Vượt “khủng hoảng kép”, Petrovietnam duy trì vị trí hàng đầu các doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
TCCS - Ngày 8-1-2021, Vietnam Report tổ chức Lễ công bố Bảng xếp hạng VNR500 - Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2020. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) có năm thứ 10 liên tiếp nằm trong Top 3 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.
Đây là năm thứ 14 Bảng xếp hạng VNR500 được nghiên cứu và công bố nhằm tôn vinh những doanh nghiệp có quy mô lớn nhất Việt Nam, đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Top 3 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam ghi nhận Petrovietnam cùng với Samsung Việt Nam và Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Nhiều đơn vị ngành dầu khí cũng đạt được vị trí cao, như BSR ở vị trí số 11, PVOIL vị trí 15, PV GAS vị trí 16, Vietsovpetro vị trí 28, PVEP vị trí 39 và PV Power ở vị trí 40. Danh sách Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2020 còn ghi nhận các đơn vị PTSC, PVcomBank, PVI Holdings, Bảo hiểm PVI, PTSC M&C, PVTrans, PV GAS D, PVFCCo, PV Power Nhơn Trạch 2, PVCFC, PV Drilling và PVChem.
Bên cạnh đó, Petrovietnam liên tiếp duy trì vị trí dẫn đầu Bảng xếp hạng PROFIT500 - Top 500 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam (2018, 2019, 2020). Đặc biệt, Petrovietnam tiếp tục được Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Fitch Ratings đánh giá tín nhiệm độc lập ở mức BB+.
Năm 2020, thế giới đã chứng kiến và trải qua rất nhiều biến động, điều này không chỉ ảnh hưởng đến các quốc gia đang phát triển và những nền kinh tế nhỏ mà ngay cả các cường quốc lớn cũng phải chịu những tổn thất vô cùng nặng nề. Đại dịch COVID-19 bùng phát đã gây ra hàng loạt các tác động nghiêm trọng, khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp không ngừng gia tăng, doanh nghiệp giải thể hoặc tạm ngừng sản xuất...
2020 là năm khó khăn nhất trong lịch sử phát triển của Petrovietnam. Petrovietnam vừa phải tập trung ứng phó với dịch bệnh, vừa phải ứng phó với suy giảm giá dầu thô chưa từng có trong lịch sử dầu khí thế giới. Tuy nhiên, với ý thức đầy đủ về trách nhiệm của Petrovietnam đối với đất nước, ngay từ đầu năm, với phương châm chỉ đạo xuyên suốt “Quản trị biến động - Tối ưu giá trị - Đẩy mạnh tiêu thụ - Nỗ lực vượt khó - Nắm bắt cơ hội - An toàn về đích”, Petrovietnam kịp thời ban hành và thực hiện có hiệu quả gói giải pháp ứng phó và chính thức vượt qua “khủng hoảng kép”, hoàn thành và hoàn thành vượt mức một số chỉ tiêu quan trọng của năm 2020, tạo tiền đề phát triển cho những năm tới.
Petrovietnam đã hoàn thành chỉ tiêu gia tăng trữ lượng dầu khí 15 triệu tấn quy dầu trước 6 tháng; sản lượng khai thác dầu đạt 11,47 triệu tấn, vượt 8% kế hoạch; sản lượng khai thác khí đạt 9,16 tỷ m3; sản xuất xăng dầu đạt 11,87 triệu tấn; sản xuất đạm đạt 1,8 triệu tấn, vượt 15% kế hoạch; sản xuất điện đạt 19,17 tỷ kWh... Nhờ đó, trong khi nhiều tập đoàn, công ty dầu khí quốc tế lâm vào cảnh thua lỗ, thậm chí phá sản, giá dầu thô trung bình năm 2020 chỉ đạt 43,8 USD/thùng, bằng 73% so với giá kế hoạch (60 USD/thùng), trong năm 2020, Petrovietnam vẫn nộp ngân sách nhà nước 83 nghìn tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch, góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP cả nước và cân đối ngân sách nhà nước./.
Xuân sớm trên những công trình dầu khí biển  (02/01/2021)
Petrovietnam chủ động ứng phó với cơn bão số 14  (22/12/2020)
Vietcombank giảm đồng loạt lãi suất cho vay VND trong 3 tháng  (15/12/2020)
Vietcombank lên đỉnh vốn hóa của thị trường  (15/12/2020)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam