“Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là có thật và nguy hiểm khôn lường*
Hội thảo chúng ta nghe 13 ý kiến tham luận tại Hội trường, trong 96 tham luận gửi tới Hội thảo. Các tham luận, với nhiều cách tiếp cận khác nhau, dưới nhiều góc độ, đã đề cập và giải quyết tốt những vấn đề cơ bản nhất, trên những phương diện chính yếu nhất, ở những phạm vi cần thiết nhất, chung quanh vấn đề “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa”, mà mục tiêu cuộc Hội thảo của chúng ta đặt ra. Ở chừng mực nào đó, có thể khái lược như vậy. Vì, chúng ta, dù có tiếp tục bàn luận thêm nhiều giờ nữa, thậm chí nhiều ngày nữa, cũng rất khó kiến giải một cách toàn vẹn và triệt để vấn đề. Bởi, đây là vấn đề rất mới, lại rất khó, rất phong phú và đa diện; đòi hỏi sự dụng công rất lớn, sự phối hợp rất đồng bộ, phương pháp giải quyết phải rất khoa học, càng đòi hỏi thái độ phải rất kiên trì, tinh tế; và hơn nữa, đòi hỏi thời gian cần thiết, không thể nóng vội, nhưng cũng không được phép trì trệ, chờ đợi, cầu toàn…
Với tinh thần đó, thay mặt Ban chủ trì Hội thảo, chúng tôi bước đầu chỉ khái lược mấy vấn đề chủ yếu nhất, có tính chất gợi mở từ Hội thảo như sau:
Ban Tổ chức nhận được 96 tham luận; và hôm nay, từ sáng tới giờ có 13 lượt ý kiến phát biểu tại diễn đàn. Nhìn tổng thể, từ các tham luận và các ý kiến, phát biểu, có thể thấy nổi bật ba loại vấn đề sau:
Loại vấn đề thứ nhất, về nội hàm và những hình thức biểu hiện của “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa”. Các tham luận và ý kiến từng bước kiến giải nội hàm phong phú, đa dạng và phức tạp của vấn đề “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa”. Đặc biệt, có ý kiến và tham luận phác họa những kịch bản, những tình huống của sự vận động đa diện và ngổn ngang của vấn đề này. Ở chừng mực nào đó, đây vẫn chỉ là những phác thảo, những chấm phá, đòi hỏi các nhà khoa học và chúng ta tiếp tục tìm tòi, phát hiện thêm. Chẳng hạn, “tự diễn biến” là thế nào, tới mức nào thì dẫn tới “tự chuyển hóa”? Nếu không khu biệt rõ, rất dễ nhầm lẫn. Mà nhầm lẫn thì đi đến rất dễ nghi oan, thậm chí rất dễ quy chụp, và dẫn tới rối loạn, lạc hướng. Thế là, vô hình trung lại rơi vào “tự diễn biến” ngoài ý muốn, “tự chuyển hóa” một cách vô thức; thậm chí gây phiền toái, hàm oan cho đồng chí mình, tự gây rối mối quan hệ nội bộ. Lợi bất cập hại! Hậu quả thật khó hình dung nổi. Vì thế, đề nghị chúng ta tiếp tục suy ngẫm nội hàm các phạm trù này, nhất là mối quan hệ giữa “tự diễn biến” - “tự chuyển hóa”; “diễn biến hòa bình” - “tự diễn biến” - “tự chuyển hóa” và những biểu hiện phức tạp, khó lường; những kịch bản đa diện của vấn đề này.
Loại vấn đề thứ hai, về thực tiễn cuộc đấu tranh phòng, chống “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” của chúng ta và những vấn đề đang đặt ra. Các tham luận và ý kiến phát biểu đề cập một cách khá bao quát vấn đề, đều đã khẳng định: “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là có thật và nguy hiểm khôn lường. Và vì thế, đây là một cuộc đấu tranh phức tạp, ngay trong nội bộ, ở mỗi con người, tại mỗi tổ chức; có mặt trước hết trên bình diện tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống… nhưng lại thể hiện rất thầm kín, thậm chí dễ che giấu, ngụy trang, biến ảo, rất khó nhận biết, phát hiện; có mặt trên khắp các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, rất da dạng; có mặt ở mọi quy mô không gian, rất khó kiểm soát: trong nước, nước ngoài, liên hệ giữa trong nước và nước ngoài; biểu hiện ở đa đối tượng, đa chủ thể…ở mọi cấp, mọi ngành; nó lại diễn ra ở mọi thời điểm rất khó tiên lượng; nắm bắt…
Do đó, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” rất nguy hiểm, nguy hiểm tới mức khôn lường. Công việc phòng, chống rất khó khăn; tính chất đấu tranh rất phức tạp, rất tinh tế; phương châm phòng, chống đòi hỏi rất mềm dẻo, linh hoạt và phải rất chủ động… Các tham luận và các ý kiến trình bày, ở dưới nhiều góc độ, mọi tính chất và mức độ, đều chỉ rõ điều đó. Và thời gian vừa qua, chúng ta đã rất chủ động và nỗ lực trên mặt trận này, nhưng phải thừa nhận rằng, sự cố gắng chưa ngang tầm, hiệu quả của việc phòng, chống chưa đạt như mong muốn, chưa tương xứng với sự đòi hỏi của Đảng, sự yêu cầu của nhân dân ta. Thậm chí có mặt diễn biến phức tạp hơn; lây lan cả tới những bộ phận rất nhạy cảm, những lĩnh vực rất then chốt và những chủ thể khá quan trọng.
Các tham luận và ý kiến phát biểu, từ nhiều góc độ đã tiếp cận, tập trung kiến giải nổi bật mấy loại nguyên nhân cơ bản và chủ yếu sau: các nguyên nhân bên ngoài - bên trong, khách quan - chủ quan, trong đó chủ quan là chủ yếu. Ví dụ: Công tác tư tưởng lý luận của chúng ta chưa ngang tầm trọng trách xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc; công tác giáo dục tư tưởng chính trị đổi mới chưa tương xứng với nhiệm vụ, có mặt chưa theo kịp tình hình biến đổi phức tạp, khó lường; việc giáo dục cán bộ, đảng viên ở nhiều nơi, nhiều cấp chưa phù hợp, chưa hiệu quả; công tác kiểm tra, giám sát, bảo vệ chính trị nội bộ có mặt chưa đáp ứng được tốt đòi hỏi của nhiệm vụ… Đồng thời, cơ chế quản lý kinh tế và điều hành nền kinh tế vĩ mô không ít hạn chế, nhiều sơ hở và bất cập; công tác bảo vệ kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước ở nhiều nơi, ở một số cấp chưa nghiêm; sự phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị chưa ngang tầm. Phải thừa nhận rằng, việc tự mình giáo dục, tự mình nêu gương của một số bộ phận cán bộ, đảng viên rất hạn chế, thậm chí rất kém. Điều cần nhấn mạnh là, sự nêu gương của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là một số cán bộ cao cấp mang tầm chiến lược chưa được như mong muốn, thậm chí gây xao xuyến tâm tư, tình cảm của cán bộ, đảng viên; làm dao động lòng tin yêu, kính trọng của nhân dân. Mặt khác, việc hạn chế những tác động xấu từ bên ngoài trên lộ trình hội nhập quốc tế của chúng ta, ở mức độ nào đó, chưa đạt yêu cầu; cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”, phản công những âm mưu, hành động chống phá của các thế lực phản động trên mặt trận tư tưởng chính trị và trên một số lĩnh vực chưa như mong muốn.
Có thể nói, đó chính là những vấn đề nóng bỏng, đặt ra một cách cấp bách - những nguyên nhân căn bản và chủ yếu - mà cuộc đấu tranh phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của chúng ta đòi hỏi cần phải tiếp tục giải quyết một cách chủ động và hiệu quả, mà các tham luận và ý kiến phát biểu tại diễn đàn Hội thảo đã gợi mở, cảnh báo.
Điều quan trọng nhất là, từ việc nhận thức ngày càng rõ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” tới thực tiễn cuộc đấu tranh phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và những vấn đề đang đặt ra cấp bách, mà các tham luận và… ý kiến trình bày tại Hội thảo đã góp phần nêu bật, loại vấn đề thứ ba là, chúng ta phải tiếp tục làm gì và làm như thế nào, để góp phần phòng, chống một cách chủ động và hiệu quả hơn “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”? Cụ thể: Các hình thức, tính chất và mức độ nguy hiểm của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”? Ai, tổ chức nào “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”? Định lượng chúng như thế nào? Ai chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”?…
Có thể khái lược trên một số ý lớn sau:
Về mục tiêu: Các tham luận và ý kiến phát biểu đều thống nhất khẳng định, việc xây dựng Đảng vững mạnh, trong sạch một phần quan trọng tùy thuộc vào cuộc đấu tranh phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” - một vấn đề cấp bách có ý nghĩa sống còn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và sự tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Về quan điểm chỉ đạo: Phải quyết liệt, đồng bộ và thống nhất từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, từ đầu đến cuối, nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm; có lộ trình và bước đi thích hợp; phải huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn thể dân tộc xây dựng Đảng và Nhà nước vững mạnh, trong sạch, ngay từ mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, từ từng tổ chức của Đảng, của bộ máy nhà nước...
Về phương châm thực hiện: Bảo đảm sự lãnh đạo chặt chẽ và dân chủ của các cấp ủy; bảo đảm sự thống nhất giữa việc ổn định với đổi mới, phát triển để nhằm ổn định và đẩy mạnh đổi mới; kết hợp chặt chẽ giữa chống “diễn biến hòa bình” với phòng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; bảo đảm sự thống nhất giữa việc xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh với sự xây dựng bộ máy nhà nước, hiệu lực và hiệu quả và làm lành mạnh các quan hệ xã hội, trước mắt gắn chặt với thực hiện tốt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng” và Chỉ thị số 03, của Bộ Chính trị, “Về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Điều hết sức đáng ghi nhận là, các tham luận và các ý kiến phát biểu, dưới nhiều góc độ và mức độ, đều tập trung hoạch định, kiến nghị và khuyến nghị thực thi đồng bộ và hiệu quả hệ các giải pháp căn bản và chủ yếu: Về tư tưởng chính trị và bảo đảm công tác giáo dục tư tưởng chính trị; về lý luận và nâng cao công tác lý luận của Đảng; về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và điều hành nền kinh tế vĩ mô; về đổi mới và kiện toàn tổ chức bộ máy các cấp và xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên; về đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng; về đổi mới công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, thực thi và bảo vệ pháp luật của Nhà nước; về tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ; về dựa hẳn vào nhân dân để xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước…; về tăng cường chất lượng và hiệu quả công tác an ninh, quốc phòng, đối ngoại bảo đảm tích cực và chủ động hội nhập quốc tế hiệu quả; về tăng cường vai trò của hệ thống chính trị và nâng cao vị thế và sức mạnh của nhân dân trong xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước vững mạnh, trong sạch; về gắn chặt cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” với phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; về gắn cuộc đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng và lãng phí với việc đẩy lùi tình trạng cát cứ, cục bộ và lợi ích nhóm; về ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên; về bảo đảm không ngừng dân chủ và kỷ cương, kỷ luật; về nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp, đặc biệt là đội ngũ cán bộ ở tầm vĩ mô, có tính chiến lược; về đổi mới công tác khen thưởng và kỷ luật; và đặc biệt là, nâng cao sức đề kháng của mỗi tổ chức đảng, từng cấp chính quyền, đoàn thể, của mỗi cán bộ, đảng viên,…
Còn rất nhiều những giải pháp khác nữa, nhưng có thể nói, đó là những giải pháp cơ bản và chủ yếu rất khả thi. Vì đây không chỉ là tâm huyết mà là trí tuệ khoa học, là trình độ tổng kết thực tiễn của các nhà khoa học, của các nhà tổ chức thực tiễn; là niềm mong mỏi, sự quyết tâm và cố gắng của đông đảo nhân dân!
Có thể nói, cuộc Hội thảo của chúng ta đã đạt được mục tiêu Ban Tổ chức đặt ra. Sự thành công bước đầu này trước hết thuộc về tất cả các nhà khoa học, các đồng chí có mặt ở đây hay vì những lý do đặt biệt một số các nhà khoa học, các đồng chí không thể tới sự Hội thảo hôm nay.
Thay mặt Đoàn Chủ trì Hội thảo, chúng tôi trân trọng cảm ơn toàn thể các nhà khoa học, các đồng chí và các bạn tham dự và phát biểu tại Hội thảo; cảm ơn các cơ quan báo chí và truyền thông đại chúng đã về dự và đưa tin, tuyên truyền về Hội thảo; cảm ơn các cơ quan chức năng của ba cơ quan đồng tổ chức Hội thảo đã chuẩn bị tốt để góp phần cho Hội thảo thành công. Nhân dịp trước thềm Năm mới 2013 và Xuân Qúy Tỵ đang tới rất gần, một lần nữa, kính gửi tới tất cả các đồng chí và các bạn lời chúc một Năm mới mạnh khỏe, hạnh phúc và tiến bộ không ngừng!
--------------------------------------
Thế giới năm 2012: Từ góc nhìn an ninh biển  (28/12/2012)
Cần Thơ đột phá cải cách hành chính để giảm tình trạng nhũng nhiễu người dân, doanh nghiệp  (28/12/2012)
Khai trương Trang điện tử tiếng Lào và phát tin, bài trên Trang SolidNet  (28/12/2012)
PVN dự báo doanh thu năm 2013 giảm 119,4 nghìn tỷ  (27/12/2012)
Dự kiến tăng trưởng tín dụng năm 2013 là 12%  (27/12/2012)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên