Bố trí kiêm nhiệm hợp lý
TCCSĐT - Sáp nhập thôn, xóm, bố trí kiêm nhiệm chức danh nhằm tinh gọn đội ngũ, tiết kiệm ngân sách, cải thiện phụ cấp cho người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn, tổ dân phố là việc làm không sai … nhưng cần căn cứ từng trường hợp cụ thể, phù hợp, để phát huy năng lực và sở trường của người hoạt động không chuyên trách, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Trong lúc bà con ở thôn X và thôn Y giãi bày ý kiến với nhau về các ứng viên trước ngày bầu trưởng thôn sau khi sáp nhập, thì bỗng các ứng viên có đơn xin rút, với lý do sức khỏe và hoàn cảnh gia đình…
- Thôn mới bây giờ diện tích lớn hơn, số hộ, số dân đông hơn, công việc của cán bộ, nhất là của trưởng thôn nhiều hơn trước, nhưng phụ cấp không tăng, nếu là tôi, tôi cũng xin rút. - Bác Sơn, người của thôn X thẳng thắn.
- Các bác ấy đều có tuổi, bao năm nay không còn làm nông nghiệp. Biết khó đáp ứng nếu làm trưởng thôn kiêm khuyến nông và thú y, theo chủ trương kiêm nhiệm chức danh của xã, thì xin rút cũng là lẽ thường. - Một người thêm vào.
- Tôi cũng không thấy lý do các ứng viên đưa ra là đúng thực tế. Bởi vì, trước khi sáp nhập, một người đang làm trưởng thôn rồi, một người là phó bí thư chi bộ. Kinh tế gia đình họ đều ổn định, con cái thành đạt. Chiều qua tôi còn thấy các bác ấy chơi bóng bàn, đánh cầu lông ở nhà văn hóa. - Một người khác nhận xét.
Sáp nhập thôn, xóm, bố trí thêm chức danh là cách làm nhằm tinh gọn đội ngũ, tiết kiệm ngân sách, cải thiện phụ cấp cho người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn, tổ dân phố… Thực tế nhiều nơi cho thấy, một số người hoạt động không chuyên trách ở thôn, xóm, kể cả bí thư chi bộ, trưởng thôn là cán bộ, công chức nghỉ hưu, nhiều người từ lâu không gắn bó với chăn nuôi, trồng trọt. Do đó, cấp ủy chi bộ, đảng ủy cơ sở cần làm tốt công tư tưởng, công tác cán bộ để khi giới thiệu nhân sự cho việc bầu trưởng thôn, bầu các chức danh trong cấp ủy, rồi đến việc thực hiện tinh gọn bộ máy, bố trí thêm các chức danh cần căn cứ từng trường hợp cụ thể, phù hợp, nhằm phát huy năng lực và sở trường của người thêm chức danh, vừa đáp ứng yêu cầu mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra. Chẳng hạn: bí thư chi bộ kiêm trưởng ban công tác mặt trận; phó bí thư chi bộ kiêm thôn trưởng; phó bí thư chi đoàn kiêm công an viên;… Trưởng thôn (làm nghề nông), thì bố trí kiêm nhiệm thu y, khuyến nông, là phù hợp./.
Chủ tịch Quốc hội gặp mặt các đại sứ, trưởng cơ quan đại diện  (25/08/2016)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ kỷ niệm 110 năm phủ lỵ Tam Kỳ  (25/08/2016)
Tổ công tác của Thủ tướng bắt tay vào việc  (24/08/2016)
Kiện toàn Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn  (24/08/2016)
Kiểm soát quyền lực nhà nước và phòng, chống tham nhũng  (24/08/2016)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Kỳ họp thứ 49 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
- Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên
- An ninh con người trong bối cảnh thế giới thay đổi và thực tiễn chính sách ứng phó của Việt Nam và Pháp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên