Do đâu đa số cư dân thế giới ủng hộ ứng cử viên Ba-rắc Ô-ba-ma
Nước Mỹ và, có thể nói là cả thế giới nữa, đang trải qua những giây phút cuối cùng của cuộc bầu cử Tổng thống thứ 44 - cuộc vận động chưa từng có trong lịch sử Hoa Kỳ: vận động tranh cử dài nhất, tốn kém nhất, kịch tính nhất và có ý nghĩa lịch sử lớn nhất ở quốc gia này.
Lúc này, kết quả kiểm phiếu chưa được công bố và còn phải chờ tới cuộc bỏ phiếu của đại cử tri vào ngày 15-12-2008 mới biết chính xác ai sẽ là chủ nhân của Nhà Trắng, tuy nhiên, kết quả một cuộc thăm dò ý kiến hết sức thú vị của Viện nghiên cứu dư luận xã hội Ga-lớp (Gallup) về khả năng ứng cử viên nào sẽ trở thành Tổng thống Mỹ gây được sự chú ý đặc biệt. Đó là cuộc thăm dò ý kiến không phải của các cử tri Mỹ mà là của công dân ở 70 quốc gia trên thế giới.
Kết quả thăm dò cho thấy, nếu có tới 51% cử tri Mỹ ủng hộ ứng cử viên Ba-rắc Ô-ba-ma và 43% cử tri ủng hộ ông Giôn Mác-kên (tỷ lệ 51/43), thì ưu thế của ông Ba-rắc Ô-ba-ma trên thế giới vượt xa ông Giôn Mác-kên với tỷ lệ áp đảo 4/1! Theo nhiều nhà phân tích, yếu tố nhân cách đóng vai trò không đáng kể trong việc ông Ô-ba-ma giành được sự ủng hộ của cư dân 70 quốc gia được hỏi ý kiến, mà điều có ý nghĩa quyết định là ở khẩu hiệu tranh cử "Change" (có nghĩa là “Thay đổi”) của ông. Với khẩu hiệu này, ông Ba-rắc Ô-ba-ma đã trở thành biểu tượng của nhu cầu bức thiết nhất hiện nay ở nước Mỹ và cũng là của toàn thế giới: đó là “Thay đổi”. Thế giới trông chờ sự thay đổi từ nước Mỹ!
Ngoài ra, tỷ lệ 4:1 ủng hộ ứng cử viên Ba-rắc Ô-ba-ma còn nói lên nhiều điều khác nữa: thế giới hôm nay vừa tôn trọng nước Mỹ, vừa yêu lại vừa khó chịu với nước Mỹ. Và, nước Mỹ dường như xứng đáng với cả ba gam bậc tình cảm đan xen đó của thế giới.
Nhiều người có nhận xét rất đúng rằng, phần còn lại của thế giới với nước Mỹ như hai anh em sinh đôi nhưng liền thân với nhau. Thế giới cảm thấy điều đó vừa bất tiện, vừa khó chịu nhưng vẫn phải cùng tồn tại, bởi hiểu rõ rằng, nếu tách ra khỏi người anh em sinh đôi đó có thể phải trả giá rất đắt. Hai người anh em sinh đôi này vừa yêu thương nhau lại vừa khó chịu, bực bội nhau. Mỗi lần họ muốn tách ra khỏi nhau lại chính là lúc họ cảm thấy cần phải giữ lấy sự gắn bó đó. Quan hệ giữa nước Mỹ và thế giới còn lại cũng tương tự. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người cho rằng, một khi nước Mỹ “sổ mũi hắt hơi” thì cả thế giới không thể không bị “ho”!
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang hoàng hành trên thế giới lúc này xuất phát từ cuộc khủng hoảng trên thị trường nhà đất ở Mỹ. Còn cuộc khủng hoảng do ấm lên toàn cầu xuất phát từ hiệu ứng nhà kính thì do đâu? Nước Mỹ có số dân chiếm 3% dân số thế giới nhưng tiêu thụ tới 21% năng lượng, và dó đó, tương lai của nhân loại phụ thuộc đáng kể vào chuyện người Mỹ sẽ giảm bớt khí thải ra sao bằng các phát minh mới về công nghệ. Người Mỹ sẽ phải sáng chế ra kiểu xe hơi tiêu tốn ít nhiên liệu và tạo ra loại nhiên liệu mới ít tạo ra khí thải ô nhiễm môi trường.
Công bằng mà nói, nước Mỹ đã từng là xứ sở phát minh ra xe ô tô, thuốc kháng sinh, năng lượng và bom nguyên tử; cùng với người Nga khai phá con đường tiến vào vũ trụ, phát minh ra máy tính và mạng internet, đưa loài người bước vào thời đại thông tin. Đa số các nhà khoa học nhận Giải thưởng Nô-ben trong lĩnh vực khoa học là người Mỹ hoặc người nước ngoài làm việc ở Mỹ, trong đó có Anh-xtanh - một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất của mọi thời đại.
Thế giới bực bội nước Mỹ nhưng lại mong nhiều điều lành cho nước Mỹ. Có thể nói, nước Mỹ là một trong những “phòng thí nghiệm tạo ra tương lai”, và do đó, thế giới phụ thuộc nhiều vào chuyện nước Mỹ sẽ đi tới đâu. Điều này giống như hòn đá Xi-da có phép màu không chỉ sẽ đặt lên vai Ba-rắc Ô-ba-ma nếu trúng cử Tổng thống Mỹ, mà là cả nước Mỹ. Hòn đá đó có thể khiến nước Mỹ gẫy lưng nhưng cũng có thể làm cho nó vươn dậy mạnh mẽ.
Vì thế, dù ứng cử viên nào sẽ trở thành chủ nhân Nhà Trắng sau cuộc bầu cử ngày 4-11-2008, kết quả cuộc bầu cử này cũng là bước ngoặt lớn. Điều quan trọng còn lại là, nước Mỹ sẽ như thế nào dưới sự chỉ huy của vị chủ nhân mới của Nhà Trắng. Vào thời điểm nước Mỹ đứng ở ngã ba đường, việc cư dân 70 quốc gia thiên về bầu chọn Ba-rắc Ô-ba-ma chứng tỏ hành tinh đang muốn một sự thay đổi. Tuy nhiên, liệu nước Mỹ có "Change" theo khẩu hiệu của ông Ba-rắc Ô-ba-ma một khi ông trúng cử lại là câu hỏi chưa có đáp án.
Thật tình cờ, ngày 4-11-2008 diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống ở Mỹ trùng với ngày 4-11-1938, cách đây tròn 70 năm, phát thanh viên nổi tiếng ở Mỹ Ooc-xôn Ô-oen đọc trích đoạn cuốn tiểu thuyết nổi tiếng mang tựa đề “Chiến tranh giữa các nền văn minh” của nhà văn Héc-bét Ô-oen trên đài phát thanh. Chuyện kể về việc các cư dân từ Sao Hoả đột nhập xuống Trái Đất. Vì thế, dư luận ở Mỹ liên tưởng rằng, nếu sau ngày 4-11-2008, chủ nhân Nhà Trắng là Tổng thống người da đen thì điều đó cũng kỳ diệu như chuyện nền văn minh từ Sao Hỏa đổ bộ xuống hành tinh của chúng ta vậy./.
150 triệu cử tri Mỹ bắt đầu bỏ phiếu bầu tổng thống  (05/11/2008)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội đàm với Thủ tướng S.Hun Sen  (04/11/2008)
Mỹ: Cỗ máy tranh cử vẫn sôi sục  (04/11/2008)
Thông cáo số 15 Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XII  (04/11/2008)
Nâng cao vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam  (04/11/2008)
Thủ tướng Vương quốc Cam-pu-chia Hun Sen thăm chính thức Việt Nam  (04/11/2008)
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay