Chọn vỏ, bỏ lõi
Chuẩn bị đến kỳ đại hội đảng bộ các cấp, ở cơ quan, đơn vị, địa phương nào cũng nổi lên vấn đề về nhân sự khiến kẻ vui, người buồn. Lựa chọn nhân sự đôi khi không theo các quy định của Đảng mà lại theo kiểu “chọn vỏ, bỏ lõi”. Câu chuyện của M, bạn tôi xảy ra gần 5 năm trước là một điển hình.
Minh họa: Đình Tân
Vào tuổi 45, độ tuổi đang chín để có thể cống hiến nhiều nhất, tốt nhất thì M quyết định viết đơn xin ra khỏi ngành. Vợ M khuyên can thế nào anh cũng không nghe. Chị nghẹn ngào gọi điện cho tôi nhờ tác động để anh rút bỏ lá đơn kia.
Là bạn nối khố, tôi đến nhà tìm hiểu sự việc và thực hiện nhiệm vụ mà vợ anh đặt nhiều hy vọng. Anh giãi bày, nếu nói anh không yêu, không gắn bó với nghề và công việc đã theo đuổi suốt 20 năm qua thì không đúng. Bỏ nghề anh cũng tiếc lắm nhưng không còn cách nào khác. Bởi theo anh, trong đợt bổ nhiệm vừa rồi, lãnh đạo cơ quan đưa một loạt cán bộ mới lên giữ cương vị lãnh đạo, quản lý, trong đó có những người năng lực cũng chỉ vào loại “thường thường bậc trung” chẳng lấy gì làm xuất sắc. Điều anh buồn nhất là họ còn thiếu nhiều tiêu chí để trở thành lãnh đạo. Vì vậy, anh quyết định xin nghỉ bởi nếu tiếp tục làm thì hàng trăm cái diễn ra hằng ngày có thể gây ra những xung đột mà anh không thể làm chủ được, dễ dẫn đến bất hòa sâu sắc... Anh bảo, nếu được giải quyết về nghỉ, anh sẽ mở một doanh nghiệp. Mấy năm đầu sẽ vất vả, nhưng anh tin, với khả năng của mình, doanh nghiệp của anh sẽ có chỗ đứng và vị thế.
Thực ra, câu chuyện của M còn nhiều tình tiết và những trăn trở mà anh không tiện nói ra. Học với nhau từ nhỏ, tôi biết M là người cương trực, ngay thẳng và tin tưởng vào nguyên tắc của tổ chức. Theo M, nguyên tắc là để tạo ra sự công bằng, là “bà đỡ” để sự miệt mài làm việc của mỗi cá nhân đến được kết quả và thành công. Anh tin, “gái có công thì chồng không phụ”. Với kết quả làm việc và phẩm chất đạo đức tốt, một ngày kia tổ chức sẽ “gọi tên anh”.
Thế nhưng, dù quy trình công tác cán bộ có ngặt nghèo đến đâu thì M vẫn không được lựa chọn cũng bởi “thước đo” có thể thẳng nhưng “người cầm thước” chắc gì đã không cong. Sau này có dịp hỏi lại về quyết định khó khăn trong đời ấy, tôi được M cho biết, những cán bộ kia lọt được vào quy hoạch, lọt được vào “vòng ngắm” và trở thành người lãnh đạo, quản lý, nhưng sau đó cũng trải qua quãng thời gian không mấy ngọt ngào do còn thiếu về phẩm chất cũng như năng lực lãnh đạo. Thế nên, theo anh, chức mua thì chẳng thể tạo được danh. Nó giống người ta đi mua một chiếc áo hàng hiệu đắt tiền nhưng khi mặc vào thì không hợp và cái sự không hợp đấy thì ít ai không nhìn thấy.
Công tác cán bộ nếu tiến hành không nghiêm, không hướng vào chọn người có đức, có tâm, có tầm, có tài để phục vụ sự nghiệp chung mà lại bị coi là phương tiện để vụ lợi thì chẳng thể cho ra những “công bộc” hết lòng, hết sức vì sự phát triển đi lên của cơ quan, đơn vị, địa phương.
Vỏ chỉ là bề ngoài hào nhoáng mà mắt thường có thể nhìn thấy được, đánh giá được nhưng muốn biết cái lõi ra sao cần có thời gian trực tiếp tiếp cận, cảm nhận, chính vì vậy không dễ để trong thời gian ngắn có thể chọn ngay được “lõi”. Bởi vậy nếu còn “chọn vỏ bỏ lõi” thì dù chúng ta có chống chạy chức, chạy quyền mạnh mẽ đến đâu đi chăng nữa cũng không thể chọn được “lõi” làm nòng cốt./.
Phát huy dân chủ trong công tác cán bộ ở nước ta hiện nay: Thực trạng và giải pháp  (25/02/2020)
Triển khai quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ của Tạp chí Cộng sản  (12/02/2020)
Triển khai quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ của Tạp chí Cộng sản  (12/02/2020)
Hội chứng vượt “đèn đỏ” trong lãnh đạo, quản lý  (10/02/2020)
- Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia: Động lực quan trọng để đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới
- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm và làm việc tại Cộng hòa Séc
- Bộ Chính trị, Ban Bí thư gặp mặt các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước
- Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm