Petrovietnam liên tục thiết lập những kỷ lục trong sản xuất - kinh doanh
TCCS - Từ năm 2020 trở lại đây, việc triển khai hiệu quả, đồng bộ giải pháp “quản trị biến động” đã giúp Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) vượt khó ngoạn mục, liên tục thiết lập nhiều kỷ lục trong sản xuất - kinh doanh, đồng thời tạo đà “vươn tới đỉnh cao mới”.
Sau năm 2020, 2021 với nhiều khó khăn, thách thức từ thị trường, từ “khủng hoảng kép” do dịch bệnh COVID-19 và giá dầu sụt giảm nghiêm trọng, Petrovietnam đã duy trì ổn định hoạt sản xuất - kinh doanh, đạt mục tiêu phục hồi tăng trưởng so với trước đại dịch. Với sự nỗ lực từ trong gian khó, Petrovietnam tự tin không ngại thách thức, đặt mục tiêu cao hơn cho những giai đoạn tiếp theo là tiếp tục đà tăng trưởng, phát triển bền vững.
Đến năm 2022, Petrovietnam đã đề ra phương châm “Quản trị biến động, đón đầu xu hướng, kết nối nguồn lực, phát huy công nghệ, thúc đẩy đầu tư, phát triển bền vững” làm mục tiêu phấn đấu hoàn thành cao nhất các nhiệm vụ/chỉ tiêu được giao. Hiện thực hoá mục tiêu đó, Petrovietnam đã thiết lập nhiều kỷ lục trong năm 2022. Kết thúc năm 2022, tất cả chỉ tiêu sản lượng, kinh doanh thuộc 5 lĩnh vực của Tập đoàn đều hoàn thành kế hoạch năm và tăng trưởng cao so với năm 2021 từ 3 - 26%.
Sản lượng khai thác dầu hoàn thành kế hoạch cả năm trước 2 tháng 11 ngày, lập kỷ lục thời gian hoàn thành kế hoạch sớm nhất đối với chỉ tiêu sản xuất quan trọng bậc nhất của Tập đoàn trong bối cảnh suy giảm sản lượng của hầu hết các lô/mỏ. Trong năm 2022, Tập đoàn cũng lập kỷ lục về sản lượng sản xuất, kinh doanh các sản phẩm đạm, xăng dầu. Cụ thể, sản xuất đạm hoàn thành kế hoạch cả năm trước 1 tháng 14 ngày; năm 2022 đạt 1,84 triệu tấn, vượt 244 nghìn tấn (vượt 15%) kế hoạch năm, tăng 9,2% so với thực hiện năm 2021 - đạt mức kỷ lục cao nhất kể từ khi Petrovietnam có sản phẩm đạm đầu tiên vào quý IV-2004 đến đầu năm 2023. Xuất khẩu đạm của Tập đoàn đạt mức kỷ lục với sản lượng 606 nghìn tấn, tăng 2,1 lần so với năm 2021, chiếm tỷ trọng 36% sản lượng xuất khẩu phân bón cả nước, 37,4% kim ngạch xuất khẩu phân bón của cả nước. Sản xuất xăng dầu hoàn thành kế hoạch cả năm trước 1 tháng 7 ngày; năm 2022 đạt 6,96 triệu tấn, vượt 784 nghìn tấn, (vượt 13%) kế hoạch năm, tăng 9,1% so với thực hiện năm 2021 - đạt mức kỷ lục cao nhất kể từ khi Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đi vào vận hành thương mại từ ngày 1-6-2010 đến đầu năm 2023.
Tổng doanh thu toàn Tập đoàn hoàn thành kế hoạch cả năm trước 4 tháng, năm 2022 đạt 931,2 nghìn tỷ đồng, vượt 67% kế hoạch năm, tăng 48% so với năm 2021- thiết lập kỷ lục mới trong lịch sử Petrovietnam, vượt mức kỷ lục của năm 2012 khi thời điểm có nhiều thuận lợi về giá dầu và sản lượng khai thác.
Năm 2023, kiên định với mục tiêu tăng trưởng, với phương châm “Quản trị biến động - Mở rộng quy mô - Tăng tốc chuyển đổi số - Dịch chuyển mô hình - Nâng cao năng suất - Tái tạo kinh doanh”, Tập đoàn và các đơn vị thành viên triển khai công việc và nhiệm vụ trong năm một cách đồng bộ, xuyên suốt, hiệu quả và chất lượng, vượt qua chính mình, thiết lập những kỷ lục mới. Năm 2023, sản lượng đạm sản xuất của Tập đoàn đạt 1,76 triệu tấn, vượt 10,3% kế hoạch năm, trong đó sản lượng đạm hạt đục đạt 950 nghìn tấn - mức kỷ lục kể từ khi Tập đoàn có tấn sản phẩm đạm hạt đục đầu tiên (ngày 29-1-2012) đến đầu năm 2024.
Sản xuất xăng dầu đạt 7,36 triệu tấn, vượt 33,2% kế hoạch năm 2023, tăng 5,8% so với năm 2022. Đạt mức kỷ lục cao nhất kể từ khi Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đi vào vận hành thương mại từ ngày 1-6-2010, cao hơn 400 nghìn tấn so với mức kỷ lục năm 2022 đã thiết lập. Các đơn vị của Tập đoàn cũng thiết lập những kỷ lục riêng trong năm 2023 như PVOIL lập kỷ lục kinh doanh xăng dầu với 5,21 triệu m3; PV GAS lập kỷ lục kinh doanh LPG với gần 2,5 triệu tấn. Tổng doanh thu toàn Tập đoàn đạt 942,8 nghìn tỷ đồng, vượt 39% kế hoạch năm, cao hơn 11,6 nghìn tỷ đồng so với kỷ lục năm 2022 (931,2 nghìn tỷ đồng), tương đương 9,2% GDP cả nước. Nộp ngân sách nhà nước toàn Tập đoàn đạt 151,8 nghìn tỷ đồng, vượt 94% lần kế hoạch năm 2023, chiếm khoảng 9% tổng thu ngân sách nhà nước năm 2023.
Bước sang năm 2024, với mục tiêu đặt ra năm sau cao hơn năm trước, Tập đoàn phấn đấu đạt mục tiêu về tốc độ tăng trưởng từ 3,5 - 6%, doanh thu đạt trên 970 nghìn tỷ đồng, thúc đẩy đầu tư, tạo động lực tăng trưởng cho phát triển dài hạn. Trong 9 tháng đầu năm 2024, tổng doanh thu của Petrovietnam ước đạt 736.500 tỷ đồng, hoàn thành 100% kế hoạch năm, về đích trước 3 tháng, tăng 12% so với cùng kỳ 2023; nộp ngân sách nhà nước toàn Tập đoàn ước đạt 115.200 tỉ đồng; hoàn thành toàn diện 6/6 chỉ tiêu tài chính cả năm 2024 theo kế hoạch pháp lệnh Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Hội đồng Thành viên giao, về đích trước từ 3 - 5 tháng. Trong đó, 5/6 chỉ tiêu tăng trưởng từ 9 - 31%: doanh thu toàn Tập đoàn tăng 12%; nộp ngân sách Nhà nước toàn Tập đoàn tăng 9%; doanh thu hợp nhất tăng 14%.
Với kết quả đạt được trong những năm qua, tính đến tháng 6-2024, Petrovietnam đã hoàn thành 10/12 chỉ tiêu theo kế hoạch 5 năm 2021-2025, đặc biệt là 2 chỉ tiêu rất quan trọng là lợi nhuận và nộp ngân sách. Ước đến hết năm 2024, Petrovietnam sẽ hoàn thành vượt mức kế hoạch 5 năm về tổng doanh thu. Như vậy, sau 3 năm (2021 - 2024) Petrovietnam đã hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu tài chính theo kế hoạch 5 năm 2021 - 2025.
Mới đây, Petrovietnam được vinh danh là thương hiệu dẫn đầu Top Thương hiệu mạnh Việt Nam 2024 khẳng định vai trò của một tập đoàn kinh tế nhà nước hàng đầu, đóng góp quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ quyền Tổ quốc; cùng với định hướng phát triển bền vững trở thành tập đoàn công nghiệp - năng lượng quốc gia. Điều này đã thể hiện thương hiệu Petrovietnam có tốc độ tăng trưởng giá trị cao, liên tiếp có mặt trong Top 10 thương hiệu mạnh tại Việt Nam. Theo đánh giá của Brand Finance, năm 2023, giá trị thương hiệu Petrovietnam đạt 1,382 tỷ USD (tăng 7% so với năm 2022 là 1,296 tỷ USD) với chỉ số sức mạnh thương hiệu ở mức AA-. Đồng thời, Petrovietnam cũng là doanh nghiệp tạo giá trị hàng đầu Việt Nam năm 2024.
Bên cạnh đó, tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Fitch Ratings đánh giá xếp hạng tín nhiệm của Petrovietnam ở mức BB+, mức ngang bằng với mức tín nhiệm quốc gia, trong nhiều năm liên tiếp. Ngoài ra, Petrovietnam cũng thiết lập kỷ lục 16 năm liên tiếp góp mặt trong Top 3 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, 6 lần dẫn đầu Top Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam.
Với mục tiêu “Vươn tới đỉnh cao mới”, Petrovietnam hướng tới nỗ lực, quyết tâm hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ to lớn hơn trong năm 2024 nói riêng và cả giai đoạn 2021 - 2025 nói chung. Đồng thời, hướng tới thực hiện thành công chiến lược phát triển, lập nhiều thành tựu mới, hiện thực hóa nhiệm vụ trở thành Tập đoàn công nghiệp - năng lượng quốc gia, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam phồn vinh, hùng cường./.
Đảng bộ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam: Quyết tâm hoàn thành toàn diện, vượt cao các chỉ tiêu nhiệm kỳ 2020 - 2025  (30/10/2024)
Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đẩy mạnh áp dụng các giải pháp tiết kiệm chi phí trong vận hành sản xuất và tiết kiệm năng lượng  (25/10/2024)
Petrovietnam ký kết hợp tác với các đối tác Hoa Kỳ về chuyển đổi số và năng lượng bền vững  (25/09/2024)
Hội thi tay nghề dầu khí lần thứ VIII năm 2024  (24/09/2024)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay