Thành phố Cần Thơ huy động nhiều nguồn lực xây dựng xã hội học tập
TCCS - Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện Kết luận số 49-KL/TW, ngày 10-5-2019, của Ban Bí thư, về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW, ngày 13-4-2007, của Bộ Chính trị khóa X “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập” (Kết luận số 49-KL/TW), thành phố Cần Thơ đã đạt được nhiều kết quả khả quan, tạo động lực quan trọng đưa Cần Thơ vươn lên xứng tầm là trung tâm về giáo dục - đào tạo của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, Ban Thường vụ Thành ủy đã chỉ đạo các chi bộ, đảng bộ trong toàn Đảng bộ thành phố quán triệt sâu rộng Kết luận số 49-KL/TW trong sinh hoạt thường kỳ ở các cơ quan, đơn vị, ban, ngành, đoàn thể và tổ nhân dân tự quản. Các cấp hội khuyến học thành phố đã tham mưu với các cấp ủy, chính quyền và phối hợp với các cấp, các ngành triển khai phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập ở tất cả các địa phương, đơn vị trên địa bàn thành phố. Trong công tác truyền thông về khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, cùng với việc tuyên truyền trên các cơ quan thông tin đại chúng, tại các cuộc họp, hội nghị, các địa phương đẩy mạnh truyền thông thông qua phong trào gia đình học tập, dòng họ học tập, đơn vị học tập, cộng đồng học tập, thông qua các phương tiện truyền thông xã hội, như facebook, zalo nhóm Hội khuyến học…
Thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị giai đoạn 2021 - 2030 và xây dựng mô hình công dân học tập giai đoạn 2021 - 2030, đến cuối năm 2023, thành phố công nhận 250.514 gia đình là gia đình học tập, chiếm 89,78% tổng số gia đình; 652 dòng họ học tập, đạt 94,02%; 660 cộng đồng học tập ấp, khu phố, đạt 94,29%; 769 đơn vị học tập, đạt 95,88%. Sau một năm triển khai thực hiện thí điểm thành công, đến nay, mô hình “Công dân học tập” được Hội Khuyến học thành phố triển khai ở 9/9 quận, huyện và 83/83 xã, phường, thị trấn. Đến cuối năm 2023, trong số 243.798 người đăng ký “Công dân học tập” có 194.138 người được công nhận, chiếm 79,6%. Toàn thành phố hiện có 4.349 tổ khuyến học, 1.729 chi hội khuyến học, 796 ban khuyến học, 83 hội khuyến học cấp xã và 9 hội khuyến học cấp huyện, với hơn 392.000 hội viên, chiếm 32,85% dân số.
Phát huy nguồn lực xã hội hóa trong công tác khuyến học, khuyến tài, Thành ủy Cần Thơ chủ trương chọn ngày 19-5 hằng năm làm “Ngày toàn xã hội đóng góp xây dựng Quỹ khuyến học, khuyến tài”. Nhiều địa phương, đơn vị đã xuất hiện những cách làm hay, hiệu quả trong công tác khuyến học, học khuyến tài. Trong giai đoạn 2019 - 2023, Quỹ Khuyến học, khuyến tài thành phố đã vận động được hơn 266 tỷ đồng, trao tặng 912.166 suất học bổng, trên 15.000 xe đạp, thẻ bảo hiểm y tế, hàng trăm ngàn quyển tập và đồ dùng học tập trị giá trên 235 tỷ đồng.
Tuy đạt được những kết quả khả quan, nhưng theo báo cáo của Hội Khuyến học thành phố Cần Thơ, công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập vẫn còn một số khó khăn, hạn chế. Cụ thể là, phong trào xây dựng các mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”, “Đơn vị học tập” tuy phát triển rộng rãi nhưng chất lượng chưa cao; hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng một số nơi còn nặng tính hình thức; một số cơ quan, doanh nghiệp còn lúng túng trong việc xây đựng tổ chức hội khuyến học. Bên cạnh đó, công tác vận động xây dựng quỹ khuyến học, khuyến tài tuy có tiến bộ, nhưng chưa vững chắc; công tác quản lý, phân bổ và sử dụng quỹ có chiều hướng thiên về khuyến học hơn khuyến tài.
Thời gian tới, để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn thành phố, trước hết, cần tăng cường công tác tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, nhất là Kết luận số 49-KL/TW của Ban Bí thư, tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động từ hệ thống chính trị ra toàn xã hội trong triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Trong quá trình triển khai các mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”, “Đơn vị học tập”, “Công dân học tập”, cần chú trọng yếu tố thực chất, phù hợp với điều kiện và nhu cầu học tập của cán bộ, hội viên, nhân dân ở từng địa phương, đơn vị, tránh tình trạng chạy theo thành tích, nặng tính hình thức. Việc tổ chức đánh giá, công nhận các danh hiệu học tập này phải tiến hành chặt chẽ, đúng quy trình, đúng tiêu chuẩn, coi trọng chất lượng.
Hội Khuyến học thành phố tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, địa phương, các tổ chức trong và ngoài thành phố trong việc kêu gọi, huy động các nguồn lực, tạo sức mạnh tổng hợp để đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Hội cần tích cực phối hợp với ngành giáo dục - đào tạo để nâng chất hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng trên cơ sở nắm chắc nhu cầu học tập của người dân trên địa bàn. Trong giai đoạn hiện nay, đào tạo từ xa, đào tạo trực tuyến, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để cung ứng chương trình học tập thường xuyên, học tập suốt đời cho mọi người dân là những nhu cầu được đông đảo nhân dân quan tâm.
Để tạo cơ hội và sự công bằng trong tiếp cận giáo dục cho mọi đối tượng, ngành giáo dục - đào tạo thành phố tiếp tục quan tâm đến đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ mồ côi, trẻ em không nơi nương tựa, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo. Trong đó, ưu tiên nguồn lực cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để phát triển trường phổ thông dân tộc nội trú; phát triển các phương thức giáo dục hòa nhập đáp ứng quyền được học tập của người học là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người khuyết tật... Song song đó, đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập trên cơ sở chủ động áp dụng các giải pháp phù hợp với nền tảng chuyển đổi số trong ngành giáo dục - đào tạo nói riêng, chuyển đổi số toàn thành phố nói chung, nhằm tạo thuận lợi trong việc trao đổi tài nguyên học tập, tổ chức các khóa bồi dưỡng kỹ năng số trực tuyến ở các cơ sở giáo dục, mỗi địa phương và toàn ngành giáo dục - đào tạo. Đồng thời, ngành giáo dục - đào tạo thành phố cũng cần quan tâm đầu tư, phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; sử dụng các công nghệ và nền tảng số hóa để nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành, chất lượng dạy và học; tiến tới hình thành hệ sinh thái giáo dục thông minh thành phố Cần Thơ./.
Thành phố Cần Thơ củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở  (03/11/2024)
Hai mươi năm xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ: Hướng đến tầm nhìn và khát vọng phát triển mới  (18/02/2024)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm, tặng quà, chúc tết tại thành phố Cần Thơ  (05/02/2024)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên