Một số vấn đề về tổ chức và hoạt động của chính quyền cơ sở
Chính quyền cơ sở liên quan trực tiếp đến việc quản lý, điều hành các hoạt động kinh tế - xã hội cũng như mọi mặt đời sống của nhân dân, nên tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động phải hướng vào phục vụ dân, sát với nhân dân. Gắn bó mật thiết với nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân là một trong những nhân tố quyết định sức mạnh của chính quyền cơ sở. Để tổ chức và hoạt động của chính quyền cơ sở hiệu quả, cần thực hiện nhất quán một số nội dung sau:
Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cơ sở
Trên cơ sở nhận thức rõ chức năng quản lý nhà nước của chính quyền trong điều kiện mới, tiến hành rà soát, đánh giá lại toàn bộ những quy định hiện hành về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của chính quyền địa phương các cấp. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của mỗi cấp chính quyền địa phương, xác định cụ thể những loại việc đích thực của mỗi cấp chính quyền cùng với các thẩm quyền và điều kiện cần có để thực hiện một cách hiệu quả nhất.
Tăng quyền hạn và trách nhiệm cho chính quyền cơ sở, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của các cấp chính quyền. Tăng cường phân cấp cho chính quyền theo phương châm: việc nào, cấp nào thực hiện có hiệu quả hơn thì giao cho cấp đó; phân cấp phải rõ thẩm quyền, trách nhiệm và mỗi việc chỉ do một cấp thực hiện, gắn với chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp. Từ đó xác định rõ tổ chức bộ máy tương ứng để thực hiện các công việc đó. Phân cấp chức năng, nhiệm vụ gắn với phân cấp tài chính, ngân sách và tổ chức, cán bộ.
Ủy ban nhân dân (UBND) phải được trao quyền tự chủ, tự quản nhất định trong tổ chức và triển khai các hoạt động phục vụ cuộc sống của cộng đồng dân cư địa phương. Tổ chức bộ máy chính quyền địa phương phải chịu sự giám sát thực sự của các cơ quan có thẩm quyền và của nhân dân. Căn cứ vào phân cấp về ngân sách, tài chính, chính quyền địa phương tự quyết về việc thực thi một số loại công việc vì lợi ích của dân cư và sự phát triển của địa phương; tổ chức và quản lý các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công tại địa phương.
Xây dựng và kiện toàn đội ngũ cán bộ chủ chốt
Cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn (gọi tắt là xã) là những người tiêu biểu cho trí tuệ của một tập thể, một tổ chức. Họ được bầu cử hay bổ nhiệm, đảm nhận nhiệm vụ trước cấp trên và đơn vị mình về sự phát triển trên mọi lĩnh vực hoạt động ở xã.
Để đội ngũ này thực sự phát triển trong thời gian tới đáp ứng được những yêu cầu, nhiệm vụ trong điều kiện, tình hình mới, cần xác định rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy chính quyền xã trong điều kiện mới; xác định khối lượng các công việc ở xã. Từ đó xác định phương hướng xây dựng cơ cấu, số lượng chức danh của tổ chức bộ máy của xã sao cho vừa bảo đảm được hiệu quả của công việc, vừa không làm cho bộ máy phình to. Quy định rõ các chức danh, nhưng phải xác định rõ và mở rộng hơn các chức năng, nhiệm vụ mà chức danh đó phải đảm nhiệm phù hợp với những yêu cầu hoạt động của xã. Cơ cấu tổ chức và bố trí cán bộ của các cấp chính quyền địa phương phải phù hợp với quy mô, đặc điểm và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, tránh tình trạng rập khuôn, máy móc giống nhau giữa các vùng, miền như hiện nay.
Xác định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ chủ chốt xã. Phân định rõ ràng và cụ thể trách nhiệm giữa tập thể và cá nhân, giữa các cá nhân trong UBND, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng; đề cao vai trò, trách nhiệm cá nhân chủ tịch UBND với tư cách là người đứng đầu cơ quan hành chính địa phương. Đổi mới cơ cấu tổ chức của UBND theo hướng giảm bớt số lượng thành viên ủy ban, tăng thêm số phó chủ tịch.
Nâng cao năng lực, phẩm chất đội ngũ cán bộ ở cấp xã
Cấp xã là cấp chính quyền gần dân nhất, là cơ quan trực tiếp tổ chức thực hiện hầu hết các công tác ở cơ sở, do vậy, việc cán bộ, công chức có hành vi tham nhũng, tiêu cực rất dễ gây nên bất bình trong nhân dân, làm giảm niềm tin của nhân dân với chính quyền nói chung. Cấp xã là nơi nhân dân có điều kiện thuận lợi nhất để kiểm tra, giám sát hoạt động của bộ máy chính quyền. Vì vậy, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở cấp xã được xác định là một trong những trọng điểm của công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay.
Tình trạng tham nhũng, tiêu cực ở cấp xã xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhìn chung, trình độ chính trị, pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ cấp xã hiện nay chưa cao, chế độ đãi ngộ còn thấp. Nhiều cán bộ cấp xã chưa nhận thức đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của họ, thiếu hiểu biết và tôn trọng pháp luật, do đời sống của họ và gia đình họ còn nhiều khó khăn,... cho nên đã thực hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực. Do vậy, để phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh tiến tới loại bỏ nguy cơ này, theo chúng tôi cần thực hiện một số công tác sau:
Trước hết, quan tâm đến công tác rà soát, đánh giá, đào tạo, sử dụng và chế độ đãi ngộ với cán bộ, công chức cấp xã. Công tác đào tạo cán bộ cho cấp xã phải bám sát thực tiễn hơn nữa, tập trung vào đào tạo pháp luật, kỹ năng quản lý, giải quyết những vấn đề thường xuyên đặt ra đối với cấp xã và văn hóa giao tiếp với nhân dân. Hai là, cương quyết loại bỏ ra khỏi bộ máy chính quyền những cán bộ, công chức suy thoái về phẩm chất đạo đức, yếu kém về chuyên môn nghiệp vụ, có hành vi tham nhũng, tiêu cực. Ba là, nghiên cứu, xây dựng mô hình chính quyền cấp xã theo hướng hình thành bộ máy chính quyền chính quy, có uy tín, quyền uy, có năng lực giải quyết các vấn đề, là chỗ dựa, niềm tin của nhân dân. Bốn là, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, trẻ hóa đội ngũ, giải quyết hợp lý và đồng bộ chế độ, chính sách đối với cán bộ. Cán bộ chính quyền địa phương phải có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; công tâm, thạo việc, tận tụy với nhân dân, biết phát huy sức nhân dân, không tham nhũng, không ức hiếp nhân dân. Đổi mới chính sách tạo nguồn cán bộ chính quyền địa phương, thực hiện chính sách thu hút học sinh, sinh viên đã qua đào tạo cơ bản, những người có trình độ chuyên môn cao về phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, cơ sở.
Nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý của chính quyền địa phương các cấp trên cơ sở phân cấp rõ hơn, nhiều hơn thẩm quyền, trách nhiệm của bộ máy chính quyền địa phương, phát huy tính chủ động tích cực, sáng tạo của địa phương trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội./.
Học và làm theo Bác - giải pháp quan trọng để Cục Cảnh sát Biển Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ  (14/12/2012)
Đại hội Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ X thành công tốt đẹp  (14/12/2012)
Xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh  (14/12/2012)
Nâng cao năng lực lãnh đạo nữ trong khu vực nhà nước: Cần cải thiện khâu thực thi chính sách  (14/12/2012)
Tiếp tục phát huy sức mạnh của hai phong trào hành động cách mạng  (14/12/2012)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên