Lãnh đạo EU cam kết hướng tới tương lai không có Anh
Lãnh đạo EU ký Tuyên bố Rome cam kết hướng tới tương lai không có Anh
Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu ngày 25-3 đã ký "Tuyên bố Rome," trong đó cam kết hướng tới một tương lai chung không có nước Anh, trong bối cảnh hàng loạt cuộc khủng hoảng đã và đang làm suy yếu những nỗ lực nhằm đoàn kết châu lục này. Lãnh đạo các nước thành viên EU và giới chức liên minh chụp ảnh chung tại Hội nghị ở Rome.
Tuyên bố Rome được xem là kết quả chủ yếu của Hội nghị thượng đỉnh EU kỷ niệm 60 năm ngày ký Hiệp ước Rome được tổ chức ở thủ đô Rome của Italy, nhấn mạnh tới một liên minh độc đáo với các thể chế chung và các giá trị mạnh mẽ, một cộng đồng hòa bình, tự do, dân chủ, nhân quyền và có sự thượng tôn pháp luật.
Theo Tuyên bố Rome, các nhà lãnh đạo EU khẳng định quyết tâm làm cho liên minh này trở nên mạnh mẽ hơn và kiên cường hơn thông qua sự thống nhất, đoàn kết và tôn trọng các nguyên tắc chung. Các nhà lãnh đạo EU bày tỏ mong muốn về một liên minh an toàn, thịnh vượng, có sức cạnh tranh, bền vững và có trách nhiệm xã hội trong 10 năm tới, với ý chí và năng lực đóng vai trò then chốt trong thế giới toàn cầu cũng như trong việc thúc đẩy toàn cầu hóa.
Tuy nhiên, liên quan đến đường hướng tương lai cho EU, Tuyên bố Rome chỉ kêu gọi các nước thành viên hành động cùng nhau với các tốc độ và cường độ khác nhau. Ngoài ra, Tuyên bố Rome cũng khẳng định EU sẽ để ngỏ cánh cửa cho những nước muốn gia nhập EU sau này.
Kết quả khiêm tốn do những bất đồng, rạn nứt
Theo một số nhà phân tích, kết quả đạt được của Hội nghị chỉ ở mức khiêm tốn. Nguyên nhân là do Hội nghị diễn ra trong bối cảnh Anh đang chuẩn bị kích hoạt tiến trình rời khỏi EU, còn gọi là Brexit, vào ngày 29-3. Một số nhà lãnh đạo châu Âu đã tỏ ý bi quan trước việc Anh rời khỏi EU. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean Claude Juncker phát biểu tại Hội nghị rằng Lễ kỷ niệm 60 năm Hiệp ước Rome không có sự tham dự của Anh là một "thời khắc rất đáng buồn." Theo ông Juncker, việc Anh rời EU là một "thảm kịch" cho cuộc gặp của 27 quốc gia thành viên EU ở Rome.
Thậm chí Ba Lan ngay tới phút chót mới chấp nhận ký Tuyên bố Rome. Điều này cho thấy sự bất đồng, rạn nứt trong EU vẫn đang hiện hữu do những lợi ích, quan điểm khác nhau của mỗi nước.
Mặc dù trong Tuyên bố Rome, các nhà lãnh đạo EU khẳng định sẽ tìm kiếm sự thống nhất và đoàn kết hơn nữa, nhưng đã thừa nhận một thực tế là EU đang đối mặt với những thách thức chưa từng có, cả trong nội khối cũng như trên phạm vi toàn cầu, từ các cuộc xung đột khu vực, nạn khủng bố, sức ép người di cư, chủ nghĩa bảo hộ cho đến những bất bình đẳng kinh tế và xã hội.
Quan trọng nhất, Hội nghị vẫn chưa đề cập được đường hướng tương lai rõ ràng cho EU, chưa quyết định được kịch bản nào mà liên minh này nên theo đuổi trong số năm kịch bản được nêu trong Sách trắng EU công bố mới đây.
Trước đó, ngày 24-3, trong một nỗ lực ngoại giao, Giáo hoàng Francis (Phrăng-xít) đã có cuộc gặp với 27 nhà lãnh đạo các nước EU cũng như Chủ tịch Nghị viện châu Âu Antonio Tajani (An-tô-ni-ô Ta-gia-ni), Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk (Đô-nan Tu-xcơ) và Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Jean-Claude Junker (Giăng-Clốt Giăng-cơ) tại Vatican.
Phát biểu tại cuộc gặp, Giáo hoàng đã thúc giục các nước EU cần quay lại với các giá trị nền tảng và cơ bản của liên minh này, đồng thời bày tỏ hy vọng về tương lai tốt đẹp của châu Âu. Theo Giáo hoàng, mặc dù châu Âu đang trải qua các cuộc khủng hoảng về kinh tế, người di cư, thể chế…, nhưng những cuộc khủng hoảng này không nhất thiết mang tính tiêu cực. Giáo hoàng nhấn mạnh các nhà lãnh đạo EU cần phải tái tập trung vào những vấn đề trọng tâm, đó là vấn đề về con người, sự đoàn kết, việc theo đuổi hòa bình cũng như sự cởi mở đối với tương lai và thế giới. Theo Giáo hoàng, châu Âu có nhiều hệ tư tưởng, giá trị tinh thần độc đáo và những hệ tư tưởng hay giá trị tinh thần này xứng đáng được khơi dậy một lần nữa để tránh khoảng trống về những giá trị, vốn là mảnh đất màu mỡ cho những hình thức cực đoan chủ nghĩa.
An ninh được tăng cường tối đa
Cảnh sát Italy bảo vệ tại Hội nghị thượng đỉnh EU.
Trong bối cảnh các vụ tấn công khủng bố xảy ra liên tiếp ở châu Âu, để đảm bảo an ninh cho Hội nghị, cảnh sát Italy đã được đặt trong tình trạng cảnh giác cao độ. Khoảng 3.000 cảnh sát đã được triển khai ở Rome để bảo vệ an ninh, đề phòng nguy cơ tấn công khủng bố cũng như các hành động quá khích khác.
Lực lượng an ninh Italy đã được tăng cường tối đa tại hai khu vực ở thủ đô Rome là "vùng xanh da trời", nơi các nhà lãnh đạo EU có thể di chuyển, đi lại an toàn và "vùng xanh lá cây", hay còn gọi là vùng đệm với 18 điểm kiểm soát an ninh ra vào. An ninh tại các sân bay, nhà ga, bến xe buýt hay bến tàu cũng được thắt chặt. Các đơn vị cảnh khuyển, chuyên gia về bom mìn, lính bắn tỉa, các đơn vị tuần tra trên không bằng máy bay lên thẳng và nhiều bộ phận an ninh khác cũng được huy động nhằm đảm bảo hội nghị diễn ra thành công và an toàn. Việc tăng cường an ninh nói trên diễn ra sau khi nhà chức trách Italy cảnh báo có nhiều khả năng những phần tử cực đoan người nước ngoài sẽ trà trộn vào một cuộc biểu tình phản đối EU với số lượng ước tính khoảng 8.000 người được tổ chức ở Rome trong ngày 25-3.
Những nỗ lực đảm bảo an ninh của nước chủ nhà được triển khai toàn diện. Khoảng 5.000 nhân viên của lực lượng an ninh cảnh sát và quân đội đã tăng cường bảo vệ thủ đô Rome, nhằm chống khủng bố và ngăn ngừa các cuộc bạo loạn có thể xảy ra từ những phần tử quá khích tẩy chay EU. Giới chức an ninh đã được báo động về sự hiện diện của những thành phần quá khích.
Từ nhiều ngày trước, cảnh sát đã kiểm soát các ngõ ngách, đường hầm, ống cống ở những nơi trọng yếu của Rome. Đường sông và không phận của thủ đô Rome cũng bị phong tỏa, nhất là sau khi xảy ra vụ tấn công vừa qua ở London. Trước đó, khoảng 7.000 đối tượng tình nghi quá khích nước ngoài đã bị trục xuất khỏi Italy.
Với nhiều biện pháp phòng ngừa được triển khai đồng loạt, cảnh sát đã chặn và kiểm tra an ninh đối với tất cả các đoàn xe chở người biểu tình đến Rome. Cảnh sát đã thu giữ nhiều dao và mặt nạ chống độc trên một chiếc xe tải nhỏ. Tại Rome, cảnh sát giao thông cũng phát hiện một chiếc túi đựng nhiều thanh sắt nhọn.
Ngày 25-3, cảnh sát Italy thông báo đã thu giữ được nhiều thanh sắt nhọn, dùi cui và dao trong chiến dịch trấn áp các cuộc biểu tình chống Liên minh châu Âu (EU) ở thủ đô Rome, nơi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh EU nhân kỷ niệm 60 năm ra đời Hiệp ước Rome.
Trong lúc các nguyên thủ quốc gia EU đặt bút ký vào bản Tuyên bố chung kỷ niệm 60 năm ra đời Hiệp ước Rome, ít nhất 4 cuộc biểu tình chống EU với khoảng hơn 10.000 người tham dự đã nổ ra./.
Ninh Bình vươn mình trong xu thế hội nhập, phát triển  (26/03/2017)
Ninh Bình vươn mình trong xu thế hội nhập, phát triển  (26/03/2017)
Tổng thống Nhà nước Israel và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam  (26/03/2017)
Tổng thống Nhà nước Israel và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam  (26/03/2017)
Bộ Ngoại giao Nga nói gì về các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ?  (26/03/2017)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay