Thỏa thuận lịch sử giữa Xéc-bi-a và Cô-xô-vô
12:24, ngày 08-05-2013
TCCSĐT - EU đã có được một thành quả ngoại giao có ý nghĩa to lớn với vai trò trung gian cho thỏa thuận mới đạt được giữa Xéc-bi-a (Serbia) và Cô-xô-vô (Kosovo) - 5 năm sau khi Cô-xô-vô đơn phương tuyên bố độc lập và 14 năm sau cuộc chiến tranh của NATO ở Cô-xô-vô.
Cho dù thỏa thuận này chỉ xử lý vấn đề người Xéc-bi-a thiểu số sống ở Cô-xô-vô và việc Xéc-bi-a và Cô-xô-vô sẽ tham gia các tổ chức quốc tế, nhưng cả EU lẫn Cô-xô-vô đều coi nó như sự công nhận của Xéc-bi-a về phương diện pháp lý nền độc lập của Cô-xô-vô.
Thỏa thuận này dành cho khoảng 50.000 người Xéc-bi-a sống tại một số địa phương thuộc miền bắc Cô-xô-vô có được quyền tự trị rộng rãi nhưng vẫn thuộc về Cô-xô-vô. Xéc-bi-a và Cô-xô-vô cam kết sẽ không cản phá nhau cũng như vận động đối tác khác cản phá bên kia tham gia vào các tổ chức quốc tế. Tối hậu thư của EU đã buộc hai bên phải đi đến sự thỏa thuận với nhau trước thềm Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước EU ngày 22-4 vừa qua, nếu Xéc-bi-a muốn được xem xét khởi động đàm phán gia nhập EU và Cô-xô-vô muốn ký Hiệp ước liên kết với EU. Điều kiện này đã tạo ra áp lực mạnh mẽ buộc hai bên phải đi đến thỏa hiệp với nhau.
Với thỏa thuận này, Xéc-bi-a và Cô-xô-vô đã có được giải pháp cho vấn đề vướng mắc cơ bản và nhạy cảm nhất xuất phát từ việc Cô-xô-vô tách khỏi Xéc-bi-a. Cả hai phía đều phải trả giá đắt cho cơ hội được đứng vào hàng ngũ cùng các thành viên EU khác trong tương lai. Không có sự đồng ý của Xéc-bi-a, EU không thể thu nạp Cô-xô-vô và ngược lại nếu Xéc-bi-a không bình thường hóa quan hệ với Cô-xô-vô thì EU cũng sẽ không thu nạp nước này vào hàng ngũ của mình. Tuy quá trình của Xéc-bi-a và Cô-xô-vô xích lại gần EU có khác nhau nhưng lại liên quan đến nhau như thế. Vì để được bắt đầu quá trình đàm phán gia nhập EU mà Xéc-bi-a phải chấp nhận đàm phán với Cô-xô-vô.
Cả EU và Cô-xô-vô cũng đều cần “sự chấp nhận” của Xéc-bi-a với Cô-xô-vô về sự ngang bằng pháp lý quốc tế. Điều đó cũng có nghĩa là dẫu có muốn hay không thì Xéc-bi-a cũng đã phải gián tiếp công nhận Cô-xô-vô đã độc lập và có chủ quyền. Đổi lại, Cô-xô-vô phải chấp nhận việc Xéc-bi-a vẫn duy trì ảnh hưởng ở những khu vực có người Xéc-bi-a tại miền Đông Cô-xô-vô và vẫn đóng vai trò cùng quyết định tới bất kể chuyện gì liên quan tới cộng đồng dân cư và vùng lãnh thổ này. Đây cũng là cái giá mà Cô-xô-vô phải trả cho sự công nhận chủ quyền từ phía Xéc-bi-a.
Ý nghĩa lịch sử của thỏa thuận này ở chỗ, đây là lần đầu tiên hai bên ký kết một văn kiện pháp lý quốc tế xử lý mọi vướng mắc đối địch và tranh chấp, tạo ra nền tảng pháp lý quốc tế mới cho toàn bộ mối quan hệ giữa Xéc-bi-a và Cô-xô-vô trong tương lai. Thỏa thuận này cũng mở đường cho việc Xéc-bi-a thực hiện mục tiêu gia nhập EU và đồng thời cũng buộc EU phải thực hiện cam kết mở cửa cho quốc gia này.
Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước EU ngày 22-4 vừa qua, EU đã trì hoãn quyết định chấp nhận khuyến nghị của Ủy ban EU về tiến hành đàm phán với Xéc-bi-a về việc thu nạp quốc gia này như đã cam kết với lập luận EU muốn thấy "Xéc-bi-a hành động" sau khi đã đáp ứng điều kiện của EU. Điều đó cho thấy, vẫn chưa thể loại trừ hết khả năng Xéc-bi-a sẽ không thực hiện thỏa thuận vừa đạt được với Cô-xô-vô nếu EU không thực hiện đúng cam kết.
Không chỉ Xéc-bi-a, thỏa thuận này cũng mở đường cho Cô-xô-vô xúc tiến quá trình tham gia vào các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc, EU hay NATO. Cô-xô-vô cần tư cách thành viên ở những tổ chức quốc tế này vì nếu không dựa vào đó, Cô-xô-vô không thể phát triển thịnh vượng, khẳng định cũng như bảo vệ nền độc lập của chính mình.
Thỏa thuận này tạo ra tình huống và cục diện quan hệ mới trên bán đảo Ban-căng (Balkan) và giải quyết vấn đề khó khăn cuối cùng có nguồn gốc từ sự tan rã của Liên bang Nam Tư. Tuy nhiên, đạt được thỏa thuận là một chuyện, việc thực hiện nó lại là chuyện khác. Nếu các bên liên quan, đặc biệt không phải Xéc-bi-a hay Cô-xô-vô mà chính EU, không tuân thủ các cam kết thì sự tin cậy lẫn nhau sẽ không thể có được. Thỏa thuận mới rồi chỉ có giá trị trên giấy và chuyện rồi sẽ lại phải đàm phán không thể tránh khỏi. Khi ấy, tất cả đều đã bỏ lỡ cơ hội lịch sử hóa giải chuyện quá khứ để cùng hướng tới tương lai./.
Thỏa thuận này dành cho khoảng 50.000 người Xéc-bi-a sống tại một số địa phương thuộc miền bắc Cô-xô-vô có được quyền tự trị rộng rãi nhưng vẫn thuộc về Cô-xô-vô. Xéc-bi-a và Cô-xô-vô cam kết sẽ không cản phá nhau cũng như vận động đối tác khác cản phá bên kia tham gia vào các tổ chức quốc tế. Tối hậu thư của EU đã buộc hai bên phải đi đến sự thỏa thuận với nhau trước thềm Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước EU ngày 22-4 vừa qua, nếu Xéc-bi-a muốn được xem xét khởi động đàm phán gia nhập EU và Cô-xô-vô muốn ký Hiệp ước liên kết với EU. Điều kiện này đã tạo ra áp lực mạnh mẽ buộc hai bên phải đi đến thỏa hiệp với nhau.
Với thỏa thuận này, Xéc-bi-a và Cô-xô-vô đã có được giải pháp cho vấn đề vướng mắc cơ bản và nhạy cảm nhất xuất phát từ việc Cô-xô-vô tách khỏi Xéc-bi-a. Cả hai phía đều phải trả giá đắt cho cơ hội được đứng vào hàng ngũ cùng các thành viên EU khác trong tương lai. Không có sự đồng ý của Xéc-bi-a, EU không thể thu nạp Cô-xô-vô và ngược lại nếu Xéc-bi-a không bình thường hóa quan hệ với Cô-xô-vô thì EU cũng sẽ không thu nạp nước này vào hàng ngũ của mình. Tuy quá trình của Xéc-bi-a và Cô-xô-vô xích lại gần EU có khác nhau nhưng lại liên quan đến nhau như thế. Vì để được bắt đầu quá trình đàm phán gia nhập EU mà Xéc-bi-a phải chấp nhận đàm phán với Cô-xô-vô.
Cả EU và Cô-xô-vô cũng đều cần “sự chấp nhận” của Xéc-bi-a với Cô-xô-vô về sự ngang bằng pháp lý quốc tế. Điều đó cũng có nghĩa là dẫu có muốn hay không thì Xéc-bi-a cũng đã phải gián tiếp công nhận Cô-xô-vô đã độc lập và có chủ quyền. Đổi lại, Cô-xô-vô phải chấp nhận việc Xéc-bi-a vẫn duy trì ảnh hưởng ở những khu vực có người Xéc-bi-a tại miền Đông Cô-xô-vô và vẫn đóng vai trò cùng quyết định tới bất kể chuyện gì liên quan tới cộng đồng dân cư và vùng lãnh thổ này. Đây cũng là cái giá mà Cô-xô-vô phải trả cho sự công nhận chủ quyền từ phía Xéc-bi-a.
Ý nghĩa lịch sử của thỏa thuận này ở chỗ, đây là lần đầu tiên hai bên ký kết một văn kiện pháp lý quốc tế xử lý mọi vướng mắc đối địch và tranh chấp, tạo ra nền tảng pháp lý quốc tế mới cho toàn bộ mối quan hệ giữa Xéc-bi-a và Cô-xô-vô trong tương lai. Thỏa thuận này cũng mở đường cho việc Xéc-bi-a thực hiện mục tiêu gia nhập EU và đồng thời cũng buộc EU phải thực hiện cam kết mở cửa cho quốc gia này.
Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước EU ngày 22-4 vừa qua, EU đã trì hoãn quyết định chấp nhận khuyến nghị của Ủy ban EU về tiến hành đàm phán với Xéc-bi-a về việc thu nạp quốc gia này như đã cam kết với lập luận EU muốn thấy "Xéc-bi-a hành động" sau khi đã đáp ứng điều kiện của EU. Điều đó cho thấy, vẫn chưa thể loại trừ hết khả năng Xéc-bi-a sẽ không thực hiện thỏa thuận vừa đạt được với Cô-xô-vô nếu EU không thực hiện đúng cam kết.
Không chỉ Xéc-bi-a, thỏa thuận này cũng mở đường cho Cô-xô-vô xúc tiến quá trình tham gia vào các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc, EU hay NATO. Cô-xô-vô cần tư cách thành viên ở những tổ chức quốc tế này vì nếu không dựa vào đó, Cô-xô-vô không thể phát triển thịnh vượng, khẳng định cũng như bảo vệ nền độc lập của chính mình.
Thỏa thuận này tạo ra tình huống và cục diện quan hệ mới trên bán đảo Ban-căng (Balkan) và giải quyết vấn đề khó khăn cuối cùng có nguồn gốc từ sự tan rã của Liên bang Nam Tư. Tuy nhiên, đạt được thỏa thuận là một chuyện, việc thực hiện nó lại là chuyện khác. Nếu các bên liên quan, đặc biệt không phải Xéc-bi-a hay Cô-xô-vô mà chính EU, không tuân thủ các cam kết thì sự tin cậy lẫn nhau sẽ không thể có được. Thỏa thuận mới rồi chỉ có giá trị trên giấy và chuyện rồi sẽ lại phải đàm phán không thể tránh khỏi. Khi ấy, tất cả đều đã bỏ lỡ cơ hội lịch sử hóa giải chuyện quá khứ để cùng hướng tới tương lai./.
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam với việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII  (08/05/2013)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới  (08/05/2013)
Thủ tướng sẽ đi thăm chính thức Liên bang Nga và Belarus  (08/05/2013)
Phóng thành công vệ tinh VNREDSat-1 của Việt Nam  (08/05/2013)
Nhiều ý kiến tâm huyết của cử tri gửi tới Quốc hội  (08/05/2013)
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay