Thành phố Vĩnh Yên: Đẩy mạnh phát triển thương mại - dịch vụ
Theo số liệu thống kê, trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên hiện có 2 trung tâm thương mại với đầy đủ các mặt hàng đa dạng, phong phú, thu hút được số lượng lớn khách hàng thường xuyên đến tham quan và mua sắm; 22 siêu thị và hơn 200 hộ kinh doanh tại các tuyến phố nội thị. Hệ thống các chợ trên địa bàn xã, phường được đẩy nhanh tiến độ xây dựng và hoàn thiện. Đến nay, chợ Vĩnh Yên được khởi công xây dựng với tổng diện tích sàn toàn bộ công trình là 21.324m²; chợ Thanh Trù đã hoàn thành và đưa vào hoạt động trong tháng 4-2017 với diện tích 3.070m², tổng mức đầu tư trên 6 tỷ đồng; chợ Khai Quang được UBND tỉnh phê duyệt địa điểm xây dựng với tổng diện tích 7.560m², hiện đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, triển khai san nền và bắt đầu xây dựng hệ thống hạ tầng.
Bên cạnh việc chú trọng phát triển thương mại, lĩnh vực dịch vụ được đẩy mạnh, tập trung đầu tư với 24 khách sạn, 63 nhà nghỉ, gần 1.000 cơ sở dịch vụ nhà trọ tại các xã, phường, đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng và tham quan, nghỉ trọ của du khách và số lượng lớn công nhân đang làm việc tại các nhà máy, doanh nghiệp thuộc KCN Khai Quang. Lĩnh vực văn hóa thông tin và thể dục thể thao ngày càng có những bước phát triển đa dạng với 102 điểm truy cập internet được cấp giấy phép hoạt động, 65 điểm quán kinh doanh dịch vụ karaoke, 7 bể bơi... góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và nhu cầu giao lưu văn hóa, rèn luyện thể thao của nhân dân.
Để thực hiện hiệu quả Nghị quyết 23/2016/NQ-HĐND của HĐND thành phố Vĩnh Yên về phát triển thương mại - dịch vụ giai đoạn 2016 - 2020, UBND thành phố Vĩnh Yên phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội của thành phố nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, như: Phổ biến kiến thức pháp luật về kinh doanh dịch vụ - thương mại, văn minh thương mại - dịch vụ... Tăng cường chỉ đạo các ngành chức năng tiếp tục triển khai hỗ trợ, đầu tư xây dựng hệ thống chợ trên địa bàn; ký cam kết với 267 hộ kinh doanh cá thể và tuyên truyền nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện các quy định của nhà nước về sản xuất, kinh doanh thương mại - dịch vụ. Công tác xúc tiến thương mại được các ban, ngành chú trọng thông qua một số hoạt động cụ thể, như: Hướng dẫn, hỗ trợ thủ tục cho khoảng 350 doanh nghiệp thực hiện nộp thuế điện tử; phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành của tỉnh và các doanh nghiệp tổ chức 5 hội chợ quy mô lớn, giúp các doanh nghiệp khảo sát thị trường, liên doanh liên kết, cập nhập thông tin thị trường, nắm bắt cơ hội đầu tư và xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với yêu cầu của thị trường, tiếp cận với người tiêu dùng một cách thuận lợi. Đến nay, trên địa bàn thành phố có 3.621 doanh nghiệp có mã số thuế, trên 98% các cơ sở kinh doanh thực hiện kê khai qua mạng và nộp thuế điện tử.
Nhờ có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ của tỉnh cũng như của thành phố, những năm gần đây, giá trị sản xuất của ngành thương mại - dịch vụ trong cơ cấu kinh tế - xã hội của thành phố Vĩnh Yên luôn ổn định với mức tăng trưởng bình quân hàng năm trên 20%, các loại hình kinh doanh và các hộ kinh doanh có bước phát triển nhanh, góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho hàng nghìn lao động. Theo thống kê, tổng giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ của thành phố Vĩnh Yên trong 6 tháng đầu năm 2017 đạt 3.531 tỷ đồng, bằng 54,6% so với kế hoạch, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm 2016.
Tuy nhiên, thương mại - dịch vụ trên địa bàn thành phố vẫn chưa thực sự phát huy hết những tiềm năng, thế mạnh do công tác tuyên truyền chưa thực sự sâu rộng; một số cơ sở kinh doanh, hộ kinh doanh chưa chấp hành nghiêm chính sách, pháp luật của Nhà nước; công tác xây dựng chợ ở xã, phường gặp nhiều khó khăn, tình trạng chợ tạm chưa giải quyết dứt điểm, việc lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để kinh doanh còn xảy ra ở nhiều địa phương, ảnh hưởng xấu đến việc xây dựng nếp sống văn minh - thương mại cũng như hình ảnh văn minh đô thị của thành phố. Các hoạt động dịch vụ mặc dù có nhiều chuyển biến tích cực, song chủ yếu mang tính tự phát, chưa hình thành được mạng lưới cơ sở buôn bán có uy tín và chưa xây dựng được sản phẩm hàng hóa, sản phẩm dịch vụ mang tính đặc trưng. Hiệu quả công tác phối hợp giữa lực lượng quản lý thị trường và các địa phương trong việc kiểm tra xử lý hoạt động buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc nhằm bảo vệ người tiêu dùng vẫn chưa đạt yêu cầu.
Để tiếp tục thực hiện Nghị quyết 23 của HĐND thành phố, UBND thành phố tăng cường công tác chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn các xã, phường, các tổ chức và cá nhân tham gia kinh doanh thương mại - dịch vụ. Tích cực tuyên truyền vận động nhân dân trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng để bàn giao mặt bằng sạch cho nhà thầu đẩy nhanh tiến độ xây dựng các chợ trên địa bàn. Tăng cường công tác quản lý nhà nước tại một số khu vực có chợ tạm nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường và an ninh trật tự đô thị./.
Các tỉnh ven biển đang chạy đua thời gian ứng phó bão số 10  (14/09/2017)
Hà Nội sẽ triển khai 10 dự án đường sắt đô thị với số vốn 40 tỷ USD  (14/09/2017)
Chính phủ Việt Nam cam kết tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư  (14/09/2017)
Đề nghị phía Nhật tạo thuận lợi nhập khẩu hoa quả tươi của Việt Nam  (14/09/2017)
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình thăm và làm việc tại Nga  (14/09/2017)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển