Hiệu quả, kinh nghiệm và giải pháp phát triển kinh tế biển, đảo gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Thời gian gần đây, thực hiện Quyết định số 289/QĐ-TTg và Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg, của Thủ tướng Chính phủ, về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa, tỉnh đã triển khai hỗ trợ kịp thời cho bà con ngư dân trên địa bàn với tổng số tiền gần 100 tỉ đồng. Ngoài ra, tỉnh còn phối hợp tổ chức diễn tập thực nghiệm, huy động nhân lực, tàu thuyền bảo vệ chủ quyền biển, đảo theo Nghị định số 30/ NĐ-CP của Chính phủ…
Nhờ triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp, nên tình hình an ninh, trật tự vùng ven biển, biển và đảo trên địa bàn cơ bản được giữ vững; kinh tế - xã hội địa phương nói chung, khu vực ven biển, đảo của tỉnh nói riêng có nhiều chuyển biển tích cực: các công trình kết cấu hạ tầng then chốt, nhất là các công trình trọng điểm phục vụ dân sinh, phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng cho nhiệm vụ quốc phòng như: các tuyến giao thông huyết mạch tạo hành lang thông suốt tuyến ven biển từ Đà Nẵng đến Dung Quất (Quảng Ngãi); cầu Cửa Đại; đường cứu hộ, cứu nạn ven biển; cảng Kỳ Hà; cảng du lịch ở Cửa Đại; âu thuyền tránh bão ở Cù Lao Chàm (Hội An) và Tam Hải (Núi Thành) đang được đầu tư xây dựng. Các khu công nghiệp, tiềm năng du lịch ngày càng phát huy hiệu quả; nhiều dự án du lịch cao cấp ở khu vực ven biển Hội An, Điện Bàn, đảo Cù Lao Chàm, phố cổ Hội An được triển khai xây dựng…
Ngành thủy sản của địa phương ngày càng phát triển mạnh, giá trị tăng bình quân hằng năm đạt gần 6,5% cả về đánh bắt, nuôi trồng và chế biến xuất khẩu. Sản lượng khai thác năm 2010 đạt 57.750 tấn; 8 tháng đầu năm 2011 đạt 46.700 tấn. Sản lượng nuôi trồng năm 2010 đạt trên 27 nghìn tấn, tăng gấp 3 lần so với năm 2005. Số lượng tàu cá đánh bắt xa bờ tăng nhanh đi đôi với việc xây dựng mô hình tổ chức sản xuất trên biển theo tổ đoàn kết, tương trợ trong sản xuất và tìm kiếm cứu nạn đã góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo thêm nhiều việc làm cho ngư dân, xóa đói, giảm nghèo vùng ven biển, bảo vệ tài nguyên, góp phần giữ vững an ninh, chủ quyền vùng biển của Tổ quốc.
Những kết quả đạt được cho thấy, tỉnh đã vận dụng đúng đắn, hợp lý chủ trương phát triển kinh tế gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh của Đảng và Nhà nước vào tình hình cụ thể của địa phương. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Chiến lược kinh tế biển của tỉnh thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế cần tập trung khắc phục như: kinh tế biển của tỉnh phát triển chưa thật sự vững chắc, chất lượng tăng trưởng chưa cao; phát triển du lịch ven biển chỉ được tập trung ở một số địa phương có điều kiện thuận lợi; thiết bị, phương tiện ngư cụ khai thác, nuôi trồng thủy sản, nhất là phương tiện đánh bắt xa bờ còn ít, lạc hậu, công suất thấp nên việc vươn khơi của ngư dân còn nhiều khó khăn; công trình hạ tầng kỹ thuật biển còn hạn chế, thiếu đồng bộ; nguồn lợi tài nguyên biển chưa được quan tâm bảo vệ; trình độ dân trí còn hạn chế, đời sống của nhân dân, nhất là khu vực bãi ngang còn nhiều khó khăn…
Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới, tỉnh xác định tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược kinh tế biển, đưa kinh tế biển và vùng ven biển phát triển mạnh, giữ vai trò, vị trí quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh; tập trung nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân vùng ven biển; phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền biên giới và biển đảo, triển khai có hiệu quả các dự án kinh tế - quốc phòng vùng biên giới, hải đảo, giảm nhẹ thiên tai; bảo tồn, tái tạo nguồn lợi, bảo vệ tốt môi trường sinh thái biển và vùng ven biển. Phấn đấu đến năm 2015 đưa tỉnh phát triển đạt mức khá ở khu vực miền Trung, sớm trở thành tỉnh công nghiệp, theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Để đạt được mục tiêu đó, tỉnh đã và đang tập trung thực hiện các giải pháp chủ yếu sau:
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của biển đối với chiến lược phát triển kinh tế và bảo đảm quốc phòng - an ninh, nhất là các cơ quan, tổ chức, người dân liên quan trực tiếp đến biển trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ trên biển, đảo của Tổ quốc gắn với phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.
- Rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển, vùng đảo luôn gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh; xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng biển, đảo.
- Đầu tư phát triển vùng Đông ven biển của tỉnh thành vùng kinh tế động lực, trong đó, tập trung các nguồn lực để phát triển mạnh mẽ Khu kinh tế mở Chu Lai, các khu công nghiệp, khu du lịch, dịch vụ, bến cảng, các khu đô thị ven biển. Trước mắt tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng then chốt như: cầu Cửa Đại, hệ thống đường cứu nạn, cứu hộ ven biển, nạo vét sông Trường Giang, sông Cổ Cò, cảng Kỳ Hà, cảng Tam Hiệp; xây dựng các công trình hạ tầng vừa phục vụ nhu cầu dân sinh, phát triển kinh tế vừa bảo đảm quốc phòng, an ninh và có khả năng đối phó với tác động của biến đổi khí hậu, nhất là chống bão, sóng thần, nước biển dâng ở các xã ven biển. Phát triển dịch vụ du lịch cao cấp xen lẫn các khu vực dành để phục vụ nhu cầu chung của nhân dân, phát triển du lịch gắn với làng nghề truyền thống và phát huy bản sắc văn hóa vùng biển; bảo vệ các hệ sinh thái, đa dạng sinh học vùng biển, đảo.
- Thực hiện tốt công tác quốc phòng - an ninh, tích cực tham gia hợp tác khu vực và đối ngoại về biển. Tạo điều kiện cho ngư dân được vay vốn ưu đãi để đóng mới, nâng cấp tàu thuyền đáp ứng yêu cầu vươn xa để đánh bắt, khai thác hải sản và mua sắm các trang thiết bị, phương tiện cần thiết như máy tìm ngư, máy định vị, máy đo độ sâu, bộ đàm nhằm phục vụ thông tin liên lạc kịp thời để chủ động phòng tránh bão, phát hiện tàu thuyền lạ xâm lấn ngư trường, các hành vi phá hoại môi trường sinh thái và các hoạt động buôn lậu trên biển. Đồng thời củng cố, nhân rộng và phát huy thế mạnh của các tổ đoàn kết trên biển để thành lập nghiệp đoàn nghề cá giúp ngư dân yên tâm sản xuất, tương trợ nhau khi gặp nạn trên biển, góp phần bảo vệ chủ quyền vùng biển quốc gia.
- Chú trọng phát triển vùng và liên kết vùng; đẩy mạnh giao lưu, hợp tác với các tỉnh duyên hải miền Trung theo Biên bản cam kết giữa lãnh đạo các tỉnh nhằm tạo điều kiện hỗ trợ phát triển theo hướng bền vững. Đề xuất với Chính phủ thành lập huyện đảo Cù Lao Chàm (chia tách từ thành phố Hội An) để bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng và phát triển kinh tế.
- Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội vùng biển và ven biển. Xây dựng cơ chế, chính sách và kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế có liên quan đến biển; hỗ trợ đào tạo các ngành nghề khai thác hải sản, chú trọng ưu tiên đào tạo học sinh, lao động các xã nghèo vùng bãi ngang ven biển để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển.
- Tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh cho các hoạt động kinh tế biển như nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm, trạm dự báo thời tiết, khí hậu, cảnh báo sóng thần, động đất cùng với các phương tiện, trang thiết bị bổ trợ để khuyến khích người dân ra biển làm kinh tế. Tập trung củng cố, duy tu, bảo dưỡng các công trình phòng thủ ven biển, nhất là trên đảo Cù Lao Chàm.
- Thực hiện tốt cơ chế lãnh đạo, điều hành, chỉ huy và phối hợp hoạt động của các lực lượng trong quản lý, bảo vệ vùng biển, đảo, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường biển, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn.
Bên cạnh sự nỗ lực của địa phương, xin đề nghị Trung ương:
- Sớm xây dựng các đề án, chương trình về chiến lược biển để các địa phương có căn cứ triển khai thực hiện. Đồng thời, có chính sách ưu tiên cho ngành công nghiệp chế biến thủy sản.
- Ưu tiên bố trí vốn cho các công trình phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và có cơ chế hỗ trợ nhân dân xây dựng nhà cửa kiên cố, chủ động phòng chống bão lụt.
- Hình thành hệ thống quản lý thống nhất từ Trung ương đến địa phương; phân cấp, phân vùng cụ thể, thiết lập hệ thống quản lý tổng hợp biển và có cơ chế, quyết sách tổng hợp về khai thác và quản lý biển. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, các quy định về biển.
- Xây dựng và kiện toàn lực lượng chức năng để bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý và bảo vệ chủ quyền quốc gia. Tăng cường đầu tư trang thiết bị kỹ thuật quân sự cho lực lượng Hải quân, Biên phòng, Cảnh sát biển để phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự vùng biển. Đồng thời, xây dựng lực lượng vũ trang làm nhiệm vụ trên biển, ven biển vững mạnh, có trình độ sẵn sàng chiến đấu cao, trang bị đầy đủ khí tài, vật lực sẵn sàng tác chiến thắng lợi trong mọi tình huống./.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bắt đầu thăm chính thức Myanmar  (19/12/2011)
Hội thảo: Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế  (19/12/2011)
Nga và Trung Quốc đưa ra Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về Syria  (19/12/2011)
Từ ngày 20-12, giá bán điện bình quân tăng thêm 62 đ/kwh  (19/12/2011)
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay