Về thực hiện Quy chế giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội hiện nay
TCCSĐT - Bộ Chính trị khóa XI đã ra Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12-12-2013 về việc ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội. Vấn đề đặt ra là nâng cao chất lượng các hoạt động này trên thực tiễn.
Mục đích của quy chế giám sát và phản biện xã hội là nhằm góp phần xây dựng và thực hiện đúng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, các chương trình kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại; kịp thời phát hiện những sai sót, khuyết điểm, yếu kém và kiến nghị sửa đổi, bổ sung các chính sách cho phù hợp; phát hiện, phổ biến những yếu tố mới, nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh.
Tình hình thực hiện vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội
Trong những năm qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân đã tích cực thực hiện vai trò giám sát, phản biện xã hội, góp ý đối với một số hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Các hoạt động đó đã góp phần nhất định vào việc xây dựng và thực hiện chủ trương, đường lối, Hiến pháp, pháp luật, chính sách phát triển kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước.
Số liệu điều tra hoạt động giám sát của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội tại 10 tỉnh, thành phố thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường trong năm 2009 - 2010 cho thấy, số lượng các cuộc giám sát của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội huyện, quận, phường đối với hoạt động của Ủy ban nhân dân cùng cấp tăng so với năm trước thí điểm. Cụ thể, tại huyện tăng 30,7%; tại quận tăng 7,8%; tại phường thuộc quận tăng 23,4%; tại phường thuộc thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh tăng 1,4%. Số kiến nghị sau giám sát và kết quả giải quyết các kiến nghị sau giám sát của Ủy ban nhân dân huyện, quận, phường cũng đã tăng lên rõ rệt. (Xem bảng).
Thống kê các cuộc giám sát của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp đối với hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện, quận, phường thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân
| Năm trước thí điểm | Năm thí điểm | Tỷ lệ % tăng, giảm |
- Tại huyện: |
|
|
|
+ Số cuộc giám sát | 166 | 217 | +30,7% |
+ Số lượng các kiến nghị sau giám sát | 361 | 381 | +5,5% |
+ Số kiến nghị được Ủy ban nhân dân giải quyết kịp thời | 307 | 346 |
|
- Tại quận: |
|
|
|
+ Số cuộc giám sát | 217 | 234 | +7,8% |
+ Số lượng các kiến nghị sau giám sát | 276 | 314 | +13,7% |
+ Số kiến nghị được Ủy ban nhân dân giải quyết kịp thời | 195 | 230 |
|
- Tại phường thuộc quận: |
|
|
|
+ Số cuộc giám sát: | 1.016 | 1.254 | +23,4% |
+ Số lượng các kiến nghị sau giám sát: | 1.284 | 1.345 | +4,7% |
+ Số kiến nghị được Ủy ban nhân dân giải quyết kịp thời: | 1.202 | 1.302 |
|
- Tại phường thuộc thị xã, thành phố thuộc tỉnh: |
|
|
|
+ Số cuộc giám sát | 283 | 287 | +1,4% |
+ Số lượng các kiến nghị sau giám sát | 271 | 276 | +1,8% |
+ Số kiến nghị được Ủy ban nhân dân giải quyết kịp thời | 258 | 267 |
|
* Nguồn: Báo cáo tổng kết bước 1 thực hiện Nghị quyết số 26/2008/QH12 của Quốc hội về thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường số 149/BC-CP của Chính phủ ngày 18-10-2010
Tuy vậy, cho đến nay, Mặt trận Tổ quốc vẫn chưa có khả năng thực hiện một số nhiệm vụ mà Pháp lệnh thực hiện dân chủ xã, thị trấn, phường năm 2007 quy định, như tổ chức Ban thanh tra nhân dân, bầu cử Hội đồng nhân dân và trưởng thôn, tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm đối với các cán bộ được bầu, và truyền tải ý kiến của người dân lên các cấp cao hơn. Các đoàn thể chính trị - xã hội dường như vẫn coi vai trò chủ yếu của mình là “huy động nhân dân”. Công tác giám sát, phản biện xã hội của các tổ chức này, trong nhiều trường hợp, còn mang tính hình thức và kém hiệu quả. Việc tham gia hoạt động giám sát của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp đối với Ủy ban nhân dân thường đạt hiệu quả chưa cao. Nguyên nhân cơ bản là công tác giám sát của các tổ chức này chủ yếu mang tính khuyến nghị; và chưa có quy định cụ thể về nội dung, thẩm quyền, trình tự, chế tài khi thực hiện.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả giám sát, phản biện
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả giám sát, phản biện trong quá trình thực hiện Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội theo Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12-12-2013 của Bộ Chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội nên tập trung vào những chủ đề sau:
Một là, thực hiện việc giám sát, phản biện xã hội đối với chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước
Chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước bao gồm tất cả các lĩnh vực, từ tư tưởng, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, đến an ninh, quốc phòng, đối ngoại,... Tuy vậy, không phải mọi chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước đều cần đư¬ợc giám sát, phản biện xã hội. Việc giám sát, phản biện xã hội trên lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội là có ý nghĩa cơ bản, và có thể tác động đến các lĩnh vực khác. Vì thế, cần tập trung giám sát, phản biện xã hội vào các lĩnh vực này.
Hiện nay, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đang còn nhiều tình trạng tham nhũng, lãng phí và hoạt động lợi ích nhóm. Cho nên, cùng với việc thực hiện nghiêm minh pháp luật của Nhà n¬ước và triển khai có hiệu quả hoạt động của “Ban chỉ đạo chống tham nhũng” các cấp, thì việc thực hiện giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội giữ vai trò rất quan trọng. Thông qua đó, góp phần ngăn chặn những hành vi bao che cho tham nhũng, ngăn cản các hoạt động chống tham nhũng, và cơ bản là nhằm bảo đảm không có “vùng cấm” của pháp luật, và pháp luật không chừa một ai.
Hai là, “tiếp tục xây dựng, từng bước hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền”(1) theo yêu cầu của Đại hội XI của Đảng nhằm tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Cho đến nay, chúng ta đã từng bước xây dựng được khung pháp lý để Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, nhưng chưa xây dựng được cơ chế giám sát xã hội để bảo đảm cho các cơ quan công quyền cùng thực hiện nghiêm minh pháp luật. Năng lực và cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền còn yếu kém, và còn tồn tại không ít khoảng trống. Thực tế cho thấy, nếu thiếu cơ chế giám sát, phản biện xã hội của nhân dân thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, thì rất khó pháp chế hoá được hoạt động của các cơ quan công quyền.
Ba là, phát triển và “phát huy sự đa dạng về tổ chức và đổi mới phương thức hoạt động của các tổ chức đoàn thể, các tổ chức phi chính phủ… khắc phục tình trạng hành chính hoá các tổ chức quần chúng; phát triển nhiều hình thức tự quản của dân hoạt động theo pháp luật”(2). Thông qua đó “hoàn thiện cơ chế để nhân dân đóng góp ý kiến, phản biện xã hội và giám sát công việc của Đảng và Nhà nước”(3).
Trong công cuộc đổi mới, quá trình dân chủ hoá đã được thúc đẩy một bước rất quan trọng. Không ít tổ chức dân lập, tự quản được hình thành, phát triển. Nhưng một vấn đề nổi cộm hiện nay là nơi nào phát triển nhiều các tổ chức xã hội theo kiểu dân lập, tự quản thì ở đó thường có hiện tượng tự phát vô chính phủ và có sự thu hẹp vai trò của các đoàn thể chính trị - xã hội. Vì thế, cần phát huy sự đa dạng về tổ chức và đổi mới phương thức hoạt động của các đoàn thể chính trị - xã hội để có thể kết nối hài hòa với các tổ chức dân lập, tự quản và khắc phục tình trạng hành chính hoá các đoàn thể chính trị - xã hội. Thông qua đó, thúc đẩy việc hoàn thiện cơ chế để nhân dân đóng góp ý kiến, phản biện xã hội và giám sát công việc của Đảng và Nhà nước.
Bốn là, định hướng và điều tiết các luồng tư tưởng, ý kiến khác nhau trong xã hội vào hệ thống giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội trong điều kiện Đảng Cộng sản cầm quyền.
Mặt trận Tổ quốc là trung tâm đại đoàn kết toàn dân, tập hợp ý kiến, kiến nghị của người dân để đạt được sự đồng thuận xã hội. Cho nên cách thức định hướng, điều tiết các luồng tư tưởng, ý kiến khác nhau trong xã hội một cách tối ưu là thông qua cơ chế giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội. Hiện nay, việc thực hiện dân chủ qua “kênh dân vận”, nhất là của các đoàn thể chính trị - xã hội, ngày càng đóng vai trò quan trọng. Các đoàn thể chính trị - xã hội đại diện cho các thành phần xã hội trước các cơ quan nhà nước, và đồng thời các tổ chức đoàn thể là một “kênh” để các chủ trương, đường lối, pháp luật, chính sách của Đảng, Nhà nước có thể thẩm thấu vào người dân với tư cách là thành viên của các tổ chức đoàn thể. Các đoàn thể chính trị - xã hội cũng có một số vai trò quan trọng trong công tác quản lý nhà nước và có vai trò xã hội quan trọng. Một số đoàn thể, ví dụ hội phụ nữ, đã trở thành nhà cung cấp dịch vụ phúc lợi, giúp các hội viên tiếp cận được nguồn tín dụng hoặc vật tư nông nghiệp.
Các đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ sở phổ biến thông tin của Đảng và Nhà nước tới người dân để thảo luận tại các cuộc họp địa phương, và phối hợp với Ủy ban nhân dân để tổ chức lấy ý kiến nhân dân về các chính sách qua các cuộc họp hoặc các phiếu thu thập ý kiến. Các đoàn thể ở cơ sở hỗ trợ trưởng thôn và các cán bộ dân cử khác tổ chức các cuộc họp; tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm hàng năm đối với những cán bộ được bầu cử vào các vị trí chủ chốt. Các đoàn thể ở cơ sở cũng đóng vai trò lớn trong việc thực hành dân chủ đại diện bằng việc giám sát quy trình lập danh sách ứng cử viên, bầu cử vào các cơ quan dân cử. Vấn đề là phải bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho cán bộ của các đoàn thể.
Một số đề xuất
Lĩnh vực giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội không nên dừng lại ở việc góp ý kiến, mà gồm cả công tác phản biện đối với việc xây dựng chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.
Tại những địa phương không tổ chức HĐND huyện, quận, phường, một số chức năng của HĐND nên chuyển sang cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực dân chủ cơ sở và thực hiện pháp luật. Khi không còn HĐND, ngoài chức năng giám sát, có thể nghiên cứu trao thêm chức năng quản lý cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở một số lĩnh vực như: an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, tuyên truyền giáo dục pháp luật, vệ sinh môi trường, an toàn giao thông.
Chức năng giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội cần được đổi mới theo hướng vừa giám sát vừa đề xuất những giải pháp xử lý, trên cơ sở văn bản ký kết liên tịch giữa Chính phủ với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam./.
-------------------------------------------
(1), (3) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.247, tr.145.
(2) Đảng Cộng sản Việt Nam (2006): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.255.
Quan điểm và giải pháp chiến lược phòng, chống tội phạm thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước  (24/09/2014)
Trung tâm Hành chính công - mô hình thí điểm trong cải cách thủ tục hành chính của tỉnh Quảng Ninh  (24/09/2014)
Trung tâm Hành chính công - mô hình thí điểm trong cải cách thủ tục hành chính của tỉnh Quảng Ninh  (24/09/2014)
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tiếp Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Hàn Quốc  (23/09/2014)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Hàn Quốc vào đầu tháng 10-2014  (23/09/2014)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm và làm việc tại Kon Tum  (23/09/2014)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay