Petrovietnam nỗ lực vượt khó, duy trì ổn định, an toàn hoạt động sản xuất, kinh doanh
TCCS - Trong tháng 10 và lũy kế 10 tháng năm 2020, trong điều kiện cực kỳ khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) tiếp tục được duy trì ổn định. Đến nay, Petrovietnam là một trong rất ít các doanh nghiệp dầu khí trên thế giới không bị thua lỗ.
Ngày 5-11-2020, Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng đã chủ trì giao ban trực tuyến với tổng giám đốc các đơn vị thành viên về kết quả sản xuất, kinh doanh tháng 10 và 10 tháng năm 2020, đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cho những tháng cuối năm.
Trong tháng 10, tình hình dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến xấu tại nhiều quốc gia khiến giá dầu sụt giảm và duy trì ở mức thấp. Giá dầu thô thế giới trung bình tháng 10-2020 giảm mạnh so với tháng 9. Giá dầu Brent trung bình trong tháng ở mức 40,5 USD/thùng. Giá dầu thô xuất bán của Petrovietnam trung bình tháng 10-2020 đạt 41,1 USD/thùng, giảm khoảng 2,58 USD/thùng so với tháng 9. Giá dầu thô bình quân 10 tháng năm 2020 là 43,9 USD/thùng, thấp hơn nhiều so với giá kế hoạch 60 USD/thùng. Bên cạnh đó, do nhu cầu tiêu thụ năng lượng trong nước giảm sút mạnh bởi ảnh hưởng của dịch bệnh, cùng với mưa bão diễn biến phức tạp, nên sản lượng tiêu thụ xăng dầu và điện tiếp tục giảm mạnh.
Trong bối cảnh hết sức khó khăn đó, nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp lãnh đạo và nỗ lực, kiên trì triển khai đồng bộ các gói giải pháp ứng phó của cả Tập đoàn, trong tháng 10 và lũy kế 10 tháng năm 2020 hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư của toàn Tập đoàn tiếp tục được duy trì ổn định, tối ưu hiệu quả trong các mặt hoạt động. Sản lượng quy dầu lũy kế 10 tháng đầu năm 2020 ước đạt 17,32 triệu tấn, vượt 2,3% kế hoạch; doanh thu toàn Tập đoàn ước đạt 464,5 nghìn tỷ đồng, đạt 83% kế hoạch; nộp ngân sách nhà nước toàn Tập đoàn ước đạt 58,3 nghìn tỷ, đạt 86% kế hoạch.
Đối với thị trường phân bón, mặc dù giá ure trong nước duy trì ở mức thấp, giao dịch chậm do vào giai đoạn thấp điểm của thị trường cũng như ảnh hưởng từ tình hình bão, lụt kéo dài. Tuy nhiên, nhờ sự năng động trong tìm kiếm, tận dụng cơ hội xuất khẩu, sản lượng tiêu thụ trong tháng 10 của 2 nhà máy Đạm Phú Mỹ và Đạm Cà Mau tiếp tục đạt được kết quả tích cực. PVFCCo đạt 100% kế hoạch sản lượng tháng; PVCFC đạt 130% kế hoạch tháng (chủ yếu do đơn hàng xuất khẩu). Với tình hình tiêu thụ tốt, sản lượng sản xuất phân bón trong Tập đoàn duy trì ở mức cao, tháng 10 vượt 42,7% kế hoạch; lũy kế 10 tháng vượt 11,9% kế hoạch.
Các đơn vị trong toàn Tập đoàn cũng thực hiện nghiêm túc các giải pháp nhằm ứng phó với tác động kép (đại dịch COVID-19 và giá dầu giảm sâu). Trong 10 tháng năm 2020, toàn Tập đoàn đã thực hiện tiết giảm 8.111 tỷ đồng, đạt 87% so với mục tiêu tiết giảm cả năm.
Tại buổi giao ban, tổng giám đốc các đơn vị đã báo cáo cụ thể về tình hình sản xuất, kinh doanh tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2020 của đơn vị; tình hình triển khai, xử lý các hạng mục công việc đặt ra trong tháng trước; kế hoạch 2 tháng còn lại của năm, những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ. Trên cơ sở đó, lãnh đạo Tập đoàn đã rà soát, đánh giá kết quả hoạt động của từng đơn vị và có chỉ đạo đối với các phần việc, cũng như giải quyết các kiến nghị cụ thể của đơn vị.
Phát biểu kết luận, Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng khẳng định, 10 tháng qua, trong bối cảnh đại dịch COVID-19, giá dầu giảm, cũng như diễn biến thời tiết khắc nghiệt, Petrovietnam đã giữ được nhịp sản xuất, kinh doanh ổn định, liên tục, an toàn. Các chỉ tiêu sản xuất cơ bản hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch. Qua đó, Petrovietnam là một trong số ít các doanh nghiệp dầu khí trên thế giới ghi nhận các chỉ tiêu tài chính tích cực, không thua lỗ trong bối cảnh thị trường dầu khí toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề.
Đánh giá tình hình chung trong những tháng cuối năm còn hết sức khó khăn, Tổng Giám đốc Petrovietnam chỉ đạo các đơn vị tập trung rà soát kế hoạch 2 tháng còn lại của năm, nỗ lực cao nhất để hoàn thành kế hoạch năm 2020 và chuẩn bị cho kế hoạch năm 2021; trong đó, đặc biệt lưu ý những giải pháp, như triệt để thực hành tiết kiệm; tiếp tục triển khai đồng bộ các gói giải pháp ứng phó tác động kép; cụ thể và tăng cường hơn nữa sự hợp tác giữa các đơn vị, triển khai đồng bộ các chuỗi liên kết giá trị nhằm sử dụng hiệu quả nguồn lực, lợi thế của từng đơn vị; chủ động dự báo, đề ra các kịch bản ứng phó với những biến động của thị trường; phát hiện, nắm bắt những cơ hội mới khả thi, để giải ngân đầu tư hiệu quả, tạo tiền đề cho sự phát triển giai đoạn tiếp theo./.
Triển khai nhiều giải pháp giúp du lịch tỉnh Quảng Ninh vượt khó  (01/11/2020)
EVNHANOI: Công khai, minh bạch trong quá trình ghi chỉ số công tơ  (01/11/2020)
Tỉnh Quảng Ninh khai thác tốt tiềm năng phát triển du lịch  (30/10/2020)
VietinBank đạt kết quả tốt nhờ chiến lược kinh doanh hiệu quả, hợp lý  (28/10/2020)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên