Ban Kinh tế Trung ương: Chú trọng triển khai song song hai nhiệm vụ cơ bản
Năm 2013 là năm đầu tiên Ban Kinh tế Trung ương đi vào hoạt động theo Quyết định số 160-QĐ/TW ngày 28-12-2012 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn của thời gian đầu sau tái lập nhưng nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; sự tạo điều kiện của Văn phòng Trung ương Đảng, các ban Đảng Trung ương về nhân sự lãnh đạo, biên chế, các điều kiện bảo đảm cần thiết khác cho tổ chức và hoạt động; sự phối hợp công tác có hiệu quả của các bộ, ngành, địa phương, các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, các đối tác phát triển và đông đảo các chuyên gia, cộng tác viên, Ban Kinh tế Trung ương đã hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra, vừa tích cực xây dựng, phát triển tổ chức, bộ máy, nhân sự, vừa triển khai thực hiện một cách toàn diện các nhiệm vụ chính trị, bảo đảm bám sát chương trình công tác của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao.
Thay mặt lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương trình bày báo cáo tổng kết tại Hội nghị, đồng chí Phạm Xuân Đương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương nêu rõ:
Về xây dựng, hoàn thiện tổ chức, bộ máy: Đội ngũ cán bộ lãnh đạo Ban sớm được Bộ Chính trị, Ban Bí thư quan tâm, điều động và bổ nhiệm, từng bước được hoàn thiện, đáp ứng theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị. Đến nay, lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương có 10 đồng chí, bao gồm Trưởng ban, 6 Phó Trưởng Ban chuyên trách và 3 Phó Trưởng Ban kiêm nhiệm, trong đó có 5 đồng chí là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo Ban có nhiều kinh nghiệm công tác trong lãnh đạo, chỉ đạo, nghiên cứu, hoạch định chính sách và chỉ đạo, điều hành thực tiễn trên hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội, cơ bản đáp ứng yêu cầu theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Đến nay, Ban Kinh tế Trung ương đã thành lập đủ 8 đơn vị trực thuộc, gồm 3 đơn vị phục vụ (Văn phòng, Vụ Tổ chức - Cán bộ, Trung tâm Thông tin Kinh tế) và 5 vụ nghiên cứu (Vụ Kinh tế Tổng hợp, Vụ Công nghiệp, Vụ Nông nghiệp - Nông thôn, Vụ Xã hội và Vụ Địa phương). Đến tháng 10-2013, Ban Kinh tế Trung ương đã ban hành các quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các đơn vị trực thuộc. Về công tác cán bộ, đến 31-12-2013, Ban đã cơ bản hoàn thành các thủ tục tiếp nhận đủ 120 chỉ tiêu biên chế với cơ cấu khá hợp lý, có trình độ chuyên môn cao và chuyên sâu (số cán bộ có trình độ trên đại học chiếm 76,67%, trong đó, trình độ tiến sĩ: 26,67%; thạc sĩ: 50%).
Về thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao: Cùng với việc triển khai những nhiệm vụ tiếp nhận từ Văn phòng Trung ương Đảng, lãnh đạo Ban đã quan tâm xây dựng chương trình, kế hoạch công tác; ban hành Kế hoạch số 06-KH/BKTTW ngày 21-5-2013 về phân công chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm năm 2013, bao gồm 46 nội dung công việc. Trong công tác nghiên cứu, đề xuất, với 12 nhiệm vụ nghiên cứu, Ban đã triển khai thực hiện đạt 100% nhiệm vụ. Về công tác thẩm định, Ban đã hoàn thành 100% (15 đề án) và đúng tiến độ yêu cầu các đề án trình Hội nghị Trung ương 7, 8 và trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong năm 2013. Công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và công tác nhân sự theo phân công, phân cấp cũng được Ban quan tâm, hoàn thành tốt.
Nhìn chung, trong điều kiện mới tái thành lập, toàn thể cán bộ, viên chức Ban Kinh tế Trung ương đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức, cơ bản hoàn thành có chất lượng và khá toàn diện nhiệm vụ kế hoạch công tác năm 2013. Tuy nhiên, những kết quả và thành tích đạt được chỉ mới là bước đầu, vẫn còn khoảng cách không nhỏ so với yêu cầu rất cao của công tác tham mưu cho Đảng về lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Trong năm 2014, tiếp tục bám sát chương trình toàn khóa của Ban Chấp hành Trung ương, chương trình công tác của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Kinh tế Trung ương tập trung nỗ lực kiện toàn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức bộ máy, nhân sự, hoàn thiện các quy chế, quy định để nâng cao chất lượng công tác, phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao. Đặc biệt, Ban sẽ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ tham gia tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới về lĩnh vực kinh tế; đồng thời tham gia tích cực, có hiệu quả vào công việc tổng kết chung của Nhóm kinh tế và của Ban Chỉ đạo Trung ương. Ban Kinh tế Trung ương chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch và tham gia nghiên cứu, đề xuất theo phân công trong quá trình xây dựng văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII, nhất là về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016 - 2020. Tiếp tục triển khai, hoàn thành tốt một số nhiệm vụ nghiên cứu từ năm 2013 chuyển sang; chú trọng các Đề án dự kiến trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư như: Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa X (Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 30-01-2008) về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đề xuất định hướng và giải pháp xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta bảo đảm theo kịp với yêu cầu của công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế; Đề án Đổi mới khuôn khổ pháp lý và cơ chế, chính sách trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài; về giải quyết vấn đề di dân tự phát; về thể chế, chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ…
Duy trì, nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng Báo cáo định kỳ về kinh tế - xã hội; xây dựng báo cáo đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2013, triển vọng kinh tế năm 2014 và đề xuất các giải pháp cần thiết.
Về công tác thẩm định, bám sát nhiệm vụ thẩm định các Đề án trình Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 9 và 10 trong năm 2014, các Đề án trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong năm thuộc chức năng, nhiệm vụ của Ban; đảm bảo tiến độ và nâng cao chất lượng, hàm lượng nghiên cứu, tham mưu, đề xuất trong các Báo cáo thẩm định.
Về công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, Ban tiếp tục thực hiện công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương; các Nghị quyết, Kết luận, Chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về kinh tế - xã hội theo chức năng, nhiệm vụ được giao; chú trọng công tác giám sát và báo cáo kết quả giám sát tổng thể về thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Kết luận của Bộ Chính trị; xây dựng kế hoạch và thực hiện một số cuộc giám sát chuyên đề đối với một số lĩnh vực, địa bàn và đơn vị cụ thể.
Hội nghị cũng đã nghe các tham luận của đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành trung ương, lãnh đạo các đơn vị Ban Kinh tế Trung ương./.
Giao lưu, tặng quà Tết cho trẻ em Trường Giáo dưỡng số 3  (07/01/2014)
Khai giảng Lớp bồi dưỡng dự nguồn cán bộ cao cấp khóa III  (07/01/2014)
Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi ở xã Minh Quang (huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang) - Quyết tâm đã đạt được  (07/01/2014)
Cà Mau: Tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai, thực hiện nghị quyết của Đảng  (06/01/2014)
"Bảo vệ biên cương và tình hữu nghị Việt Nam - Campuchia"  (06/01/2014)
"Bảo vệ biên cương và tình hữu nghị Việt Nam - Campuchia"  (06/01/2014)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên