Cấm vận Nga - kinh tế toàn cầu ảnh hưởng
22:19, ngày 25-04-2014
TCCSĐT - Cuộc khủng hoảng tại U-crai-na đã kéo dài đến nay đã gần 04 tháng và mức độ leo thang đã lên đến đỉnh điểm. Ngày 26-3 vừa qua, Mỹ và EU đã thống nhất cùng soạn ra những biện pháp cấm vận kinh tế mạnh tay hơn đối với Nga nhằm đáp trả việc Mát-xcơ-va sát nhập Crưm vào nước này. Có nhiều cách đánh giá sự tác động khác nhau, nhưng giới quan sát cho rằng, sự tác động đối với nền kinh tế toàn cầu là không nhỏ.
Dòng vốn xáo trộn, thị trường chia cắt
Hệ thống tài chính - kinh tế toàn cầu được hình thành từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc (năm 1991) thông qua các hiệp định pháp lý, thể chế và tác nhân kinh tế tạo điều kiện cho dòng vốn tài chính quốc tế lưu thông với mục đích đầu tư và thương mại trên phạm vi toàn cầu. Cuộc khủng hoảng tại U-crai-na trong thời gian qua đã làm cho trật tự của nền tài chính quốc tế bị xáo trộn. Nếu phương Tây tiếp tục leo thang trong việc trừng phạt Nga, nhất là về lĩnh vực tài chính - kinh tế thì tình hình ngày càng trở nên phức tạp. Theo đó, sự thiệt hại không chỉ là Nga, EU, U-crai-na mà có tác động không nhỏ đến sự phục hồi của kinh tế toàn cầu.
Nếu phương Tây trừng phạt Nga mạnh hơn về kinh tế sẽ khiến cho dòng vốn đầu tư của khu vực Á - Âu bị sáo trộn nghiêm trọng. Dòng vốn của các nhà đầu tư và hàng hóa của các nhà phân phối EU sẽ thoát khỏi thị trường Nga và ngược lại dòng năng lượng, khí đốt của Nga xuất khẩu sang U-crai-na và các nước phương Tây cũng bị ngưng trệ. Điều này sẽ làm cho nền kinh tế của EU và Nga đều giảm sút cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Mặc dù Nga đã có phương án chuyển một phần thông qua việc hướng Đông, tiến đến thị trường Trung Quốc, châu Á. EU cũng đang hướng sang thị trường Mỹ và các nước mới nổi. Nhưng trước mắt, Nga sẽ phải gánh chịu sự mất mát một khoản tiền khoảng gần 4 tỉ USD từ các hợp đồng mua khí đốt dưới thời Tổng thống Vích-to Y-a-nu-cô-vích và khoản viện trợ khẩn cấp đã được giải ngân trước khi phe đối lập nắm quyền. Đồng thời, EU cũng phải chấp nhận sự trì trệ về kinh tế do phải gánh thêm khoản viện trợ khẩn cấp cho U-crai-na là 15 tỷ USD trong bối cảnh kinh tế khu vực này cũng đang phải “thắt lưng buộc bụng” và nguy cơ giảm phát đang gia tăng.
Cuộc khủng hoảng tại U-crai-na nếu tiếp tục lún sâu và kéo dài hơn nữa thì giá dầu mỏ, khí đốt, lương thực cùng giá các nguyên, nhiên liệu khác sẽ tăng... vì đây là những mặt hàng khá nhạy cảm trước các diễn biến trên thị trường. Trong đó, năng lượng và nguyên liệu là những nhân tố đầu vào của ngành sản xuất kinh doanh không chỉ khu vực Á - Âu mà còn mang tính quốc tế rộng lớn. Thị trường U-crai-na cũng sẽ chịu tổn thất nhiều nhất từ cuộc khủng hoảng. Để được giải ngân 15 và 18 tỷ USD theo điều kiện của châu Âu và IMF, thì U-crai-na sẽ phải chấp nhận đối mặt với tình trạng khan hiếm khí đốt, sản xuất đình trệ, lạm phát tăng; lương hưu, việc làm bị cắt giảm, các dịch vụ cũng sẽ bị hạn chế, mức sống của người dân giảm sút với mức GDP được dự báo là giảm từ 5% - 15% trong năm tài khóa 2014 - 2015, khiến thị trường ảm đạm hơn.
U-crai-na có 13 tỷ USD tiền nợ đáo hạn trong năm 2014 và 16 tỷ USD đáo hạn trong năm 2015. Nếu không được hỗ trợ kịp thời, Ki-ép gần như chắc chắn sẽ vỡ nợ, dẫn tới sự xáo trộn trên các thị trường tài chính toàn cầu. Cùng với đó, sự tăng trưởng tại các nền kinh tế châu Âu đã đồng loạt giảm tốc kể từ khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cắt giảm gói kích thích QE3. Khủng hoảng U-crai-na tạo thêm điểm nhấn theo hướng xấu thêm, khiến các nhà đầu tư buộc phải đánh giá lại rủi ro tại các thị trường, dẫn tới việc thoái vốn, đẩy các thị trường tài chính vào những bất ổn mới như một vòng xoáy.
Mỹ đang “thúc ép” EU giảm phụ thuộc vào việc nhập khẩu năng lượng, khí đốt từ Nga và tìm cách thay chân Nga tại thị trường này. Mỹ hiện đang có lượng khí đốt dôi dư, nhờ vào công nghệ khai thác khí đá phiến và khai thác mỏ mới trong mấy năm vừa qua. Sự dư thừa “tương đối” khiến giá khí đốt ở Mỹ giảm, theo đó là sự sụt giảm lợi nhuận của các hãng khai thác. Vì thế, đây là cơ hội tốt để Mỹ xuất khẩu khí đốt sang châu Âu nhằm đẩy Nga ra khỏi khu vực này. Đồng thời, Chính quyển của Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma cũng sẽ nhân cơ hội này “ép” các nhà lập pháp Mỹ cho phép nước này xuất khẩu khí đốt tự nhiên mà lúc trước đã bị cấm. Quan hệ kinh tế Nga - EU rạn nứt cũng là cơ hội để Mỹ gia tăng thị phần xuất khẩu tại châu Âu. Các tổ hợp quân sự của Mỹ sẽ là những đơn vị hưởng lợi đầu tiên khi U-crai-na trang bị lại cho quân đội theo hướng hội nhập với châu Âu và việc tái khởi động các dự án quốc phòng của NATO trị giá khoảng 50 tỷ USD đã bị cắt giảm do khủng hoảng nợ công trong thời gian vừa qua.
Hệ thống tài chính toàn cầu còn bao gồm các ngân hàng đầu tư, các công ty bảo hiểm, ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính phi ngân hàng hoạt động trên thị trường chứng khoán, trái phiếu, ngoại hối, thị trường hàng hóa, đầu tư vốn tư nhân… cũng sẽ bị chia cắt và biến động bất thường khiến dòng vốn quốc tế hoạt động thiếu hiệu quả do phải sắp xếp lại trật tự mới bởi những xáo trộn về chính trị và kinh tế gây ra.
Đức hiện là quốc gia phụ thuộc khá lớn vào nguồn khí đốt của Nga (khoảng 30%), trong khi quan hệ thương mại giữa Đức và Nga rất phát triển, đạt hơn 75 tỷ USD mỗi năm. Họ chắc chắn sẽ buộc phải làm hài lòng Mỹ khi có sự bảo đảm từ Oa-sinh-tơn về nguồn cung khí đốt giá rẻ hơn. Tuy nhiên, điều này khó có thể hoàn thành trong vài năm. Vì thế, ngày 28-3 vừa qua, Đức đã khuyến cáo ECB cần thận trọng trong việc chủ trương đưa ra gói kích thích kinh tế khi tình trạng giảm phát đang có dấu hiệu gia tăng trong khu vực, cùng với việc phải đối phó với nguy cơ sụp đổ tài chính của U-crai-na khi nước này ký thỏa thuận liên kết với EU.
Tiền chọn kênh trú ẩn, kinh doanh trì trệ
Cuộc khủng hoảng ở U-crai-na và sự suy giảm kinh tế trong những tháng tới sẽ khiến các công ty châu Âu buộc phải chọn giải pháp an toàn hơn. Đó là kinh doanh với các loại tiền tệ như đồng đô-la (Mỹ), yên (Nhật) và đồng ơ-rô trong lúc chờ cuộc khủng hoảng lắng dịu. Theo giới phân tích, cuộc khủng hoảng đã tác động lên đồng ơ-rô và thị trường chứng khoán châu Âu rất tiêu cực. Đồng ơ-rô đã tăng giá đáng kể và dưới tác động toàn cầu, đồng tiền này chắc chắn sẽ tăng giá hơn nữa, khiến cho sản phẩm của châu Âu sản xuất ra giá thành sẽ cao hơn do giá nhiên liệu tăng, giá bán sẽ kém cạnh tranh hơn trên thị trường.
Một số chuyên gia cho rằng, cuộc khủng hoảng ở U-crai-na sẽ gây ảnh hưởng xấu không chỉ đối với các ngân hàng của Nga mà còn có thể dẫn tới một cuộc khủng hoảng toàn diện của các thị trường mới nổi nói chung. Từ đầu năm 2014 tới nay, đồng rúp của Nga đã mất giá khoảng 10%, đồng hryvnia (UAH) của U-crai-na cũng bị mất giá hơn 20%. Kể từ khi cuộc khủng hoảng diễn ra tại U-crai-na, đồng ơ-rô cùng với các thị trường chứng khoán EU cũng đang phải đối mặt với không ít khó khăn. Đồng ơ-rô tăng giá sẽ làm cho chi phí sản xuất tăng, sức cạnh tranh của hàng hóa yếu dần. Các nhà xuất khẩu EU, đặc biệt là Đức, sẽ phải đối mặt với nguy cơ tụt giảm doanh số. Sự phục hồi kinh tế trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang bị khựng lại, triệt tiêu đà hồi phục đã được nhen nhóm vào hồi cuối năm ngoái.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong thời gian ngắn hạn có thể được hưởng lợi từ các hợp đồng tài chính của IMF với U-crai-na, các tập đoàn tài chính của EU cũng có cơ hội mua lại các công ty, tập đoàn công nghiệp của U-crai-na với giá “bèo”, nhưng đồng thời cũng mất đi nguồn cung giá rẻ từ thị trường Nga và mất luôn cả thị trường tiêu thụ hàng hóa rộng lớn của Mát-xcơ-va đối với phương Tây khiến cho thị trường EU khó bề sôi động trở lại trong tương lai gần.
Các nhà đầu tư và lãnh đạo các nền kinh tế cũng phải cân nhắc ảnh hưởng của sự kiện này với kinh tế toàn cầu. Hãng Bloomberg dự tính, sẽ có khoảng 100 tỷ USD bị “bốc hơi” khỏi thị trường tài chính của Nga chỉ trong mấy ngày đầu tháng. Thị trường chứng khoán Mát-xcơ-va cũng sụt giảm tới 11%, mức thấp nhất trong vòng 05 năm qua. Hiệu ứng giảm điểm sẽ nhanh chóng lây lan sang các thị trường khác. Chứng khoán Mỹ cũng lao dốc, các nhà đầu tư châu Á bán tháo, một loạt chỉ số của khu vực đều giảm điểm, các thị trường tài chính hàng hóa, tiền tệ cũng chao đảo trong tháng 3. Chỉ số giá vàng giảm 1% trong phiên giao dịch ngày 27-3, chỉ số chứng khoán hôm 29-3 của S&P 500 giảm tiếp tuần thứ hai, còn Nasdaq chứng kiến tuần giao dịch tồi tệ nhất kể từ tháng 10-2012; Dow Jones là chỉ số duy nhất tăng điểm trong tuần qua nhờ đà phục hồi 60 điểm trong cuối tuần trước, do kinh tế Mỹ tăng sau khi Nga đã sát nhập Crưm và IMF đã chấp nhận cho U-crai-na vay 18 tỷ USD để giúp nền kinh tế nước này đang gặp khó khăn.
Tuy nhiên, nền tài chính U-crai-na hiện nay vẫn rất phức tạp. Nước này đang bị các khoản nợ trong và ngoài nước chi phối. Bên cạnh các khoản nợ từ việc đi vay còn có các khoản nợ bắt nguồn từ việc không thanh toán nhập khẩu, nợ công của U-crai-na đã lên tới 60,05 tỷ USD tính đến cuối năm 2013. Tổng nợ công của U-crai-na đã là 73,08 tỷ USD. Trong đó có nợ trong nước khoảng 32,15 tỷ USD và nợ nước ngoài khoảng 27,9 tỷ USD, chưa bao gồm các thỏa thuận tín dụng và khoản vay các tổ chức khác của U-crai-na.
Theo thống kê của các nhà nghiên cứu gần đây thì các tổ chức tài chính quốc tế và ngân hàng thương mại quốc tế chiếm đến 20% tổng nợ công của U-crai-na. Chủ nợ chính của các khoản nợ công là các cơ quan nhà nước và các thể chế của U-crai-na chiếm khoảng 47%. Phần chủ yếu trong khoản nợ công của U-crai-na lại do các công ty và tổ chức của Nga, đối tác thương mại quan trọng của U-crai-na trước đây nắm giữ.
U-crai-na phải thanh toán nợ cho IMF năm 2014 là 3,7 tỷ USD và năm 2015 là 1,5 tỷ USD. Nếu mọi khoản vay suôn sẻ, các khoản thanh toán nợ đáo hạn chấm dứt vào tháng 9 tới, thì nợ của U-crai-na với IMF sẽ trở về đúng hạn ngạch mà IMF dành cho nước này. Báo cáo thường niên 2013 của IMF cho biết, nợ của U-crai-na tính đến cuối năm 2013 là 345% hạn nghạch. Hiện nay, các khoản nợ của U-crai-na đã giảm xuống 200% hạn ngạch vào tháng 02-2014 và xuống dưới 100% đến tháng 9-2014. Tuy nhiên, tình hình nghiêm trọng ở chỗ là nền kinh tế U-crai-na chìm ngập trong gánh nặng nợ nần, nhưng nợ trong nước là “tỷ lệ thứ yếu”, chỉ được hoàn trả sau khi tất cả các khoản nợ nước ngoài đã được thanh toán xong. Hiện vẫn chưa thể thống kê chính xác bao nhiêu doanh nghiệp tư nhân của nước này nợ lương người lao động. Còn với các khoản nợ nước ngoài thì chỉ tính riêng trong năm 2013 đã tăng trên 20,2%. Điều quan trọng hơn là 65% trong số đó là nợ ngắn hạn. Số nợ này đã vượt qua dự trữ vàng của U-crai-na (khoảng 15 tỷ USD so với 4,5 tỷ USD dự trữ vàng). Đây là lý do chính của mối lo ngại khiến sự sụp đổ của tỷ giá hối đoái tiền tệ quốc gia U-crai-na tác động lên khu vực và quốc tế.
Dự đoán sẽ có nhiều ngân hàng và công ty của U-crai-na bị phá sản bởi không đủ khả năng trả nợ nước ngoài, kéo theo một hiệu ứng mang tính dây chuyền: kho bạc nhà nước thu nhập ít hơn từ thuế; nhà nước không đủ khả năng thanh toán nợ và lãi suất, từ đó tất yếu dẫn đến vỡ nợ nhà nước. Giả định tình huống nền kinh tế U-crai-na vẫn thoi thóp tồn tại được trong năm 2014 thì đó cũng là vấn đề khó cho IMF. Có rất nhiều loại chủ nợ khác nhau đang đòi phân chia U-crai-na. Ít nhất 10% tổng số nợ nước ngoài nằm trong tay IMF nhưng các chủ nợ khác cũng không muốn bị ảnh hưởng nên có rất ít khả năng họ sẽ kéo dài các khoản tín dụng cho U-crai-na.
Nhà nước, ngân hàng, các tổ chức phi tài chính của U-crai-na sẽ cần dự trữ ngoại tệ trong năm nay hơn bao giờ hết. Các chuyên gia và lãnh đạo IMF hiểu rõ điều này và chịu sức ép của phương Tây nên cuối cùng đã buộc phải cho U-crai-na vay một khoản tín dụng mới (18 tỷ USD) được thông qua hôm 27-3 vừa qua. Thủ tướng tạm quyền U-crai-na A-xơ-nưi Y-a-xê-ni-úc (Arseniy Yatsenyuk) đã yêu cầu EU và IMF trợ giúp 35 tỷ USD để cứu nền kinh tế nước này khỏi bị sụp đổ, thì nay cả EU và IMF đã đáp ứng 33 tỷ USD với những điều kiện ngặt nghèo về cải cách kinh tế theo mô hình châu Âu khi giải ngân, nhưng với tỷ giá biến động mạnh như hiện nay và đang còn tiếp tục suy giảm, thì số tiền viện trợ trên nếu được giải ngân cũng khó tránh khỏi sự thiếu hụt.
Từ sự kiện U-crai-na với việc phương Tây sẽ trừng phạt kinh tế Nga, các nhà phân tích cho rằng, trong thời đại toàn cầu hóa ngày càng sâu và rộng như hiện nay, thì bất kỳ sự biến động chính trị, kinh tế - tài chính nào cũng tác động đến khu vực và toàn cầu. Với vị thế địa chính trị của U-crai-na, hiện đang bị “kẹt” giữa hai chiến lược “hướng Đông” của NATO và chính sách “Á - Âu” trong chiến lược “chim ưng hai đầu” của Nga, khiến cho cuộc khủng khoảng ở U-crai-na đã, đang và sẽ tác động lớn và toàn diện đến nền tài chính - kinh tế toàn cầu, nhất là sự bất ổn và hiệu quả thấp của dòng vốn quốc tế. Vì thế, các nhà dự báo cho rằng, nếu các chính trị gia quốc tế không sớm nhận ra sự tác động tiêu cực này thì đây chính là tiền đề kinh tế cho “cuộc chiến thương mại” hoặc là tái diễn “chiến tranh lạnh” như đã diễn ra trong lịch sử./.
Hệ thống tài chính - kinh tế toàn cầu được hình thành từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc (năm 1991) thông qua các hiệp định pháp lý, thể chế và tác nhân kinh tế tạo điều kiện cho dòng vốn tài chính quốc tế lưu thông với mục đích đầu tư và thương mại trên phạm vi toàn cầu. Cuộc khủng hoảng tại U-crai-na trong thời gian qua đã làm cho trật tự của nền tài chính quốc tế bị xáo trộn. Nếu phương Tây tiếp tục leo thang trong việc trừng phạt Nga, nhất là về lĩnh vực tài chính - kinh tế thì tình hình ngày càng trở nên phức tạp. Theo đó, sự thiệt hại không chỉ là Nga, EU, U-crai-na mà có tác động không nhỏ đến sự phục hồi của kinh tế toàn cầu.
Nếu phương Tây trừng phạt Nga mạnh hơn về kinh tế sẽ khiến cho dòng vốn đầu tư của khu vực Á - Âu bị sáo trộn nghiêm trọng. Dòng vốn của các nhà đầu tư và hàng hóa của các nhà phân phối EU sẽ thoát khỏi thị trường Nga và ngược lại dòng năng lượng, khí đốt của Nga xuất khẩu sang U-crai-na và các nước phương Tây cũng bị ngưng trệ. Điều này sẽ làm cho nền kinh tế của EU và Nga đều giảm sút cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Mặc dù Nga đã có phương án chuyển một phần thông qua việc hướng Đông, tiến đến thị trường Trung Quốc, châu Á. EU cũng đang hướng sang thị trường Mỹ và các nước mới nổi. Nhưng trước mắt, Nga sẽ phải gánh chịu sự mất mát một khoản tiền khoảng gần 4 tỉ USD từ các hợp đồng mua khí đốt dưới thời Tổng thống Vích-to Y-a-nu-cô-vích và khoản viện trợ khẩn cấp đã được giải ngân trước khi phe đối lập nắm quyền. Đồng thời, EU cũng phải chấp nhận sự trì trệ về kinh tế do phải gánh thêm khoản viện trợ khẩn cấp cho U-crai-na là 15 tỷ USD trong bối cảnh kinh tế khu vực này cũng đang phải “thắt lưng buộc bụng” và nguy cơ giảm phát đang gia tăng.
Cuộc khủng hoảng tại U-crai-na nếu tiếp tục lún sâu và kéo dài hơn nữa thì giá dầu mỏ, khí đốt, lương thực cùng giá các nguyên, nhiên liệu khác sẽ tăng... vì đây là những mặt hàng khá nhạy cảm trước các diễn biến trên thị trường. Trong đó, năng lượng và nguyên liệu là những nhân tố đầu vào của ngành sản xuất kinh doanh không chỉ khu vực Á - Âu mà còn mang tính quốc tế rộng lớn. Thị trường U-crai-na cũng sẽ chịu tổn thất nhiều nhất từ cuộc khủng hoảng. Để được giải ngân 15 và 18 tỷ USD theo điều kiện của châu Âu và IMF, thì U-crai-na sẽ phải chấp nhận đối mặt với tình trạng khan hiếm khí đốt, sản xuất đình trệ, lạm phát tăng; lương hưu, việc làm bị cắt giảm, các dịch vụ cũng sẽ bị hạn chế, mức sống của người dân giảm sút với mức GDP được dự báo là giảm từ 5% - 15% trong năm tài khóa 2014 - 2015, khiến thị trường ảm đạm hơn.
U-crai-na có 13 tỷ USD tiền nợ đáo hạn trong năm 2014 và 16 tỷ USD đáo hạn trong năm 2015. Nếu không được hỗ trợ kịp thời, Ki-ép gần như chắc chắn sẽ vỡ nợ, dẫn tới sự xáo trộn trên các thị trường tài chính toàn cầu. Cùng với đó, sự tăng trưởng tại các nền kinh tế châu Âu đã đồng loạt giảm tốc kể từ khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cắt giảm gói kích thích QE3. Khủng hoảng U-crai-na tạo thêm điểm nhấn theo hướng xấu thêm, khiến các nhà đầu tư buộc phải đánh giá lại rủi ro tại các thị trường, dẫn tới việc thoái vốn, đẩy các thị trường tài chính vào những bất ổn mới như một vòng xoáy.
Mỹ đang “thúc ép” EU giảm phụ thuộc vào việc nhập khẩu năng lượng, khí đốt từ Nga và tìm cách thay chân Nga tại thị trường này. Mỹ hiện đang có lượng khí đốt dôi dư, nhờ vào công nghệ khai thác khí đá phiến và khai thác mỏ mới trong mấy năm vừa qua. Sự dư thừa “tương đối” khiến giá khí đốt ở Mỹ giảm, theo đó là sự sụt giảm lợi nhuận của các hãng khai thác. Vì thế, đây là cơ hội tốt để Mỹ xuất khẩu khí đốt sang châu Âu nhằm đẩy Nga ra khỏi khu vực này. Đồng thời, Chính quyển của Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma cũng sẽ nhân cơ hội này “ép” các nhà lập pháp Mỹ cho phép nước này xuất khẩu khí đốt tự nhiên mà lúc trước đã bị cấm. Quan hệ kinh tế Nga - EU rạn nứt cũng là cơ hội để Mỹ gia tăng thị phần xuất khẩu tại châu Âu. Các tổ hợp quân sự của Mỹ sẽ là những đơn vị hưởng lợi đầu tiên khi U-crai-na trang bị lại cho quân đội theo hướng hội nhập với châu Âu và việc tái khởi động các dự án quốc phòng của NATO trị giá khoảng 50 tỷ USD đã bị cắt giảm do khủng hoảng nợ công trong thời gian vừa qua.
Hệ thống tài chính toàn cầu còn bao gồm các ngân hàng đầu tư, các công ty bảo hiểm, ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính phi ngân hàng hoạt động trên thị trường chứng khoán, trái phiếu, ngoại hối, thị trường hàng hóa, đầu tư vốn tư nhân… cũng sẽ bị chia cắt và biến động bất thường khiến dòng vốn quốc tế hoạt động thiếu hiệu quả do phải sắp xếp lại trật tự mới bởi những xáo trộn về chính trị và kinh tế gây ra.
Đức hiện là quốc gia phụ thuộc khá lớn vào nguồn khí đốt của Nga (khoảng 30%), trong khi quan hệ thương mại giữa Đức và Nga rất phát triển, đạt hơn 75 tỷ USD mỗi năm. Họ chắc chắn sẽ buộc phải làm hài lòng Mỹ khi có sự bảo đảm từ Oa-sinh-tơn về nguồn cung khí đốt giá rẻ hơn. Tuy nhiên, điều này khó có thể hoàn thành trong vài năm. Vì thế, ngày 28-3 vừa qua, Đức đã khuyến cáo ECB cần thận trọng trong việc chủ trương đưa ra gói kích thích kinh tế khi tình trạng giảm phát đang có dấu hiệu gia tăng trong khu vực, cùng với việc phải đối phó với nguy cơ sụp đổ tài chính của U-crai-na khi nước này ký thỏa thuận liên kết với EU.
Tiền chọn kênh trú ẩn, kinh doanh trì trệ
Cuộc khủng hoảng ở U-crai-na và sự suy giảm kinh tế trong những tháng tới sẽ khiến các công ty châu Âu buộc phải chọn giải pháp an toàn hơn. Đó là kinh doanh với các loại tiền tệ như đồng đô-la (Mỹ), yên (Nhật) và đồng ơ-rô trong lúc chờ cuộc khủng hoảng lắng dịu. Theo giới phân tích, cuộc khủng hoảng đã tác động lên đồng ơ-rô và thị trường chứng khoán châu Âu rất tiêu cực. Đồng ơ-rô đã tăng giá đáng kể và dưới tác động toàn cầu, đồng tiền này chắc chắn sẽ tăng giá hơn nữa, khiến cho sản phẩm của châu Âu sản xuất ra giá thành sẽ cao hơn do giá nhiên liệu tăng, giá bán sẽ kém cạnh tranh hơn trên thị trường.
Một số chuyên gia cho rằng, cuộc khủng hoảng ở U-crai-na sẽ gây ảnh hưởng xấu không chỉ đối với các ngân hàng của Nga mà còn có thể dẫn tới một cuộc khủng hoảng toàn diện của các thị trường mới nổi nói chung. Từ đầu năm 2014 tới nay, đồng rúp của Nga đã mất giá khoảng 10%, đồng hryvnia (UAH) của U-crai-na cũng bị mất giá hơn 20%. Kể từ khi cuộc khủng hoảng diễn ra tại U-crai-na, đồng ơ-rô cùng với các thị trường chứng khoán EU cũng đang phải đối mặt với không ít khó khăn. Đồng ơ-rô tăng giá sẽ làm cho chi phí sản xuất tăng, sức cạnh tranh của hàng hóa yếu dần. Các nhà xuất khẩu EU, đặc biệt là Đức, sẽ phải đối mặt với nguy cơ tụt giảm doanh số. Sự phục hồi kinh tế trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang bị khựng lại, triệt tiêu đà hồi phục đã được nhen nhóm vào hồi cuối năm ngoái.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong thời gian ngắn hạn có thể được hưởng lợi từ các hợp đồng tài chính của IMF với U-crai-na, các tập đoàn tài chính của EU cũng có cơ hội mua lại các công ty, tập đoàn công nghiệp của U-crai-na với giá “bèo”, nhưng đồng thời cũng mất đi nguồn cung giá rẻ từ thị trường Nga và mất luôn cả thị trường tiêu thụ hàng hóa rộng lớn của Mát-xcơ-va đối với phương Tây khiến cho thị trường EU khó bề sôi động trở lại trong tương lai gần.
Các nhà đầu tư và lãnh đạo các nền kinh tế cũng phải cân nhắc ảnh hưởng của sự kiện này với kinh tế toàn cầu. Hãng Bloomberg dự tính, sẽ có khoảng 100 tỷ USD bị “bốc hơi” khỏi thị trường tài chính của Nga chỉ trong mấy ngày đầu tháng. Thị trường chứng khoán Mát-xcơ-va cũng sụt giảm tới 11%, mức thấp nhất trong vòng 05 năm qua. Hiệu ứng giảm điểm sẽ nhanh chóng lây lan sang các thị trường khác. Chứng khoán Mỹ cũng lao dốc, các nhà đầu tư châu Á bán tháo, một loạt chỉ số của khu vực đều giảm điểm, các thị trường tài chính hàng hóa, tiền tệ cũng chao đảo trong tháng 3. Chỉ số giá vàng giảm 1% trong phiên giao dịch ngày 27-3, chỉ số chứng khoán hôm 29-3 của S&P 500 giảm tiếp tuần thứ hai, còn Nasdaq chứng kiến tuần giao dịch tồi tệ nhất kể từ tháng 10-2012; Dow Jones là chỉ số duy nhất tăng điểm trong tuần qua nhờ đà phục hồi 60 điểm trong cuối tuần trước, do kinh tế Mỹ tăng sau khi Nga đã sát nhập Crưm và IMF đã chấp nhận cho U-crai-na vay 18 tỷ USD để giúp nền kinh tế nước này đang gặp khó khăn.
Tuy nhiên, nền tài chính U-crai-na hiện nay vẫn rất phức tạp. Nước này đang bị các khoản nợ trong và ngoài nước chi phối. Bên cạnh các khoản nợ từ việc đi vay còn có các khoản nợ bắt nguồn từ việc không thanh toán nhập khẩu, nợ công của U-crai-na đã lên tới 60,05 tỷ USD tính đến cuối năm 2013. Tổng nợ công của U-crai-na đã là 73,08 tỷ USD. Trong đó có nợ trong nước khoảng 32,15 tỷ USD và nợ nước ngoài khoảng 27,9 tỷ USD, chưa bao gồm các thỏa thuận tín dụng và khoản vay các tổ chức khác của U-crai-na.
Theo thống kê của các nhà nghiên cứu gần đây thì các tổ chức tài chính quốc tế và ngân hàng thương mại quốc tế chiếm đến 20% tổng nợ công của U-crai-na. Chủ nợ chính của các khoản nợ công là các cơ quan nhà nước và các thể chế của U-crai-na chiếm khoảng 47%. Phần chủ yếu trong khoản nợ công của U-crai-na lại do các công ty và tổ chức của Nga, đối tác thương mại quan trọng của U-crai-na trước đây nắm giữ.
U-crai-na phải thanh toán nợ cho IMF năm 2014 là 3,7 tỷ USD và năm 2015 là 1,5 tỷ USD. Nếu mọi khoản vay suôn sẻ, các khoản thanh toán nợ đáo hạn chấm dứt vào tháng 9 tới, thì nợ của U-crai-na với IMF sẽ trở về đúng hạn ngạch mà IMF dành cho nước này. Báo cáo thường niên 2013 của IMF cho biết, nợ của U-crai-na tính đến cuối năm 2013 là 345% hạn nghạch. Hiện nay, các khoản nợ của U-crai-na đã giảm xuống 200% hạn ngạch vào tháng 02-2014 và xuống dưới 100% đến tháng 9-2014. Tuy nhiên, tình hình nghiêm trọng ở chỗ là nền kinh tế U-crai-na chìm ngập trong gánh nặng nợ nần, nhưng nợ trong nước là “tỷ lệ thứ yếu”, chỉ được hoàn trả sau khi tất cả các khoản nợ nước ngoài đã được thanh toán xong. Hiện vẫn chưa thể thống kê chính xác bao nhiêu doanh nghiệp tư nhân của nước này nợ lương người lao động. Còn với các khoản nợ nước ngoài thì chỉ tính riêng trong năm 2013 đã tăng trên 20,2%. Điều quan trọng hơn là 65% trong số đó là nợ ngắn hạn. Số nợ này đã vượt qua dự trữ vàng của U-crai-na (khoảng 15 tỷ USD so với 4,5 tỷ USD dự trữ vàng). Đây là lý do chính của mối lo ngại khiến sự sụp đổ của tỷ giá hối đoái tiền tệ quốc gia U-crai-na tác động lên khu vực và quốc tế.
Dự đoán sẽ có nhiều ngân hàng và công ty của U-crai-na bị phá sản bởi không đủ khả năng trả nợ nước ngoài, kéo theo một hiệu ứng mang tính dây chuyền: kho bạc nhà nước thu nhập ít hơn từ thuế; nhà nước không đủ khả năng thanh toán nợ và lãi suất, từ đó tất yếu dẫn đến vỡ nợ nhà nước. Giả định tình huống nền kinh tế U-crai-na vẫn thoi thóp tồn tại được trong năm 2014 thì đó cũng là vấn đề khó cho IMF. Có rất nhiều loại chủ nợ khác nhau đang đòi phân chia U-crai-na. Ít nhất 10% tổng số nợ nước ngoài nằm trong tay IMF nhưng các chủ nợ khác cũng không muốn bị ảnh hưởng nên có rất ít khả năng họ sẽ kéo dài các khoản tín dụng cho U-crai-na.
Nhà nước, ngân hàng, các tổ chức phi tài chính của U-crai-na sẽ cần dự trữ ngoại tệ trong năm nay hơn bao giờ hết. Các chuyên gia và lãnh đạo IMF hiểu rõ điều này và chịu sức ép của phương Tây nên cuối cùng đã buộc phải cho U-crai-na vay một khoản tín dụng mới (18 tỷ USD) được thông qua hôm 27-3 vừa qua. Thủ tướng tạm quyền U-crai-na A-xơ-nưi Y-a-xê-ni-úc (Arseniy Yatsenyuk) đã yêu cầu EU và IMF trợ giúp 35 tỷ USD để cứu nền kinh tế nước này khỏi bị sụp đổ, thì nay cả EU và IMF đã đáp ứng 33 tỷ USD với những điều kiện ngặt nghèo về cải cách kinh tế theo mô hình châu Âu khi giải ngân, nhưng với tỷ giá biến động mạnh như hiện nay và đang còn tiếp tục suy giảm, thì số tiền viện trợ trên nếu được giải ngân cũng khó tránh khỏi sự thiếu hụt.
Từ sự kiện U-crai-na với việc phương Tây sẽ trừng phạt kinh tế Nga, các nhà phân tích cho rằng, trong thời đại toàn cầu hóa ngày càng sâu và rộng như hiện nay, thì bất kỳ sự biến động chính trị, kinh tế - tài chính nào cũng tác động đến khu vực và toàn cầu. Với vị thế địa chính trị của U-crai-na, hiện đang bị “kẹt” giữa hai chiến lược “hướng Đông” của NATO và chính sách “Á - Âu” trong chiến lược “chim ưng hai đầu” của Nga, khiến cho cuộc khủng khoảng ở U-crai-na đã, đang và sẽ tác động lớn và toàn diện đến nền tài chính - kinh tế toàn cầu, nhất là sự bất ổn và hiệu quả thấp của dòng vốn quốc tế. Vì thế, các nhà dự báo cho rằng, nếu các chính trị gia quốc tế không sớm nhận ra sự tác động tiêu cực này thì đây chính là tiền đề kinh tế cho “cuộc chiến thương mại” hoặc là tái diễn “chiến tranh lạnh” như đã diễn ra trong lịch sử./.
Tưởng dễ hoá khó  (25/04/2014)
Công bố quyết định thành lập Học viện Chính trị Công an nhân dân  (25/04/2014)
Bộ Giáo dục và Đào tạo xin rút Đề án Đổi mới sách giáo khoa khỏi kỳ họp thứ 7 của Quốc hội  (25/04/2014)
Kinh tế toàn cầu đang đón nhận nhiều tín hiệu tích cực  (25/04/2014)
Công bố quyết định đặt tên đường Võ Nguyên Giáp và Quảng trường 7-5  (25/04/2014)
Công bố quyết định đặt tên đường Võ Nguyên Giáp và Quảng trường 7-5  (25/04/2014)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên