Hội thảo Khoa học “Nghiên cứu và giảng dạy lãnh đạo và chính sách công ở Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh”
22:18, ngày 23-05-2013
TCCSĐT - Ngày 23-5-2013, tại Hà Nội, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội thảo “Nghiên cứu và giảng dạy lãnh đạo và chính sách công ở Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh” dưới sự chủ trì của GS, TS. Tạ Ngọc Tấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
Chính sách công (Public Policy) là môn khoa học được nghiên cứu phát triển và ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Đối với nhiều nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, chính sách công là một môn khoa học còn tương đối mới mẻ. Trong thực tiễn, việc vận dụng tri thức của môn khoa học này vào xây dựng chính sách ở Việt Nam còn sơ khai, thiếu đồng bộ về nhận thức và thiếu nhất quán trong hành động của giới quản trị công liên quan trực tiếp tới quy trình chính sách công. Việc thúc đẩy nghiên cứu, đào tạo và giảng dạy về chính sách công là đòi hỏi thiết thực, xuất phát từ yêu cầu đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị nói chung và Chính phủ nói riêng.
Để góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu, giảng dạy lãnh đạo và chính sách công, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo nhằm tạo ra một diễn đàn khoa học, trao đổi, chia sẻ ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia trong và ngoài Học viện về vấn đề lãnh đạo công và chính sách công; kinh nghiệm thế giới, kinh nghiệm Việt Nam, thực tiễn và định hướng nghiên cứu, đào tạo tại Học viện nhằm đáp ứng yêu cầu mới trong xây dựng đội ngũ cán bộ cho các cơ quan Đảng và Nhà nước. Đây là một diễn đàn để các nhà khoa học và các nhà hoạt động thực tiễn trên nhiều lĩnh vực trao đổi, chia sẻ một cách cởi mở những hiểu biết và các mối quan tâm về những chủ đề trên.
Ban Tổ chức Hội thảo đã nhận được hơn 40 tham luận có giá trị khoa học và thực tiễn, tập trung vào hai mảng nội dung chính là:
- Nhận diện bản chất, quá trình, phương thức, tác động… của lãnh đạo công, đặc biệt trong mối quan hệ với chính sách công, quyền lực công và lợi ích công (công thiện);
- Đánh giá thực trạng nghiên cứu, giảng dạy lãnh đạo và chính sách công ở Học viện, trong tương quan đối chiếu với các nỗ lực đào tạo, bồi dưỡng của một số cơ sở đào tạo khác trong và ngoài nước.
Hội thảo cũng đưa ra một số điều kiện nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu và giảng dạy lãnh đạo học ở Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, như:
- Điều kiện về lãnh đạo, quản lý: Hình thành một đầu mối độc lập, thống nhất, trực thuộc Giám đốc Học viện để tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn về Lãnh đạo học và chính sách công cũng như tổ chức triển khai giảng dạy lãnh đạo học trong hệ thống Học viện cũng như các cơ sở đào tạo khác; Xây dựng một bộ máy tổ chức hiệu quả, có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng, phù hợp với đối tượng nghiên cứu của chuyên ngành Lãnh đạo học và chính sách công. Lãnh đạo học và nghiên cứu chính sách cần được tiếp cận như hai chuyên ngành độc lập, có mối quan hệ mật thiết với nhau, nghiên cứu lãnh đạo công để hỗ trợ cho quá trình hoạch định và thực thi chính sách công. Tổ chức bộ máy nên tập trung vào xây dựng các ban nghiên cứu, giảng dạy về lãnh đạo học và chính sách công bên cạnh các phòng ban khác. Trong quá trình hoạt động có thể phát sinh một số ban chuyên môn nghiên cứu lãnh đạo học chuyên sâu, cụ thể theo các lĩnh vực của đời sống. Chức năng của đơn vị có thể bao gồm các chức năng nghiên cứu, giảng dạy và tư vấn chính sách, là đầu mối của mạng lưới liên kết đào tạo trong và ngoài Học viện.
- Nâng cao trình độ giảng dạy và nghiên cứu của đội ngũ giảng viên giảng dạy các học phần liên quan đến chính sách công; tăng cường các buổi trao đổi học thuật nhằm hỗ trợ các giảng viên trẻ; đầu tư cho các giảng viên trẻ tham gia các khóa đào tạo về chính sách công; liên kết nhiều hơn với các cơ sở như doanh nghiệp và các nhà quản lý nhằm tăng kinh nghiệm thực tiễn cho giảng viên và bản thân các giảng viên cũng phải chủ động hơn nữa trong việc nghiên cứu khoa học và nâng cao chất lượng bài giảng. Các học phần liên quan đến chính sách công cần được thực hành nhiều với các bài tập tình huống, các buổi seminar hiệu quả để kiểm tra và tăng cường kiến thức cho học viên.
Về lãnh đạo công, qua các tham luận tại Hội thảo, hiện ở Việt Nam chưa có cơ sở đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực này, trong khi đó, nguồn nhân lực này lại đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng nền hành chính công vững mạnh, đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Từ quan điểm đó, một số tác giả đưa ra các đề xuất như sau:
- Lãnh đạo công cần được công nhận như một nghề và cần được đào tạo bài bản, có hệ thống tại Việt Nam nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các cơ quan Đảng và Nhà nước từ Trung ương đến địa phương và đáp ứng nhu cầu của công cuộc cải cách hành chính nhà nước, sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
- Với chức năng là một trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị, xã hội, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, là đơn vị phù hợp để nghiên cứu và giảng dạy chuyên sâu về lãnh đạo công. Do đặc thù của ngành học và đối tượng theo học đòi hỏi phải có vốn kiến thức xã hội, kinh nghiệm và tuổi đời nhất định, vì vậy không nên đào tạo bậc cử nhân lãnh đạo công, mà nên tổ chức đào tạo văn bằng 2, sau đại học và tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức đang làm lãnh đạo, quản lý công.
- Mở ngành lãnh đạo công phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục quốc gia và chiến lược phát triển ngành Nội vụ của Việt Nam./.
Để góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu, giảng dạy lãnh đạo và chính sách công, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo nhằm tạo ra một diễn đàn khoa học, trao đổi, chia sẻ ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia trong và ngoài Học viện về vấn đề lãnh đạo công và chính sách công; kinh nghiệm thế giới, kinh nghiệm Việt Nam, thực tiễn và định hướng nghiên cứu, đào tạo tại Học viện nhằm đáp ứng yêu cầu mới trong xây dựng đội ngũ cán bộ cho các cơ quan Đảng và Nhà nước. Đây là một diễn đàn để các nhà khoa học và các nhà hoạt động thực tiễn trên nhiều lĩnh vực trao đổi, chia sẻ một cách cởi mở những hiểu biết và các mối quan tâm về những chủ đề trên.
Ban Tổ chức Hội thảo đã nhận được hơn 40 tham luận có giá trị khoa học và thực tiễn, tập trung vào hai mảng nội dung chính là:
- Nhận diện bản chất, quá trình, phương thức, tác động… của lãnh đạo công, đặc biệt trong mối quan hệ với chính sách công, quyền lực công và lợi ích công (công thiện);
- Đánh giá thực trạng nghiên cứu, giảng dạy lãnh đạo và chính sách công ở Học viện, trong tương quan đối chiếu với các nỗ lực đào tạo, bồi dưỡng của một số cơ sở đào tạo khác trong và ngoài nước.
Hội thảo cũng đưa ra một số điều kiện nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu và giảng dạy lãnh đạo học ở Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, như:
- Điều kiện về lãnh đạo, quản lý: Hình thành một đầu mối độc lập, thống nhất, trực thuộc Giám đốc Học viện để tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn về Lãnh đạo học và chính sách công cũng như tổ chức triển khai giảng dạy lãnh đạo học trong hệ thống Học viện cũng như các cơ sở đào tạo khác; Xây dựng một bộ máy tổ chức hiệu quả, có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng, phù hợp với đối tượng nghiên cứu của chuyên ngành Lãnh đạo học và chính sách công. Lãnh đạo học và nghiên cứu chính sách cần được tiếp cận như hai chuyên ngành độc lập, có mối quan hệ mật thiết với nhau, nghiên cứu lãnh đạo công để hỗ trợ cho quá trình hoạch định và thực thi chính sách công. Tổ chức bộ máy nên tập trung vào xây dựng các ban nghiên cứu, giảng dạy về lãnh đạo học và chính sách công bên cạnh các phòng ban khác. Trong quá trình hoạt động có thể phát sinh một số ban chuyên môn nghiên cứu lãnh đạo học chuyên sâu, cụ thể theo các lĩnh vực của đời sống. Chức năng của đơn vị có thể bao gồm các chức năng nghiên cứu, giảng dạy và tư vấn chính sách, là đầu mối của mạng lưới liên kết đào tạo trong và ngoài Học viện.
- Nâng cao trình độ giảng dạy và nghiên cứu của đội ngũ giảng viên giảng dạy các học phần liên quan đến chính sách công; tăng cường các buổi trao đổi học thuật nhằm hỗ trợ các giảng viên trẻ; đầu tư cho các giảng viên trẻ tham gia các khóa đào tạo về chính sách công; liên kết nhiều hơn với các cơ sở như doanh nghiệp và các nhà quản lý nhằm tăng kinh nghiệm thực tiễn cho giảng viên và bản thân các giảng viên cũng phải chủ động hơn nữa trong việc nghiên cứu khoa học và nâng cao chất lượng bài giảng. Các học phần liên quan đến chính sách công cần được thực hành nhiều với các bài tập tình huống, các buổi seminar hiệu quả để kiểm tra và tăng cường kiến thức cho học viên.
Về lãnh đạo công, qua các tham luận tại Hội thảo, hiện ở Việt Nam chưa có cơ sở đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực này, trong khi đó, nguồn nhân lực này lại đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng nền hành chính công vững mạnh, đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Từ quan điểm đó, một số tác giả đưa ra các đề xuất như sau:
- Lãnh đạo công cần được công nhận như một nghề và cần được đào tạo bài bản, có hệ thống tại Việt Nam nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các cơ quan Đảng và Nhà nước từ Trung ương đến địa phương và đáp ứng nhu cầu của công cuộc cải cách hành chính nhà nước, sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
- Với chức năng là một trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị, xã hội, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, là đơn vị phù hợp để nghiên cứu và giảng dạy chuyên sâu về lãnh đạo công. Do đặc thù của ngành học và đối tượng theo học đòi hỏi phải có vốn kiến thức xã hội, kinh nghiệm và tuổi đời nhất định, vì vậy không nên đào tạo bậc cử nhân lãnh đạo công, mà nên tổ chức đào tạo văn bằng 2, sau đại học và tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức đang làm lãnh đạo, quản lý công.
- Mở ngành lãnh đạo công phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục quốc gia và chiến lược phát triển ngành Nội vụ của Việt Nam./.
Nga có thể vô hiệu hóa hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ  (23/05/2013)
“Việt Nam tham gia tích cực khuôn khổ hợp tác khu vực”  (23/05/2013)
Chủ tịch nước tiếp Chủ tịch Hạ viện Australia Burke  (23/05/2013)
Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm Bộ trưởng Tài chính  (23/05/2013)
Báo Tin tức nhận Huân chương Lao động hạng Nhì  (23/05/2013)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên