Đoàn công tác Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm việc tại Công ty cổ phần Lọc hoá dầu Bình Sơn
TCCS - Ngày 9-7-2022, tại Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Đoàn công tác Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) do Tổng Giám đốc Lê Mạnh Hùng làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Công ty cổ phần Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) về sơ kết hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2022.
Cùng dự với đoàn công tác của Tổng Giám đốc PVN có đại diện lãnh đạo các ban chuyên môn và Văn phòng Tập đoàn. Về phía BSR, có đồng chí: Nguyễn Văn Hội, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT); Bùi Ngọc Dương, Tổng Giám đốc; cùng các thành viên HĐQT, Ban Tổng Giám đốc, Ban Giám đốc Nhà máy, lãnh đạo Ban Quản lý Dự án Nâng cấp mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất, lãnh đạo các ban chuyên môn, các tổ chức chính trị - xã hội của công ty.
Báo cáo với đoàn công tác, Tổng Giám đốc BSR Bùi Ngọc Dương nhấn mạnh: Tiếp đà tăng trưởng của quý IV năm 2021, 6 tháng đầu năm 2022, BSR đã tận dụng rất tốt yếu tố thuận lợi của thị trường dầu mỏ thế giới như việc tăng giá dầu thô, sản phẩm và crack margin (khoảng chênh giữa giá dầu thô đầu vào và sản phẩm bán ra thị trường). Ở trong nước, dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát cùng với việc mở cửa hoàn toàn nền kinh tế cũng như giao thông, giao thương quốc tế; kinh tế vĩ mô ổn định, chính sách tạo điều kiện cho hàng trăm nghìn doanh nghiệp phục hồi và thành lập mới. Tất cả những yếu tố đó đã tác động tích cực lên ngành công nghiệp lọc hóa dầu và BSR đã nắm bắt và được hưởng lợi các yếu tố trên.
Kết quả sản xuất kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2022, BSR sản xuất 3,43 triệu tấn xăng dầu và sản xuất đến đâu được tiêu thụ hết đến đó. Tổng doanh thu đạt 87.052 tỷ đồng; nộp ngân sách nhà nước 10.344 tỷ đồng, lợi nhuận vượt xa kế hoạch đề ra.
Tuy nhiên, BSR không “ngủ quên” trên những thành công đó, mà tiếp tục cố gắng, nỗ lực vượt bậc để đạt các mục tiêu cao hơn các trong 6 tháng cuối năm 2022. BSR nhận định có một số khó khăn, như tỷ giá USD dự báo tăng, lạm phát dự báo cả năm 2022 ước khoảng 3,9% (theo IMF) và dưới 4,0% (theo dự báo của WB); lạm phát tại một số nước tăng khiến chi phí vận chuyển tăng cao do đứt gãy chuỗi cung ứng và các chi phí khác (như nhiên liệu, bảo hiểm, v.v…) cũng tăng. Hơn nữa, theo các ngân hàng lớn trên thế giới dự báo, giá dầu cuối năm có thể giảm do lãi suất tăng, kinh tế suy thoái, nhu cầu dầu thô giảm. Các yếu tố khác như dịch bệnh hay cuộc xung đột Nga - Ukraine tiếp tục diễn biến phức tạp; Các lệnh cấm nhập khẩu dầu thô của Nga vẫn căng thẳng dẫn đến nguồn cung dầu ngọt khan hiếm, ảnh hưởng đến việc mua dầu nhập khẩu của BSR. Crack margin trung bình trong những ngày đầu tháng 7-2022 thấp hơn nhiều so với dự báo của Wood Mackenzie và Platts. Điều này dẫn đến các lợi thế lọc dầu có thể đã qua giai đoạn đỉnh và bắt đầu có dấu hiệu suy giảm.
BSR đề ra kế hoạch và giải pháp sản xuất kinh doanh cho 6 tháng cuối năm tập trung vào các nhóm giải pháp như xây dựng và thường xuyên cập nhật các kịch bản sản xuất, kinh doanh theo giá dầu (80-100-110-120 USD/thùng) làm cơ sở điều hành sản xuất, kinh doanh linh hoạt, kịp thời và hạn chế ảnh hưởng bất lợi của thị trường. BSR cũng tăng cường giải pháp và linh hoạt trong thương mại dầu thô, sản phẩm, hóa phẩm xúc tác; Triển khai nhanh các cơ hội đầu tư để nâng cao hiệu quả, độ linh động và an toàn vận hành. Thường xuyên cập nhật tình hình thị trường lãi suất, lạm phát để lập kế hoạch dòng tiền, cơ cấu các khoản tiền gửi/tiền vay nhằm đảm bảo dòng tiền cho sản xuất, kinh doanh và tối ưu hoá hiệu quả tài chính cho BSR trong mọi điều kiện thị trường…
Chủ tịch HĐQT BSR Nguyễn Văn Hội và Thành viên HĐQT BSR Khương Lê Thành cũng báo cáo và kiến nghị đoàn công tác các nội dung khác như: Chiến lược phát triển BSR đến năm 2030, tầm nhìn 2045; chiến lược mua dầu thô trong nước và mở rộng rổ dầu nước ngoài; công tác chuẩn bị đợt bảo dưỡng tổng thể lần thứ 5 của BSR dự kiến triển khai giữa năm 2023,…
Sau khi lắng nghe các ý kiến phát biểu của các ban chuyên môn Tập đoàn, Tổng Giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng ghi nhận và biểu dương những kết quả về sản xuất, kinh doanh của BSR trong 6 tháng đầu năm 2022. Theo Tổng Giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng thì đây là kết quả “mơ cũng không thấy” của một doanh nghiệp dầu khí. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, phía trước BSR là ngưỡng tăng trưởng. BSR cần tập trung vào nhiệm vụ tiếp tục tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận 6 tháng cuối năm 2022. Dự báo và chuẩn bị thật tốt nguồn nguyên liệu dầu thô, nhất là dầu thô nhập khẩu.
Tổng Giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng đề nghị BSR tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm sau: Phân tích và quản trị rủi ro, phối hợp với Tổ Quản trị rủi ro PVN để xây dựng mô hình và xác định các rủi ro riêng cho BSR. Đẩy mạnh ứng dụng ERP vào công việc hàng ngày. Về giải pháp sản xuất, kinh doanh, bảo dưỡng, Tổng Giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng yêu cầu BSR cân đối nguồn lực trong sản xuất, đẩy mạnh bảo dưỡng phòng ngừa vào bảo dưỡng tiên đoán; chú trọng công tác nghiên cứu khoa học, sáng kiến, cải tiến,....
Về chiến lược phát triển, Tổng Giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng yêu cầu BSR chốt các vấn đề chính trong chiến lược phát triển của mình, xây dựng mô hình doanh nghiệp phát triển hóa dầu, cân nhắc dịch chuyển sang ngành nghề mới như cung cấp nguồn nhân lực Tư vấn vận hành và bảo dưỡng (O&M). Cuối cùng, Tổng Giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng nhấn mạnh việc BSR tiếp tục là đầu tàu trong phát triển và đẩy mạnh văn hóa doanh nghiệp, phát triển thị trường, truyền thông, quảng bá sản phẩm mới,.../.
Anh Việt (tổng hợp)
Petrovietnam tiếp tục duy trì sản lượng khai thác, nộp ngân sách hơn 66 nghìn tỷ đồng  (06/07/2022)
Mở rộng cánh cửa cho ngành dầu khí  (15/06/2022)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam