Hòa bình Trung Đông vẫn mong manh
Cả bà T.Líp-ni, thủ lĩnh của đảng cầm quyền Ca-đi-ma, lẫn ông B.Nê-ta-ni-a-hu, thủ lĩnh của đảng bảo thủ Li-cút, đều tuyên bố chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử bầu ra quốc hội mới ở I-xra-en hôm thứ ba vừa qua. Tuy nhiên, đảng Ca-đi-ma đã giành được 28 ghế trong quốc hội 120 ghế, hơn đảng Li-cút đúng một ghế, và giành quyền tìm kiếm liên minh thành lập một chính phủ liên hiệp mới.
Theo luật pháp I-xra-en, nếu Ca-đi-ma không tìm được liên minh đa số trong quốc hội, thì quyền ấy sẽ thuộc về đảng Li-cút, đảng đã vươn lên giành 27 ghế so với 12 ghế trong quốc hội hiện tại. Ca-đi-ma và Li-cút là hai đối thủ lớn chi phối chính trường I-xra-en với những quan điểm rất khác nhau về tiến trình hòa bình Trung Đông. Kết quả cuộc bầu cử trước thời hạn này cho thấy sự chia rẽ lớn trên chính trường I-xra-en trong cuộc xung đột với người Pa-lét-xtin và những vấn đề khác trong khu vực.
Diễn biến phức tạp này là lời cảnh báo: Tiến trình thành lập chính phủ mới của I-xra-en sẽ lắm chông gai. Vì vậy, có thể thấy tiến trình hòa bình Trung Đông vẫn sẽ không có sự thay đổi tích cực nào cho dù Ca-đi-ma thành lập được chính phủ liên hiệp mới. Cuộc xung đột kéo dài ba tuần vừa qua ở Dải Ga-da là nhân tố khiến đảng bảo thủ Li-cút của ông Nê-ta-ni-a-hu giành thêm được 15 ghế trong quốc hội I-xra-en bởi có sự ủng hộ của những cử tri theo quan điểm cứng rắn trong cuộc xung đột với người Pa-lét-xtin.
Liên minh nào được thành lập vẫn nằm ngoài dự đoán, vì ông Nê-ta-ni-a-hu đã từ chối đề nghị tham gia chính phủ đoàn kết dân tộc của bà Líp-ni. Chính phủ mới không chỉ đóng vai trò quan trọng với nội bộ I-xra-en nhằm ổn định chính trường mà còn có ý nghĩa quyết định đối với tiến trình hòa bình Trung Đông, chủ yếu là quyết định đường lối và chính sách của I-xra-en nhằm giải quyết cuộc xung đột dai dẳng với Pa-lét-xtin và các nước láng giềng. Ca-đi-ma theo đường lối trung hữu, ủng hộ giải pháp ngoại giao, thương lượng hòa bình, trong khi đảng bảo thủ cánh hữu Li-cút vẫn quyết tâm theo đuổi đường lối cứng rắn. Ông Nê-ta-ni-a-hu luôn khẳng định lập trường không đàm phán về việc trao trả cao nguyên Gô-lan cho Xy-ri, được coi là một trong những mấu chốt của tiến trình hòa bình Trung Đông, cũng như không đàm phán với Pa-lét-xtin về một số nội dung thuộc nguyên tắc bất di bất dịch đối với Li-cút. Theo trường phái “diều hâu”, ông Nê-ta-ni-a-hu thậm chí còn chỉ trích chính phủ I-xra-en đã ngừng chiến dịch quân sự tại Dải Ga-da vừa qua là quá sớm. Ông còn lớn tiếng đe dọa sẽ xóa sổ Phong trào Hồi giáo vũ trang Ha-mát tại Ga-da nếu trở lại nắm quyền và đảng của ông sẵn sàng liên minh với các đảng cứng rắn khác.
Như vậy, trong trường hợp đảng Li-cút giành được quyền thành lập chính phủ liên hiệp hoặc tham gia liên minh nào thì sẽ là rào cản lớn đối với tiến trình hòa bình Trung Đông. Bạo lực sẽ tiếp diễn không hẹn ngày kết thúc bởi các lực lượng du kích Pa-lét-xtin chưa từng biết khuất phục các đòn quân sự trả đũa của I-xra-en. Và như vậy, giấc mơ hòa bình trong khu vực sẽ thêm xa vời.
Thành lập chính phủ liên hiệp sau các cuộc bầu cử đã trở thành tiền lệ không mong muốn, được lặp đi lặp lại trong lịch sử I-xra-en chưa một lần bị phá vỡ. Hầu hết các chính phủ liên hiệp đều tan vỡ trước nhiệm kỳ do bất đồng quan điểm mà phần lớn đều liên quan tới cuộc xung đột với Pa-lét-xtin. Điều này không chỉ đem lại nguy cơ bất ổn trên chính trường I-xra-en mà còn kéo theo hệ lụy xấu cho tiến trình hòa bình ở Trung Đông. Sự ổn định trên chính trường I-xra-en cũng là một nhân tố quan trọng trong vấn đề khu vực không kém sự đoàn kết trên chính trường Pa-lét-xtin.
Lâu nay người ta vốn chỉ quen chỉ trích sự thiếu đoàn kết ở Pa-lét-xtin dẫn tới việc các lực lượng du kích có các hành động cực đoan, ngoài tầm kiểm soát của chính phủ, chống lại I-xra-en gây thù hận chất chồng. Và, người ta cũng quên hoặc ít đề cập tới việc chính sự thiếu thống nhất và ổn định trên chính trường I-xra-en cũng là một trong những nguyên nhân khiến tiến trình hòa bình liên tục bị đóng băng. Chính trường I-xra-en luôn tồn tại cuộc chiến quyền lực giữa phe trung dung, ôn hòa ủng hộ nhà nước Pa-lét-xtin độc lập và phe cực hữu kiên quyết theo đường lối dân tộc chủ nghĩa, phản đối giải pháp hai nước Pa-lét-xtin và I-xra-en cùng tồn tại theo lộ trình mà nhóm “Bộ tứ” bảo trợ.
Cuộc bầu cử diễn ra trong bối cảnh tiếng súng chưa dứt hẳn trên Dải đất Ga-da nhỏ bé, nơi I-xra-en tiến hành chiến dịch quân sự chống lại Ha-mát. Hiện I-xra-en và Ha-mát đang tìm kiếm thỏa thuận ngừng bắn một cách khó khăn và hy vọng có thể đạt được trong những ngày tới. Thế nhưng, không ai có thể bảo đảm một nền hòa bình lâu dài từ một thỏa thuận ngừng bắn thiếu bền vững, mong manh, chưa biết cầm cự được đến lúc nào.
Cuộc bầu cử Quốc hội ở I-xra-en, dù mang lại thắng lợi mong manh cho đảng Ca-đi-ma, vẫn được hy vọng sẽ góp phần mở ra lối thoát cho tiến trình hòa bình với việc lập ra một chính phủ mới, có thiện chí hòa bình và đưa ra những chính sách tích cực, tạo cú hích mạnh giúp “cỗ xe hòa bình” cán đích. Đây mới là giải pháp thực sự để tiến tới một nền hòa bình toàn diện và bền vững./.
Đảng bộ và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh góp sức cùng cả nước làm nên những mùa xuân đổi mới  (13/02/2009)
Hải Phòng tăng cường công tác xây dựng Đảng, tạo chuyển biến về chất trong phát triển kinh tế - xã hội  (13/02/2009)
Nghệ An tập trung đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao  (13/02/2009)
Hội nghị triển khai công tác thi đua, khen thưởng năm 2009  (12/02/2009)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên