường an ninh mạng đã trở thành xu thế lớn của thế giới. Các nước như Nga, Ấn Độ, Nhật Bản và EU đều không ngừng tăng cường xây dựng lực lượng tác chiến mạng của mình, đặc biệt là, sau sự kiện Edward Snowden, cựu nhân viên của NSA (Mỹ) công bố các tài liệu mật hồi năm 2013.
Đến vai trò an ninh…
Qua đó, Trung Quốc đã phát hiện Mỹ luôn kiểm soát thế giới internet, trong khi mạng internet của Trung Quốc lại quá “yếu” so với Mỹ. Vì vậy, Chính phủ Trung Quốc đã đặt “an ninh mạng” lên vị trí hàng đầu.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã từng chỉ rõ, không có an ninh mạng thì không có an ninh quốc gia. Trung Quốc quyết tâm xây dựng từ một nước lớn về ứng dụng internet thành cường quốc internet, tăng cường đầu tư và xây dựng kế hoạch mang tầm quốc gia, thiết lập vũ khí tiến công và phòng ngự trong thế giới ảo, và giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh mạng.
Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng, an ninh mạng đã trở thành thách thức mới đối với Trung Quốc, vì nó gắn liền với an ninh quốc gia và ổn định xã hội. Không thể đảm bảo được an ninh quốc gia nếu không có an ninh mạng, không có hiện đại hóa nếu không có công nghệ thông tin, do vậy việc đẩy mạnh an ninh mạng và tin học hóa được coi là một trong những nhiệm vụ ưu tiên cấp quốc gia.
Chiến lược này không chỉ mang đậm “dấu ấn” của ban lãnh đạo Trung Quốc nói chung và Chủ tịch Tập Cận Bình nói riêng, mà còn cho thấy Trung Quốc đặc biệt coi trọng công tác giám sát và quản lý thông tin trực tuyến.
Theo tờ “Đông phương Nhật báo” của Trung Quốc, tình trạng tràn lan các bài viết “chống phá Đảng Cộng sản và Nhà nước Trung Quốc” trên mạng internet là một trong những nhân tố then chốt thúc đẩy Chính phủ Trung Quốc tăng cường quản lý internet. Mặc dù Ban Tuyên truyền Trung ương Đảng kiểm soát toàn bộ hệ thống truyền thông Trung Quốc, nhưng những ngôn luận chống Đảng, Nhà nước vẫn phát tán mạnh mẽ trong thế giới ảo, khiến Trung Quốc “đau đầu”, nhất là sau cuộc “Cách mạng màu” ở Trung Đông - Bắc Phi, cũng như việc các nước phương Tây lợi dụng truyền thông internet để tuyên truyền, kích động nhằm chống phá Trung Quốc.
Vì thế, Bắc Kinh đã nhận thức được rằng, internet đã trở thành công cụ đặc biệt quan trọng và là một “kênh thu phục lòng người” của các nước phương Tây. Do đó, “không thể không kiểm soát internet”.
Thời cơ phát triển…
Tuy vậy, cũng cần thấy rằng, chính sự cạnh tranh quyết liệt internet ở Trung Quốc, đã hình thành một số doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh internet lớn. Tencent đã phát triển nhiều dịch vụ trên nền tảng internet như: truyền thông internet, thông tin di động internet, tài chính internet; mạng xã hội, giao lưu trực tuyến… tạo việc làm cho hàng chục triệu người lao động.
Cho đến nay, chỉ tính riêng số người sử dụng phần mềm nói chuyện trực tuyến (Wechat) của Tencent đã lên tới hàng trăm triệu người, trong đó có hàng triệu người nước ngoài. Những “đại gia” internet này như “con dao hai lưỡi”, vừa góp phần củng cố sự lãnh đạo và quyền lực của Bắc Kinh, nhưng nó cũng là thách thức không nhỏ đối với quyền lực của chính quyền Trung Quốc.
“Chiến lược An ninh không gian mạng quốc gia” Trung Quốc nhằm tạo thế chủ động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và an ninh mạng, đối phó hiệu quả với các vụ tấn công mạng quy mô lớn từ bên ngoài lãnh thổ. Trên cơ sở mục tiêu xây dựng Trung Quốc thành “cường quốc internet” và công nghệ thông tin, Bắc Kinh đã và đang đẩy mạnh công tác xây dựng hệ thống cơ sở pháp lý và nâng cao hiệu lực của các bộ luật liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin.
Và cuộc chiến giành quyền chủ đạo…
Giới truyền thông Trung Quốc cho rằng, “Chiến lược An ninh không gian mạng quốc gia” đã hiện thực hóa “cuộc chiến giành quyền chủ đạo mạng internet, tăng cường kiểm soát thế giới ảo” thành chiến lược lớn của Trung Quốc. Các chuyên gia an ninh Trung Quốc đã nêu rõ, mặc dù Mỹ đi đầu trong lĩnh vực internet và công nghệ mạng, hơn nữa nó đang thâm nhập ngày càng sâu rộng vào xã hội và quân đội Mỹ, nhưng đó lại là điều kiện, thời cơ để Trung Quốc tìm ra những kẽ hở, phục vụ cho việc “giành thắng lợi” trước một cuộc xung đột có thể xảy ra trong tương lai.
Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc cũng khẳng định: “chi phối điện tử” là nhân tố quan trọng nhất bảo đảm cho việc giành chiến thắng trước các cuộc xung đột có thể xảy ra trong tương lai. Vì thế, “Chiến lược An ninh không gian mạng quốc gia” của Trung Quốc đã xác định 9 nhiệm vụ cụ thể đó là:
(1) Bảo vệ chủ quyền không gian mạng; (2) bảo vệ an ninh quốc gia; (3) bảo vệ hạ tầng thông tin then chốt; (4) tăng cường xây dựng văn hóa mạng; (5) tấn công tội phạm mạng và phần tử khủng bố mạng; (6) hoàn thiện hệ thống quản lý mạng; (7) xây dựng nền tảng an ninh mạng vững chắc; (8) nâng cao khả năng bảo vệ không gian mạng; và (9) tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực không gian mạng.
Như vậy, việc công bố “Chiến lược An ninh không gian mạng quốc gia” cho thấy, Trung Quốc đã nhận rõ vị thế ngày càng gia tăng của mạng internet - “không gian ảo” và khẳng định quyết tâm trở thành “cường quốc internet” với các nhiệm vụ quan trọng nhằm giành quyền chủ đạo và chiến thắng trong cuộc “chiến tranh mạng” nếu xảy ra. Vì thế, đây cũng là một trong những động thái an ninh của Trung Quốc được giới nghiên cứu và dư luận đặc biệt quan tâm./.
Tư duy sáng tạo, tầm nhìn chiến lược của Tổng Bí thư Lê Duẩn với cách mạng Việt Nam  (06/04/2017)
Tư duy sáng tạo, tầm nhìn chiến lược của Tổng Bí thư Lê Duẩn với cách mạng Việt Nam  (06/04/2017)
Tổng Bí thư dâng hương tại Khu Lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn  (06/04/2017)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm chính thức Thụy Điển  (06/04/2017)
Hội nghị kinh tế Á-Âu kêu gọi thiết lập trật tự kinh tế toàn cầu mới  (06/04/2017)
Người dân Hà Tĩnh, Thừa Thiên-Huế một năm sau sự cố Formosa  (06/04/2017)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên