Nhật Bản - nước tài trợ ODA hàng đầu cho Việt Nam
Cầu Bãi Cháy (Quảng Ninh) được xây dựng
từ ODA Nhật Bản, là cầu hiện đại nhất
Đông Nam Á và là một trong 5 cây cầu
hiện đại nhất thế giới. |
TCCS ĐT- Sự kiện đại diện chính phủ Việt Nam và Nhật Bản ký công hàm ngoại giao về việc Nhật Bản nối lại hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam ngày 31-3 vừa qua đã càng khẳng định thêm mối quan hệ hợp tác, hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản.
1. ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam
Tháng 11-1992, Chính phủ Nhật Bản là nước phát triển đầu tiên tuyên bố nối lại viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam, góp phần khai thông mối quan hệ của Việt Nam với các tổ chức tài chính quốc tế chủ chốt.
Từ đó đến nay, mặc dù nền kinh tế Nhật Bản có những thời điểm gặp nhiều khó khăn, nhưng Chính phủ Nhật Bản luôn là nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam. ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam từ năm 1992 đến năm 2005 đạt xấp xỉ 10,5 tỉ USD; năm 2006 đạt 835,6 triệu USD; năm 2007 đạt 890 triệu USD.
ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam bằng khoảng 40% tổng tài trợ ODA của nước ngoài và các tổ chức quốc tế cung cấp cho Việt Nam, trong đó riêng viện trợ không hoàn lại chiếm hơn 10%, phần còn lại là các khoản tín dụng ưu đãi với lãi suất thấp và thời gian tài trợ dài.
2. Những lĩnh vực ưu tiên trong ODA Nhật Bản
Theo dõi động thái tiến triển nguồn vốn ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam, có thể thấy, dù có lúc lên, lúc xuống, nhưng cơ bản, là theo chiều hướng ngày càng gia tăng, cả về chất lượng lẫn quy mô, nhằm hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
Từ năm 2007, có một điểm khác biệt trong cơ chế nhận hỗ trợ ODA so với chính sách ODA cũ là các dự án nhận hỗ trợ sẽ được lựa chọn thông qua đối thoại, chứ không phải theo yêu cầu như trước đây và khoản hỗ trợ được hoạch định ngay tại nước nhận ODA nhằm sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả. Do vậy, chính sách ODA mới của Nhật Bản ưu tiên hỗ trợ hàng đầu vào 3 lĩnh vực sau(1):
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Để thực hiện mục tiêu này, Nhật Bản sẽ tập trung hỗ trợ vào lĩnh vực cải cách kinh tế như hoàn thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân, nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, điện lực, công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực, cải cách doanh nghiệp Nhà nước.
- Cải thiện đời sống dân cư và các lĩnh vực xã hội.
- Hoàn thiện thể chế, pháp luật. Nhật Bản sẽ hỗ trợ Việt Nam cải cách hành chính, trong đó có cải cách chế độ công chức thông qua việc sử dụng kinh nghiệm và các công nghệ tiên tiến của Nhật Bản.
Ba lĩnh vực này cũng phù hợp với những mục tiêu chính mà Chính phủ Việt Nam đang đặt ra trong kế hoạch phát triển và xoá đói, giảm nghèo.
Thông qua các nguồn ODA, Nhật Bản đã giúp Việt Nam xây dụng nhiều công trình hạ tầng kinh tế - xã hội; cung cấp một số lượng đáng kể học bổng để đào tạo đại học và sau đại học cho các sinh viên và cán bộ khoa học - kỹ thuật của Việt Nam. Một số lượng lớn chuyên gia và người tình nguyện Nhật Bản hiện đang hỗ trợ Việt Nam trong nhiều lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục và đào tạo.
Ngoài ra, thông qua ODA, Nhật Bản còn hỗ trợ Việt Nam trong nhiều sáng kiến hợp tác trong khuôn khổ ASEAN, ASEM, Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng...
3. Để nâng cao hiệu quả sử dụng ODA
Từ thực tiễn sử dụng nguồn vốn ODA nói chung và của Nhật Bản nói riêng trong những năm qua, đặc biệt sau khi xảy ra “sự cố” PCI, vấn đề nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng ODA, trong đó có việc giải ngân nguồn vốn này đang là mối quan tâm chung của cả hai phía.
Vì thế, sau khi xác định vụ PCI chỉ là những sai phạm cá nhân người thừa hành công vụ của cả hai phía Việt - Nhật cùng lợi dụng chức quyền để đồng vi phạm tội hối lộ và tham nhũng, nên không làm cản trở đến nguồn vốn ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã công bố những biện pháp kiên quyết chống tham nhũng liên quan đến ODA, do Ủy ban hỗn hợp phòng, chống tham nhũng ODA Nhật - Việt soạn thảo và được Chính phủ hai nước phê duyệt.
Để tránh xảy ra những vụ tương tự như PCI hoặc có thể biến tướng sang dạng khác, tinh vi hơn, Việt Nam và Nhật Bản cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong kiểm tra, giám sát và có các biện pháp kiên quyết chống các hiện tượng gian lận, tiêu cực.
Việc hai nước Việt Nam - Nhật Bản tiến hành ký kết Hiệp định này có ý nghĩa vô cùng to lớn trong thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển ngày càng tốt đẹp và tin cậy nhau hơn. Đối với Việt Nam, việc nối lại nguồn vốn ODA của Nhật Bản sẽ góp phần quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước./.
Trong Lễ ký kết Hiệp định cho vay vốn ODA năm tài khóa 2008 giữa Thứ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam Đỗ Hoàng Anh Tuấn và Chủ tịch JICA Sa-đa-cô Ô-ga-ta tại trụ sở của Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) ở Tô-ki-ô, ngày 31-3 vừa qua, hai bên đã trao đổi một số vấn đề liên quan đến quan hệ hợp tác giữa hai nước trong thời gian qua, đặc biệt là chương trình viện trợ ODA của Chính phủ Nhật Bản đối với Việt Nam. Chủ tịch JICA đã bày tỏ sự đáng tiếc trước vụ hối lộ của công ty PCI Nhật Bản liên quan đến Dự án xây dựng đại lộ Đông - Tây tại Thành phố Hồ Chí Minh; đồng thời, đánh giá cao nỗ lực của hai Chính phủ trong phối hợp xử lý vấn đề, và cho rằng, việc nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam là một bằng chứng khẳng định sự nỗ lực đó. |
Bảo hiểm... "phong tỏa" cán bộ nữ!  (02/04/2009)
1.898 thí sinh đoạt giải học sinh giỏi quốc gia 2009  (02/04/2009)
Vì sao Chính phủ Séc sụp đổ?  (02/04/2009)
Bắt đầu thời điểm Tổng điều tra dân số năm 2009  (01/04/2009)
Nhật Bản dự kiến gói kích thích kinh tế thứ 3  (01/04/2009)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên