Mục lục Tạp chí Cộng sản số 799 (5-2009)
ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI X CỦA ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG
Vũ Văn Ninh - Điều hành chính sách tài chính năm 2008 - vững tin hơn về kinh tế vĩ mô trong năm 2009
“Con thuyền” kinh tế Việt Nam không khỏi bị tròng trành trước “bão táp” của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, nhìn lại những kết quả đạt được trong năm 2008 về chống lạm phát, ổn định vĩ mô nền kinh tế, chúng ta hoàn toàn có thể vững tin hơn trong thời gian tới với những giải pháp quyết liệt của Chính phủ về kích cầu, chống suy giảm tăng trưởng kinh tế, ổn định an sinh xã hội...
Nguyễn Văn Giàu - Sử dụng các giải pháp tiền tệ, tín dụng để kích cầu đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2009
Khủng hoảng tài chính bắt đầu từ Mỹ vào cuối năm 2007, nhanh chóng lan ra toàn cầu, gây hậu quả nghiêm trọng và kéo dài đối với nền kinh tế thế giới. Theo những ý kiến lạc quan nhất, phải đến năm 2010 kinh tế thế giới mới có thể phục hồi tăng trưởng. Mặc dù Việt Nam không nằm trong tâm khủng hoảng nhưng nền kinh tế nước ta cũng chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Chính phủ Việt Nam đã và đang thể hiện sự quyết tâm cao độ ngăn chặn suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng, bảo đảm an sinh xã hội bằng việc nhanh chóng triển khai hàng loạt biện pháp cấp bách và quyết liệt.
Hà Hùng Cường - Đẩy mạnh xây dựng đội ngũ luật sư phục vụ thời kỳ phát triển mới của đất nước
Cùng với sự phát triển của xã hội và pháp luật, nghề luật sư cũng ngày càng phát triển. Bên cạnh tư cách đại diện theo ủy quyền của khách hàng, luật sư còn tham gia với tư cách là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho khách hàng. Hoạt động của luật sư có tính phản biện xã hội, bảo đảm tính khách quan của vụ việc, giúp tòa án xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, góp phần thực hiện công bằng xã hội.
Nguyễn Thị Bình - Bảo đảm sự phát triển ổn định hệ thống đại học, cao đẳng ngoài công lập ở nước ta
Một trong những đổi mới quan trọng của giáo dục đại học ở nước ta trong vòng hai thập niên qua là sự ra đời của hệ thống các trường ngoài công lập. Bài viết điểm lại những nét chính của sự phát triển hệ thống đó, nêu một số vấn đề tồn tại và kiến nghị các biện pháp giải quyết.
NHÂN KỶ NIỆM 55 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ (7-5-1954 - 7-5-2009)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tinh thần Điện Biên Phủ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta
Nhân dịp chuẩn bị kỷ niệm 55 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, Ban Biên tập Tạp chí Cộng sản đã đến thăm và chúc sức khỏe Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trong cuộc gặp gỡ thân mật này, nói về trận Điện Biên Phủ, Đại tướng nhấn mạnh ý nghĩa to lớn của chiến thắng Điện Biên Phủ đối với quá trình cách mạng nước ta và thế giới. Nhân dịp kỷ niệm này, thông qua Tạp chí, Đại tướng gửi tới các tướng lĩnh, các cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong và dân công đã tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ lời thăm hỏi ân cần và chúc mừng nồng nhiệt, đặc biệt là thăm hỏi ân cần và chúc sức khỏe đến các gia đình những người đã hy sinh vì Tổ quốc trong chiến dịch Điện Biên Phủ và thân ái gửi lời chúc mừng đến đồng bào, chiến sĩ trong cả nước. Từ bài học chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại tướng nhấn mạnh: Nếu chúng ta nêu cao tinh thần yêu nước, có ý chí quyết tâm và tinh thần sáng tạo thì việc khó mấy chúng ta cũng làm được. Đại tướng chúc toàn quân, toàn dân ta phát huy tinh thần Điện Biên Phủ vào công cuộc đổi mới, thực hiện được mong muốn của Bác Hồ xây dựng đất nước ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Nhân dịp này, Đại tướng đã thân ái gửi lời thăm và chúc sức khỏe đến Ban Biên tập, các phóng viên, cộng tác viên của Tạp chí Cộng sản; mong Tạp chí Cộng sản - cơ quan lý luận và chính trị của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam - có những tiến bộ mới cả về nội dung và hình thức, có những thành tựu quan trọng trong công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu phát triển lý luận, góp phần xứng đáng hơn nữa vào sự nghiệp đổi mới.
Nói về ý nghĩa và kinh nghiệm của Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại tướng nhắc lại là đã nói kỹ trong cuộc phỏng vấn của Tạp chí Cộng sản nhân dịp kỷ niệm 50 năm. Tạp chí Cộng sản xin lược trích lại ý kiến của Đại tướng đã đăng trong số 6 tháng 3 năm 2004:
Phùng Quang Thanh - Phát huy chiến thắng Điện Biên Phủ xây dựng quân đội vững mạnh để bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới
Cách đây 55 năm, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã làm nên một sự kiện "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu". Âm hưởng chiến thắng vĩ đại đó còn vang mãi với những ý nghĩa sâu xa và bền vững. Một trong những ý nghĩa đó là phát huy sức mạnh của Quân đội ta thành đội quân trăm đánh trăm thắng, là lực lượng nòng cốt để bảo vệ Tổ quốc...
Lò Mai Trinh - Xây dựng Điện Biên ngày càng vững mạnh
Điện Biên Phủ là chiến thắng lừng lẫy và vang dội của quân và dân ta trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân vì độc lập và tự do trong thế kỷ XX. Năm mươi lăm năm đã trôi qua, nhưng ý nghĩa, tầm vóc của chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn không chút phai mờ; ngược lại, thời gian ấy càng giúp chúng ta nhận thức sâu sắc và đầy đủ hơn về ý nghĩa to lớn, tầm vóc lịch sử, về những kinh nghiệm và bài học của Điện Biên Phủ.
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Vũ Khoan - Khủng hoảng kinh tế toàn cầu và một số vấn đề đặt ra đối với kinh tế Việt Nam
Khủng hoảng kinh tế đang diễn ra mang tính toàn cầu, xem xét từ nhiều góc độ và đánh giá về những tác động của nó đối với nước ta là một vấn đề khó khăn, nhưng có ý nghĩa quan trọng trên nhiều phương diện.
Tạ Ngọc Tấn - Khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ góc nhìn lợi ích
Khủng hoảng tài chính toàn cầu là vấn đề xuyên suốt, trọng tâm của kinh tế thế giới năm 2008 và hiện là tâm điểm sự chú ý của dư luận toàn thế giới. Cuộc khủng hoảng này bắt đầu từ hoạt động cho vay thế chấp dưới chuẩn quá dễ dãi và thiếu kiểm soát ở Mỹ dẫn đến sự đổ vỡ dây chuyền trong ngành tài chính Mỹ bắt đầu từ giữa tháng 9-2008, sau đó đã lan qua Đại Tây Dương, tới châu Âu, châu Á và gây ra cơn “địa chấn” kinh tế toàn cầu. Chỉ riêng trong năm 2008 đã có trên 30 nghìn tỉ USD, tức là xấp xỉ một nửa vốn toàn thế giới bị “bốc hơi”. Một loạt tập đoàn kinh tế lớn như General Motors, Chrysler,... đứng trên bờ vực phá sản. Sau nỗi hoảng sợ của cả thế giới là trạng thái “đóng băng” tín dụng gần như trên phạm vi toàn cầu. Nhiều nghiên cứu đã phân tích căn nguyên cũng như hệ quả của khủng hoảng dưới nhiều góc độ khác nhau. Bài viết này phân tích cuộc khủng hoảng dưới góc độ lợi ích.
Nguyễn Đắc Hưng - Thực hiện mục tiêu kích cầu, thúc đẩy tăng trưởng bền vững và bảo đảm an sinh xã hội
Hầu hết các nền kinh tế trên thế giới hiện đang phải tập trung đối phó với vấn đề khó khăn nhất trong hàng chục năm qua, đó là khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy giảm kinh tế ở mức đáng lo ngại, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng cao, sức mua của người tiêu dùng giảm thấp,... Tuy cách thức đối phó có khác nhau, song các nước đều tập trung vào chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, giảm tỷ lệ thất nghiệp, bảo đảm an sinh xã hội, kích cầu tiêu dùng và kích cầu đầu tư. Trước những vấn đề đó, chính sách của Việt Nam ra sao?
Đỗ Quốc Sam - Thế nào là một nước công nghiệp
Hiện nay là thời điểm thích hợp để chuẩn bị nghiên cứu chiến lược phát triển 10 năm 2011 - 2020, kết thúc thời kỳ chiến lược cũng là thời hạn dự kiến hoàn thành mục tiêu nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Rõ ràng, chiến lược phát triển đến năm 2020 phải lấy công nghiệp hóa làm một mục tiêu phấn đấu. Vì thế, nghiên cứu chiến lược 10 năm hoặc dài hạn hơn đều không thể bỏ qua việc giải đáp các câu hỏi: “Thế nào là một nước công nghiệp?”, “Thế nào là một nước công nghiệp theo hướng hiện đại?” và “Thế nào là cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại?”.
Cao Đức Thái - Những đóng góp có ý nghĩa thời đại của tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người
Nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người trước hết thể hiện ở cách tiếp cận mang tính cách mạng - sáng tạo của Người về vấn đề này. Xuất phát từ lợi ích của dân tộc ta và các dân tộc tộc bị áp bức, từ chọn lọc, kế thừa và phát triển các giá trị nhân quyền của nhiều học thuyết, nhiều nền văn hóa, nhiều hệ tư tưởng, nhất là từ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người góp phần phát triển lý luận nhân quyền của nhân loại trong thời đại ngày nay.
Đoàn Thế Hanh - Về vấn đề giám sát trong Đảng
Giám sát là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng, khâu quan trọng trong công tác lãnh đạo và là nội dung không thể thiếu của công tác xây dựng Đảng. Trong Đảng, tổ chức càng cao càng phải được giám sát chặt chẽ, người giữ quyền hành càng lớn càng phải được giám sát nghiêm ngặt. Giám sát trong Đảng là giám sát đối với quyền lực, phòng ngừa lạm dụng quyền lực, thực hiện lấy quyền lực chế ước quyền lực. Vấn đề là xây dựng cơ chế như thế nào để giám sát trở thành sinh hoạt thường xuyên, có văn hóa cao và hiệu quả thực tế trong Đảng.
THỰC TIỄN - KINH NGHIỆM
Đào Xuân Cần - Bắc Giang tăng cường hướng về tổ chức cơ sở đảng
Với tinh thần hướng về cơ sở, tất cả vì cơ sở, Tỉnh ủy Bắc Giang luôn coi việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng là vấn đề then chốt trong công tác xây dựng Đảng, lấy đó làm đòn bẩy quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị - xã hội của địa phương.
Trương Văn Sáu - Vĩnh Long chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn
Vĩnh Long là tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long - vùng trọng điểm nông nghiệp và an ninh lương thực của cả nước. Vĩnh Long nằm giữa vùng ảnh hưởng của hai trung tâm kinh tế lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ, là tỉnh có mật độ dân số cao, với 85% sống ở nông thôn và chủ yếu làm nông nghiệp. Nông nghiệp tạo ra hơn 1/2 GDP và chiếm gần 90% giá trị xuất khẩu, cho nên nông nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.
Nguyễn Đức Hải - Quảng Nam phát triển kết cấu hạ tầng, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
Khu vực nông thôn Quảng Nam có 210 xã, chiếm 93,8% số xã, phường của cả tỉnh (trong đó, có 115 xã miền núi) với 83% dân số sinh sống. Đây là khu vực có nhiều đóng góp to lớn trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, nhưng cũng là nơi chịu nhiều ảnh hưởng bởi hậu quả chiến tranh, thiên tai. Do kết cấu hạ tầng còn quá nhỏ bé nên nhiệm vụ xuyên suốt đặt ra cho Đảng bộ, chính quyền tỉnh là ưu tiên đầu tư xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, từng bước nâng cao đời sống nhân dân trong khu vực.
Trần Thanh Huyền - Hải quân nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Thế kỷ XXI được các nhà chiến lược xem là "Thế kỷ của đại dương". Hiện nay, khi tài nguyên trong lòng đất ngày càng cạn kiệt, nhiều nước trên thế giới, trong đó có cả những nước không có biển, đã và đang tìm mọi cách để tiến ra biển, khai thác nguồn lợi biển phục vụ lợi ích của quốc gia, bởi biển đang còn chứa trong nó một nguồn lợi vô cùng phong phú, từ mặt nước, đến lòng biển và đáy biển.
Phạm Phan Dũng - Vai trò của dự trữ quốc gia trong việc bảo đảm an sinh xã hội
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, các nước đều phải đương đầu với thiên tai, dịch bệnh, xung đột, lạm phát, khủng hoảng... Tiềm lực dự trữ quốc gia hùng mạnh về tài chính và hàng hóa không những giúp các quốc gia giảm thiểu thiệt hại, ổn định kinh tế vĩ mô, mà còn vượt qua khó khăn, phục hồi tăng trưởng kinh tế và chuẩn bị cho chu kỳ phát triển mới. Qua khủng hoảng tài chính thế giới lần này, nhiều quốc gia đang đánh giá lại các nguồn lực và sử dụng lực lượng dự trữ quốc gia của mình một cách hợp lý hơn.
THƯ GỬI BỘ BIÊN TẬP
Phan Huy Lê - Về hội thảo khoa học “Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX”
THẾ GIỚI: VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN
Trần Nguyễn Tuyên - Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay và các giải pháp khắc phục
Bắt nguồn từ khủng hoảng tài chính ở Mỹ từ cuối năm 2007, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay được đánh giá là trầm trọng nhất kể từ cuộc đại khủng hoảng kinh tế năm 1929 - 1933, mang tính thể chế và cơ cấu sâu sắc, suy thoái kinh tế có chiều hướng chuyển thành khủng hoảng kinh tế. Cuộc khủng hoảng đã đánh dấu sự phá sản của học thuyết kinh tế thị trường tự do kiểu Mỹ, đang và sẽ tác động mạnh mẽ, lâu dài đến tình hình kinh tế, chính trị thế giới.
Nguyễn Minh - Các thể chế toàn cầu trước thách thức mới
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hàng loạt thể chế toàn cầu đã được thiết lập nhằm xây dựng “luật chơi” giúp một số nước lớn xây dựng hệ thống quốc tế, với mục tiêu bảo đảm, duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, đồng thời bảo vệ các lợi ích của họ. Tuy nhiên, những thay đổi sâu sắc của thế kỷ XXI cùng sự xuất hiện của các nguy cơ toàn cầu mới đang thách thức vai trò của các thể chế này.
QUA SÁCH BÁO NƯỚC NGOÀI
Lê Quang Lạng - Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ qua dư luận thế giới
Trong lịch sử thế giới cận hiện đại, chiến thắng lẫy lừng Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam được coi là sự kiện nổi bật, có tác động, ảnh hưởng lớn đến tình hình quân sự, chính trị thế giới nhiều thập kỷ qua. Tầm vóc của sự kiện Điện Biên Phủ vượt ra khỏi một trận đánh thông thường, bởi nó kết tinh ý chí và trí tuệ Việt Nam, gắn liền với số phận của nhiều dân tộc trên thế giới... Đó là một thực tế./.
Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm tiếp trưởng đoàn các nước tham dự ASEM-9  (25/05/2009)
Hội thảo các nhà báo Á-Âu lần thứ năm  (25/05/2009)
Tuần làm việc thứ hai của Kỳ họp thứ năm, Quốc hội Khóa XII  (25/05/2009)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết thúc tốt đẹp chuyến thăm làm việc và dự Hội nghị Tương lai châu Á tại Nhật Bản  (24/05/2009)
Thông cáo số 4 kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XII  (24/05/2009)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên