Phạm Văn Đồng và Ngoại giao Việt Nam
Đồng chí Phạm Văn Đồng là một trong những học trò xuất sắc và gần gũi nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là Thủ tướng lâu năm nhất kể từ khi thành lập nước năm 1945 đến nay, đồng thời là người xây dựng và thực hiện thành công đường lối ngoại giao Hồ Chí Minh.
Trong suốt cuộc đời hoạt động chính trị - ngoại giao của mình, đồng chí luôn đề cao vai trò của Việt Nam, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ quốc tế rộng rãi đối với công cuộc phục hồi đất nước sau chiến tranh, đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đóng góp quan trọng vào cuộc đấu tranh cho hòa bình, giải phóng dân tộc, cho tình đoàn kết và hữu nghị giữa nhân dân các nước. Đồng chí là hiện thân của sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nhà chính trị, nhà ngoại giao, nhà văn hóa tạo nên một phong thái đặc sắc có sức thuyết phục và cảm hóa, được bạn bè tin cậy, đối phương kính nể. Đồng chí là bạn hữu thân thiết của nhiều chính khách và nguyên thủ quốc gia nổi tiếng trên thế giới như: Chu Ân Lai, Phiđen Ca-xtơ-rô, In-đi-ra Gan-đi, Ôlốp Pan-mơ,... Đồng chí đã ghi những dấu ấn ngoại giao Việt Nam tại các diễn đàn hội nghị quốc tế: Hội nghị Phông-ten-nơ-blô, Hội nghị Giơnevơ; các hội nghị cấp cao của Phong trào Không liên kết mở đầu bằng Hội nghị Á – Phi ở Băngđung; trong quan hệ Việt – Lào – Campuchia, Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Liên Xô, quan hệ với các nước ASEAN, với Cu-ba và các nước Mỹ La-tinh,...
Cuốn sách bao gồm nhiều tư liệu quý về những kỷ niệm và hồi ức của các thế hệ cán bộ ngoại giao, các nhà nghiên cứu, các nhà ngoại giao nước ngoài đối với đồng chí; một số bài viết và phát biểu quan trọng của đồng chí trong đấu tranh ngoại giao, về tình hình quốc tế và đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Qua cuốn sách, chúng ta có dịp tìm hiểu sâu hơn cuộc đời hoạt động của đồng chí Phạm Văn Đồng, một nhà ngoại giao lỗi lạc, tài ba theo tư tưởng và phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh, người đã nỗ lực hết mình cho việc thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và nhà nước ta: Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập, hợp tác và phát triển.
Trường Chinh - Tuyển tập , Tập I (1937-1954)  (05/04/2007)
Quan điểm văn hóa, văn nghệ của đồng chí Trường Chinh  (05/04/2007)
Về chính sách đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay  (05/04/2007)
Những nghiên cứu tâm lý học  (05/04/2007)
Cuộc đấu tranh chống diễn biến hòa bình trên lĩnh vực văn hóa hiện nay  (05/04/2007)
Xuất nhập khẩu hàng hóa  (05/04/2007)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
- Bảo vệ, phát huy giá trị tài nguyên di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên