Tam nông - tứ khó
Hôm đó, mỗi thôn của xã H ở tỉnh Z được mời mươi đại biểu để lãnh đạo Hội đồng nhân dân tỉnh gặp gỡ, tiếp xúc. Vị đại biểu tỉnh đề nghị bà con phát biểu dân chủ, thẳng thắn, chú trọng nêu những cái chưa được, cái tồn tại về các chủ trương, chính sách của trên đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân (gọi là tam nông). ...Đếm đã được trên chục ý kiến và xem ra vẫn đang độ cao trào, ông chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã bèn hóm hỉnh nhận xét: Đúng là chẳng mấy khi nắng hạn gặp mưa rào, hôm nay bà con đã "dốc bầu tâm sự", nhưng vì thời gian có hạn nên xin phép được tóm lại vài ý. Về thành tựu thì chúng ta đều biết rõ, bộ mặt nông thôn nay đã được đổi mới hơn xưa nhiều; tuy vậy tam nông đang còn những nỗi niềm day dứt không thể tự mình giải quyết được, đề nghị trên quan tâm.
Một là, tam nông khó giàu. Ngoài một số nơi có nghề phụ, có lợi thế địa lý, còn lại cơ bản nông thôn khó làm giàu. Xã ta vừa có đồi, có ruộng, nhưng từ lâu huyện xếp là xã nghèo. Làm ra một hạt thóc đổ chín hạt mồ hôi; thu được quả dứa, quả lê thì bị tư thương ép giá đến tận đáy rổ; tháng trước hàng chục tấn dứa bị chất đống, bỏ thối trông đến cơ cực, xót xa. Hiềm một nỗi những thứ ấy ăn không được, để dành không được, cho cũng không xong. Người dân khóc dở, mếu dở, chẳng biết kêu ai, vì "khoán" bây giờ đã trở thành "khoán mặc kệ" rồi. Xã ta cũng tam phen, tứ phen mở hội nghị bàn cách làm giàu cho dân mà "cái khó nó bó cái khôn", vốn thì không có, kỹ thuật thì kém, gắng làm ra nông sản thì bị "ế" bị "ép", đầu tắt mặt tối cả năm thu nhập bình quân đầu người được trên một triệu đồng. Cứ như thế này vùng thuần nông không biết bao giờ mới ngóc đến chữ giàu. Mà nông dân chưa giàu thì nước chưa mạnh, vì có tới trên 50 triệu người là nông dân cơ đấy...
Hai là, tam nông khó quy hoạch. Cả hai thứ quy hoạch cán bộ và quy hoạch tổng thể đều rất nan giải. Ví như việc quy hoạch cán bộ, tôi làm cán bộ xã đã gần ba chục năm rồi, xin nghỉ mãi không được vì không có nguồn. Nhìn đi, nhìn lại có mấy mống cán bộ cứ luân chuyển tại chỗ, hết làm việc bên đảng thì lại sang chính quyền, rồi lại vòng qua đoàn thể. Các cháu thanh niên lớn lên đi học, thoát ly, số ở lại chẳng thiết tha tu chí, thậm chí "mời" mãi cũng không thích làm cán bộ, họ nói rằng xã ta nghèo quá nên chẳng có "màu mè" gì, làm cán bộ "quyền rơm, vạ đá"... Còn chuyện quy hoạch tổng thể nông thôn thì quả là vấn đề quá sức của cán bộ xã. Đây là việc vừa bức thiết, vừa lâu dài, vì ở nông thôn bây giờ ao, thùng, hồ, đấu bị lấp dần, môi trường thôn, xóm bị ô nhiễm, nhà cửa xây cất tự do. Cứ đà này hai, ba chục năm nữa ta lại bỏ ra hàng ngàn tỉ đồng để giải phóng mặt bằng, lại "ngốn" tiền của nhà nước mà đó chính là tiền của dân cả thôi. Điều này, tôi đi họp huyện cũng đã kêu rồi, nhưng mà bị nó rơi tõm như gạch ném xuống ao bèo tấm ấy...
Ba là, tam nông khó đổi mới. Thật may mắn luồng gió đổi mới cách đây hơn hai chục năm được khởi nguồn và hiện diện ở nông nghiệp, nông thôn; "khoán 100" "khoán 10" đã tạo ra bộ mặt mới cho nông dân. Tuy nhiên, nền văn hóa lâu đời ngoài sự ưu việt thì mặt trái của nó là tính bảo thủ cố hữu, thâm căn cố đế trở thành "hủ tục". Rồi các tệ nạn cờ bạc, rượu, chè, ma chay, cưới xin, cái gọi là "trả nợ miệng" diễn ra triền miên, vô hạn... Một thực tế là những gia đình nông dân nhiều con không đủ tiền cho con đi học. Xã ta số hộ có hơn 4 người con đi học khoảng trên 100 hộ, họ chỉ cho đi học hết cấp 2, một số hết cấp 3, vươn tới đại học thì một năm bói được một, hai nhà... và cứ tốc độ này thì không biết đến bao giờ dân trí của nông thôn mới được bằng anh, bằng em. Hơn thế, thu nhập của nông thôn ở ta kém thành phố cả chục lần, còn thu nhập của nước ta lại kém các nước khác cả chục lần nữa... khoảng cách ấy thật ghê gớm quá, biết đổi mới ra sao bây giờ để nông thôn bật lên? đất chật, người đông, giá trị nông sản thì thấp??
Xem ra "tóm lại" như vậy thấy cũng tạm đủ và trời đã về khuya, ông chủ tịch Mặt trận xã liếc nhìn đồng hồ rồi mời cấp trên phát biểu. Đồng chí đại diện tỉnh ôn tồn: Thưa bà con, tôi được sinh ra, lớn lên, trưởng thành cũng từ nông thôn, tôi hiểu những điều trăn trở mà bà con nói ra hôm nay... Vừa rồi, đồng chí chủ tịch Mặt trận đã khái lược ra ba cái khó của tam nông, tôi xin nêu thêm cái khó thứ bốn là, tam nông khó giải quyết chế độ, chính sách. Với nông dân, việc giải quyết chế độ, chính sách có cả hai vế, khó giải quyết và giải quyết khó. Khó giải quyết là vì có những chính sách của trên vận động mãi mà dân chưa thông, như chuyện đô thị hóa, chuyện quy hoạch vùng trồng cây xuất khẩu... còn giải quyết khó là vì số nông dân quá đông, có khi giải quyết một chính sách thôi cũng làm nghiêng ngả ngân sách nhà nước, như chuyện miễn thu thuế nông nghiệp chẳng hạn. Tuy vậy, nhìn lại chiều dài lịch sử từ khi thành lập nước đến nay, nhất là thời kỳ đổi mới, Đảng, Nhà nước đã có nhiều quyết sách về tam nông như các chính sách về đất đai, thuế nông nghiệp, xây dựng đường sá, thủy lợi, xây dựng nông thôn mới... Nhiều nơi nhờ các chính sách đó mà bật lên, giải quyết nhiều khó khăn, làm giàu chính đáng, chúng ta nên giao lưu, học tập. Tuy nhiên tam nông vẫn còn nhiều khó khăn cần có những quyết sách mạnh mẽ hơn nữa để đổi mới thực sự. Hôm nay với trách nhiệm, quyết tâm của mình tôi không hứa suông mà dám nói rằng, giờ này sang năm tôi sẽ trở lại gặp bà con, nếu không tháo gỡ được một phần của “tứ khó” thì tôi xin không ứng cử vào Hội đồng nhân dân tỉnh khóa tới nữa.
...Ra về, bà con dân xã H kỳ vọng sang năm nhanh gặp lại vị lãnh đạo tỉnh miệng nói tay làm, cùng những quyết sách đổi mới thực sự cho tam nông bớt dần đi tứ khó!
Đúng là: Lắng nghe tiếng nói của dân
Tam nông - tứ khó dần dần rõ hơn !
Năm 2007: Kinh tế thế giới tiếp tục đà tăng trưởng  (05/02/2007)
Vấn đề hạt nhân I-ran - đàm phán là cần thiết  (05/02/2007)
Nam Sách vững bước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa  (05/02/2007)
Công tác xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Đà Nẵng nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế  (05/02/2007)
Trên vùng núi đá Yên Minh  (05/02/2007)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
- Tăng cường công tác dân vận nhằm thực hiện hiệu quả chính sách xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển