Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu 10 tháng năm 2008 ước đạt 53,8 tỉ USD
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 10-2008 ước tính đạt 5,1 tỉ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước, giảm 3,3% so với tháng trước do lượng và giá xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu giảm, trong đó giá dầu thô giảm 20%; giá cà phê giảm 7%; gạo giảm 21% về lượng và giảm 20% về giá.
Tính chung 10 tháng năm 2008, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 53,8 tỉ USD, tăng 36,7% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 24,1 tỉ USD, tăng 41,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) đạt 20,2 tỉ USD, tăng 28,6%; dầu thô đạt 9,5 tỉ USD, tăng 43,2%.
Nhìn chung kim ngạch của hầu hết các mặt hàng xuất khẩu trong 10 tháng đều tăng so với cùng kỳ năm trước, trong đó 10 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD vẫn duy trì mức tăng cao: dầu thô đạt 9,5 tỉ USD, tăng 43,2%; hàng dệt may đạt 7,6 tỉ USD, tăng 20,3%; giày dép đạt 3,8 tỉ USD, tăng 16,9%; thủy sản đạt 3,8 tỉ USD, tăng 23,7%; gạo đạt 2,6 tỉ USD, tăng 83,4%; sản phẩm gỗ đạt 2,3 tỉ USD, tăng 18,6%; điện tử, máy tính đạt 2,2 tỉ USD, tăng 27,3%; cà phê đạt 1,7 tỉ USD, tăng 9,5%; cao su đạt 1,4 tỉ USD, tăng 28,9%; than đá đạt 1,3 tỉ USD, tăng 57,4%.
Trong các thị trường xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ 10 tháng năm nay đạt 9,8 tỉ USD, tăng 18,4% với các mặt hàng chính như: hàng dệt may đạt 4,4 tỉ USD, giày dép 850 triệu USD, gỗ và sản phẩm gỗ 860 triệu USD, dầu thô 790 triệu USD; thị trường ASEAN đạt 9,2 tỉ USD, tăng 41,7% so với cùng kỳ năm trước; thị trường EU đạt 8,5 tỉ USD, tăng 19%; Ôx-trây-li-a đạt 3,9 tỉ USD, tăng 54%; Trung Quốc đạt 3,8 tỉ USD, tăng 48%. Đáng chú ý là Ả-rập Xê-út, một thị trường vùng Trung Đông tuy chỉ đạt 108 triệu USD, nhưng tăng khá cao ở mức 155%, đây là dấu hiệu tốt để thời gian tới các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam có thể đẩy mạnh khai thác các thị trường tại vùng này nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước.
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 10-2008 ước tính đạt 5,8 tỉ USD, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trước và tăng 5,2% so với tháng trước. Tính chung kim ngạch hàng hóa nhập khẩu 10 tháng ước tính đạt 70,1 tỉ USD, tăng 42,6% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt trên 45,8 tỉ USD, tăng 44,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 24,2 tỉ USD, tăng 39%.
Mặc dù giá nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu tháng này giảm so với tháng trước (xăng dầu giảm 7,7%, sắt thép giảm 5,1%, phân bón giảm 17,1%) nhưng do ảnh hưởng của giá tăng trong 9 tháng đầu năm nên kim ngạch nhập khẩu 10 tháng năm nay của các nhóm hàng hoá chủ yếu vẫn tăng cao so với cùng kỳ năm 2007, trong đó phân bón tăng 83,4%; xăng dầu tăng 71,1%; sắt, thép tăng 57,2%; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 33%.
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu 10 tháng từ các nước ASEAN ước tính đạt 17,7 tỉ USD, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2007; tiếp đến là Trung Quốc: 13,4 tỉ USD, tăng 42%; Nhật Bản: 6,8 tỉ USD, tăng 7,7%; EU 4,8 tỉ USD, tăng 14%.
Nhập siêu hàng hoá tháng 10 ước tính 700 triệu USD, cao hơn mức 237 triệu USD của tháng trước. Tính chung 10 tháng năm nay, nhập siêu 16,3 tỉ USD, tăng 66,2% so với cùng kỳ năm trước, bằng 30,3% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu./.
Vận chuyển hành khách 10 tháng năm 2008  (04/11/2008)
Thu chi ngân sách nhà nước 10 tháng 2008  (04/11/2008)
Một số chỉ tiêu chủ yếu 10 tháng năm 2008 (tăng/giảm) so với cùng kỳ năm trước (%)  (04/11/2008)
Nông, lâm nghiệp và thủy sản 10 tháng 2008  (04/11/2008)
Tập trung mọi nguồn lực, khẩn cấp khắc phục hậu quả mưa lũ  (04/11/2008)
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay