Nghĩ về “gốc của công việc”
Trong một lần họp chi bộ gần đây ngồi cạnh tôi là một "lão đồng chí" đã được nhận Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng. Như có ý trước, tranh thủ chưa vào cuộc họp, ông quay sang tâm sự câu chuyện đang đến hồi "nóng" về thông báo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật một số cán bộ lãnh đạo vì những sai phạm Điều lệ Đảng và những quy định của Đảng.
- Cậu thấy chưa, thế mới biết câu nói của Cụ Hồ thật thấm thía: "Cán bộ là gốc của mọi công việc". Gốc hỏng, cây đổ, lẽ đương nhiên. Mà cái gì trên đời đều do con người nghĩ, sáng chế ra cả, từ cái tăm nhỏ nhất đến máy bay, tên lửa to đùng, phải không?
Lắng nghe lão đồng chí đảng viên có tuổi đời, tuổi đảng đã đi qua quá nửa thế kỷ nói, tôi thấy cũng rất tâm đắc câu: Cán bộ là gốc của công việc. Nghe và nghĩ, cán bộ dù cấp thấp đến cấp cao ở mọi lĩnh vực công tác đều là người thi hành nhiệm vụ cả, đều có nỗi nhọc nhằn, lo lắng hoàn thành công việc được giao. Nôm na là vậy nhưng vào văn bản giấy tờ thì phải viết là: hoàn thành nhiệm vụ được giao. Chữ “nhiệm vụ” mang sứ mệnh lớn vì có những vị trí quản lý, lãnh đạo nắm hàng "núi" tiền, nhà, tàu, xe..., đến hàng ngàn con người dưới quyền, nếu sơ sẩy một chút thôi là ngân sách quốc gia "vơi" đi hàng nghìn tỷ đồng. Thực tế đã có sơ sẩy, đã có trả giá, do cán bộ ở vị trí đó thiếu năng lực, do coi đồng tiền cao hơn trách nhiệm, và cũng do nhiều nguyên nhân khác nữa, người cán bộ đó đã biến chất, thui chột, trở thành kẻ đi ngược lại lợi ích của nhân dân.
Vì đâu ông hay bà cán bộ đó thoái hóa, biến chất? Lý lẽ để phân tích nguyên nhân dẫn đến sự thoái hóa, biến chất nếu nói ra, viết ra thì nhiều. Thực tế trên các văn bản của Đảng, trên các bài báo chuyên luận về công tác xây dựng Đảng, người ta đã nêu và phân tích cặn kẽ. Ở đây chúng tôi chỉ suy nghĩ gọn trong phạm vi về lập trường, bản lĩnh và sự trung thực của cán bộ, đảng viên. Hai phẩm chất đó mãi vẫn là "điểm nhấn" để đánh giá chất lượng tổ chức cũng như cá nhân cán bộ, đảng viên.
Cán bộ có lập trường, bản lĩnh và sự trung thực thì chắc chắn "gốc của công việc" sẽ vững vàng, rất khó lay chuyển. Ngược lại, lập trường không vững, thiếu kiên định, có người trong phút chốc không còn là chính mình; còn sự thiếu trung thực là kẻ nói dối tổ chức để vinh thân phì gia, thì không còn xứng đứng trong hàng ngũ tiên phong của Đảng, còn có tội lớn với nhân dân, đất nước.
Và, lập trường, bản lĩnh cùng những phẩm chất đạo đức của người cán bộ không tự dưng mà có, phải qua trui rèn, thử thách, luôn tự răn, tự dạy nghiêm khắc với chính mình.
Vì rằng:
"Đường dài mới biết ngựa hay
Đến khi cả gió biết cây cứng mềm"./.
Đừng lạm dụng phê bình để hạ bệ nhau!  (29/10/2020)
Tỉnh Bạc Liêu tạo đột phá từ công tác cán bộ  (03/10/2020)
“Ngoan đột xuất, tốt nhất thời”  (10/09/2020)
- Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia: Động lực quan trọng để đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới
- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm và làm việc tại Cộng hòa Séc
- Bộ Chính trị, Ban Bí thư gặp mặt các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước
- Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm