Thực hiện chương trình “Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2016-2020”
15:49, ngày 15-01-2017
TCCSĐT - Sáng 14-01-2017 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Ban Chủ nhiệm Chương trình KX.04/16-20 đã tổ chức Hội thảo khoa học lần thứ nhất với chủ đề: Những vấn đề phương pháp luận về tổ chức thực hiện chương trình “Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2016-2020”.
Các đồng chí: GS, TS. Vũ Văn Hiền, Phó Chủ tịch Chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương; GS, TS. Tạ Ngọc Tấn, Phó Chủ tịch Chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương, Chủ nhiệm Chương trình KX.04/16-20; PGS, TS. Nguyễn Văn Thạo, Phó Chủ tịch Chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương chủ trì hội thảo
Tham dự Hội thảo còn có GS, TS. Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương, đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ, các cơ quan chủ trì, chủ nhiệm, thư ký của 30 đề tài trực thuộc.
Trình bày Báo cáo đề dẫn tại hội thảo GS, TS. Tạ Ngọc Tấn, Phó Chủ tịch Chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương, Chủ nhiệm Chương trình KX.04/16-20 nêu rõ: Sau hơn một năm chuẩn bị và hoàn thành các thủ tục đến nay cơ bản các đề tài của Chương trình KX.04/16-20 đã được ký hợp đồng và đi vào triển khai nghiên cứu. Đây là một sự nỗ lực của Hội đồng Lý luận Trung ương, của các cơ quan chủ trì, chủ nhiệm các đề tài với sự giúp đỡ tích cực, hiệu quả của các cơ quan liên quan, nhất là của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Để triển khai thực hiện chương trình có hiệu quả, chất lượng và đúng tiến độ. Ban Chủ nhiệm chương trình nhấn mạnh một số nội dung chủ yếu của chương trình cần quán triệt:
Nắm vững tính chất, đặc điểm, mục tiêu và nội dung nghiên cứu của chương trình
Ngày 24-12-2015, Ban Bí thư (Khóa XI) đã đồng ý chủ trương trong nhiệm kỳ tới, tiếp tục triển khai chương trình nghiên cứu lý luận 2016-2020. Hội đồng Lý luận Trung ương đăng ký với Bộ Khoa học và Công nghệ, xây dựng định hướng nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2016-2020 theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, hiệu quả để trình Bộ Chính trị khóa XII xem xét, cho ý kiến chỉ đạo.
Theo đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư, Hội đồng Lý luận Trung ương đã chủ động tổ chức nhiều cuộc hội thảo với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, các trường Đại học lớn, một số Viện Nghiên cứu của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao và xin ý kiến các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các chuyên gia về lý luận để hình thành ý tưởng và nội dung cơ bản cần nghiên cứu lý luận cho giai đoạn 2016-2020, trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XII.
Ngày 12-8-2016, Ban Bí thư đã có kết luận về việc phê duyệt chương trình nghiên cứu lý luận chính trị giai đoạn 2016-2020. Căn cứ Kết luận của Ban Bí thư, Hội đồng Lý luận Trung ương đã cụ thể hóa mục tiêu nghiên cứu, định hướng nội dung cụ thể hóa các nội dung đó thành 30 đề tài, cũng như yêu cầu sản phẩm của chương trình báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt.
Ngày 30-8-2016, Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt khung chương trình bao gồm mục tiêu, nội dung và dự kiến sản phẩm của chương trình khoa học xã hội trọng điểm cấp quốc gia “Nghiên cứu lý luận chính trị giai đoạn 2016-2020”.
Mục tiêu của Chương trình nhằm vào 3 hướng:
1. Góp phần cụ thể hóa và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2016-2020.
2. Góp phần tổng kết thực tiễn, làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận nhằm cung cấp cơ sở cho việc hoạch định chính sách của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn mới.
3. Bổ sung cơ sở lý luận - thực tiễn nhằm góp phần phục vụ kịp thời cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XII và xây dựng các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng (Báo cáo Chính trị và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030).
Trong đó, nội dung nghiên cứu tập trung vào 6 nhóm vấn đề:
1. Tiếp tục nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề lý luận về chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, nhất là vấn đề giải quyết các mối quan hệ lớn trong quá trình đổi mới, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế, làm cơ sở khoa học, thực tiễn cho việc hoạch định đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
2. Tiếp tục nghiên cứu, làm rõ hơn lý luận về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhất là về một số nội dung của định hướng xã hội chủ nghĩa trong kinh tế thị trường với bối cảnh hội nhập quốc tế; về phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất; về vai trò của các thành phần kinh tế; tư duy đột phá về công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; về phát triển bền vững.
3. Nghiên cứu những biến động lớn về chính trị, kinh tế, an ninh của thế giới và khu vực; cục diện, quan hệ giữa các nước lớn, các nước láng giềng, tương quan lực lượng trên thế giới… tác động đến nước ta.
4. Nghiên cứu, tổng kết thực tiễn những vấn đề về văn hóa, xã hội, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ và môi trường, tập trung vào những vấn đề bức xúc đang đặt ra như: mô hình, phương thức phát triển xã hội. Quản lý phát triển xã hội trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Nghiên cứu làm sáng tỏ về hệ giá trị văn hóa, con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
5. Nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề trọng yếu về bảo vệ Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
6. Nghiên cứu những vấn đề về Đảng cầm quyền, Nhà nước pháp quyền, đổi mới chính trị và hệ thống chính trị, trong đó tập trung nghiên cứu về mục đích, nội dung, phương thức, điều kiện cầm quyền; tổ chức bộ máy và cơ chế vận hành của hệ thống chính trị, vấn đề dân chủ trong Đảng và trong xã hội, phòng chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, chống tham ô, lãng phí, xây dựng văn hóa, đạo đức trong Đảng; kiểm soát quyền lực của nhà nước pháp quyền.
Trên cơ sở làm rõ mục tiêu, nội dung nghiên cứu của chương trình; các đại biểu đã tập trung thảo luận các chỉ tiêu đánh giá chương trình: chỉ tiêu ứng dụng vào thực tiễn; chỉ tiêu về trình độ khoa học; chỉ tiêu về đào tạo. Về cách thức tổ chức quản lý nội dung, tổ chức tài chính, thanh quyết toán kinh phí…
Đây là hội thảo đầu tiên trong toàn bộ chương trình với sự tham gia đầy đủ của các cơ quan chủ trì, chủ nhiệm, thư ký của 30 đề tài, nhằm định hướng cho công tác nghiên cứu của các đề tài./.
Tham dự Hội thảo còn có GS, TS. Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương, đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ, các cơ quan chủ trì, chủ nhiệm, thư ký của 30 đề tài trực thuộc.
Trình bày Báo cáo đề dẫn tại hội thảo GS, TS. Tạ Ngọc Tấn, Phó Chủ tịch Chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương, Chủ nhiệm Chương trình KX.04/16-20 nêu rõ: Sau hơn một năm chuẩn bị và hoàn thành các thủ tục đến nay cơ bản các đề tài của Chương trình KX.04/16-20 đã được ký hợp đồng và đi vào triển khai nghiên cứu. Đây là một sự nỗ lực của Hội đồng Lý luận Trung ương, của các cơ quan chủ trì, chủ nhiệm các đề tài với sự giúp đỡ tích cực, hiệu quả của các cơ quan liên quan, nhất là của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Để triển khai thực hiện chương trình có hiệu quả, chất lượng và đúng tiến độ. Ban Chủ nhiệm chương trình nhấn mạnh một số nội dung chủ yếu của chương trình cần quán triệt:
Nắm vững tính chất, đặc điểm, mục tiêu và nội dung nghiên cứu của chương trình
Ngày 24-12-2015, Ban Bí thư (Khóa XI) đã đồng ý chủ trương trong nhiệm kỳ tới, tiếp tục triển khai chương trình nghiên cứu lý luận 2016-2020. Hội đồng Lý luận Trung ương đăng ký với Bộ Khoa học và Công nghệ, xây dựng định hướng nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2016-2020 theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, hiệu quả để trình Bộ Chính trị khóa XII xem xét, cho ý kiến chỉ đạo.
Theo đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư, Hội đồng Lý luận Trung ương đã chủ động tổ chức nhiều cuộc hội thảo với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, các trường Đại học lớn, một số Viện Nghiên cứu của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao và xin ý kiến các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các chuyên gia về lý luận để hình thành ý tưởng và nội dung cơ bản cần nghiên cứu lý luận cho giai đoạn 2016-2020, trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XII.
Ngày 12-8-2016, Ban Bí thư đã có kết luận về việc phê duyệt chương trình nghiên cứu lý luận chính trị giai đoạn 2016-2020. Căn cứ Kết luận của Ban Bí thư, Hội đồng Lý luận Trung ương đã cụ thể hóa mục tiêu nghiên cứu, định hướng nội dung cụ thể hóa các nội dung đó thành 30 đề tài, cũng như yêu cầu sản phẩm của chương trình báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt.
Ngày 30-8-2016, Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt khung chương trình bao gồm mục tiêu, nội dung và dự kiến sản phẩm của chương trình khoa học xã hội trọng điểm cấp quốc gia “Nghiên cứu lý luận chính trị giai đoạn 2016-2020”.
Mục tiêu của Chương trình nhằm vào 3 hướng:
1. Góp phần cụ thể hóa và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2016-2020.
2. Góp phần tổng kết thực tiễn, làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận nhằm cung cấp cơ sở cho việc hoạch định chính sách của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn mới.
3. Bổ sung cơ sở lý luận - thực tiễn nhằm góp phần phục vụ kịp thời cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XII và xây dựng các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng (Báo cáo Chính trị và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030).
Trong đó, nội dung nghiên cứu tập trung vào 6 nhóm vấn đề:
1. Tiếp tục nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề lý luận về chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, nhất là vấn đề giải quyết các mối quan hệ lớn trong quá trình đổi mới, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế, làm cơ sở khoa học, thực tiễn cho việc hoạch định đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
2. Tiếp tục nghiên cứu, làm rõ hơn lý luận về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhất là về một số nội dung của định hướng xã hội chủ nghĩa trong kinh tế thị trường với bối cảnh hội nhập quốc tế; về phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất; về vai trò của các thành phần kinh tế; tư duy đột phá về công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; về phát triển bền vững.
3. Nghiên cứu những biến động lớn về chính trị, kinh tế, an ninh của thế giới và khu vực; cục diện, quan hệ giữa các nước lớn, các nước láng giềng, tương quan lực lượng trên thế giới… tác động đến nước ta.
4. Nghiên cứu, tổng kết thực tiễn những vấn đề về văn hóa, xã hội, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ và môi trường, tập trung vào những vấn đề bức xúc đang đặt ra như: mô hình, phương thức phát triển xã hội. Quản lý phát triển xã hội trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Nghiên cứu làm sáng tỏ về hệ giá trị văn hóa, con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
5. Nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề trọng yếu về bảo vệ Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
6. Nghiên cứu những vấn đề về Đảng cầm quyền, Nhà nước pháp quyền, đổi mới chính trị và hệ thống chính trị, trong đó tập trung nghiên cứu về mục đích, nội dung, phương thức, điều kiện cầm quyền; tổ chức bộ máy và cơ chế vận hành của hệ thống chính trị, vấn đề dân chủ trong Đảng và trong xã hội, phòng chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, chống tham ô, lãng phí, xây dựng văn hóa, đạo đức trong Đảng; kiểm soát quyền lực của nhà nước pháp quyền.
Trên cơ sở làm rõ mục tiêu, nội dung nghiên cứu của chương trình; các đại biểu đã tập trung thảo luận các chỉ tiêu đánh giá chương trình: chỉ tiêu ứng dụng vào thực tiễn; chỉ tiêu về trình độ khoa học; chỉ tiêu về đào tạo. Về cách thức tổ chức quản lý nội dung, tổ chức tài chính, thanh quyết toán kinh phí…
Đây là hội thảo đầu tiên trong toàn bộ chương trình với sự tham gia đầy đủ của các cơ quan chủ trì, chủ nhiệm, thư ký của 30 đề tài, nhằm định hướng cho công tác nghiên cứu của các đề tài./.
Chăm lo Tết cho đối tượng chính sách, hộ nghèo và người lao động  (15/01/2017)
Senegal kêu gọi các doanh nghiệp Việt Nam sang đầu tư, liên doanh  (15/01/2017)
EU cảnh báo rủi ro đối với sự ổn định tài chính của nước Anh  (15/01/2017)
Phát triển sâu rộng quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Nhật Bản  (15/01/2017)
Thủ tướng Nhật Bản thăm Việt Nam: Đẩy mạnh hợp tác an ninh, thương mại  (14/01/2017)
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
- Bảo vệ, phát huy giá trị tài nguyên di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên