Hội thảo quốc gia về Chính phủ điện tử Việt Nam 2008
Đây là hội thảo Chính phủ điện tử đầu tiên đặt trọng tâm xây dựng Chính phủ điện tử gắn liền với cải cách hành chính với trên 40 tham luận phong phú…
Trong hai ngày 16 và 17-12-2008 tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Ban Chỉ đạo Quốc gia về Công nghệ Thông tin và Bộ Thông tin Truyền thông, Văn phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia về công nghệ thông tin phối hợp với Tập đoàn dữ liệu quốc tế IDG tại Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc gia về Chính phủ điện tử Việt Nam 2008.
Nhận thức rõ về tầm quan trọng của Chính phủ điện tử, trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã xây dựng và ban hành nhiều cơ chế, chính sách để phát triển Chính phủ điện tử. Mới đây, trong chương trình hành động của Chính phủ cũng đã chỉ rõ một trong những nhiệm vụ chủ yếu cần thực hiện là hiện đại hóa nền hành chính quốc gia, trong đó có việc đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin cho hoạt động của các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước.
Cho đến nay, nhiều đề án liên quan đến Chính phủ điện tử đã được triển khai bước đầu đã đạt được kết quả nhất định. Việc thúc đẩy quá trình tin học hóa trong các cơ quan, tổ chức từ Trung ương đến địa phương đã tạo sự chuyển biến nhận thức về vai trò, ý nghĩa của Chính phủ điện tử đối với cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Tuy nhiên, việc phát triển Chính phủ điện tử Việt Nam còn có khoảng cách so với yêu cầu chung và quốc tế.
Với chủ đề “Xây dựng chính phủ điện tử gắn với cải cách thủ tục hành chính nhà nước”, mục tiêu của hội thảo là thảo luận và đề xuất các biện pháp xây dựng Chính phủ điện tử gắn liền với cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước. Việc xây dựng Chính phủ điện tử là một phần trong chiến lược cải cách thủ tục hành chính hướng tới nâng cao hiệu quả hoạt động của Chính phủ và chính quyền các cấp, giúp cho người dân và doanh nghiệp làm việc với các cơ quan, Chính phủ nhanh chóng thuận tiện, tiết kiệm và hiệu quả hơn.
Bên cạnh Hội thảo chính diễn ra ngày 17-12, hai hội thảo chuyên đề: “Hạ tầng kỹ thuật – công nghệ cho Chính phủ điện tử” và “Tài chính – đầu tư cho Chính phủ điện tử” diễn ra ngày 16-12 đi sâu vào những vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án Chính phủ điện tử ở Việt Nam.
Song song với hội thảo là triển lãm trưng bày và giới thiệu những sản phẩm, giải pháp và công nghệ phục vụ ứng dụng và triển khai Chính phủ điện tử, có sự tham gia của những tập đoàn, công ty cung cấp giải pháp và dịch vụ công nghệ hàng đầu hiện nay như Sun Media, Misoft, Free Balance…/.
Các biện pháp giải cứu thị trường tài chính trên toàn cầu  (17/12/2008)
Để cùng đồng bào Mông tìm lại thương hiệu cho chè Shan tuyết Suối Giàng  (17/12/2008)
Để cùng đồng bào Mông tìm lại thương hiệu cho chè Shan tuyết Suối Giàng  (17/12/2008)
Hội thảo quốc gia về Chính phủ điện tử Việt Nam 2008  (17/12/2008)
Khủng hoảng tài chính toàn cầu: Những bước đi cứu trợ  (17/12/2008)
Huy động sức mạnh tổng hợp để ngăn chặn suy giảm kinh tế  (17/12/2008)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay