Hưu trí = HT = Hết tất ?
TCCS - Chi bộ khu dân cư chúng tôi, 100% đảng viên là cán bộ hưu trí. Để cho gọn, tôi xin gọi tắt là chi bộ hưu. Mặc dù là chi bộ hưu nhưng chúng tôi sinh hoạt đều đặn và nghiêm túc lắm, vào đúng ngày mồng ba hằng tháng. Và, đã trở thành thông lệ, trong các buổi sinh hoạt chi bộ, trước khi đi vào những nội dung chính, bao giờ chi ủy cũng dành khoảng 30 phút “ngoại khóa” để các đảng viên uống trà và trao đổi, đàm đạo việc Đảng, việc đời. Trong buổi sinh hoạt gần đây, ông Đ. nêu ra câu đố: “Đố các cụ biết hưu trí là gì?”. Ông đố thế, rồi tự giải thích luôn: “Hưu trí là hắt tê, là hết tất!”. Hầu như cả chi bộ đều cười, tỏ vẻ tán thưởng. Được thể, ông nói thêm: “Bây giờ chúng mình là “phó đảng viên, phó thường dân” rồi. Đấy, ngay cái chuyện nhỏ như lương hưu mới kỳ này, Chính phủ quy định được hưởng từ tháng 7-2013, nhưng hết tháng 7 rồi lại hết tháng 8, cán bộ hưu vẫn chưa được lĩnh lương mới”. Có một số ý kiến khác chêm vào: “Thêm mỗi tháng được mấy trăm bạc, ăn nhằm gì”; “Các cụ không đọc báo mạng à, Nhà nước lúc đó cạn kiệt tiền trả lương hưu rồi”. “Ai bảo cho về hưu sớm; ở nhiều nước, cán bộ phải làm việc đến 65 tuổi mới được về hưu”. “Các quan chức ở nước ta thì lại chỉ mong kéo dài tuổi về hưu thôi cụ ạ”, v.v. và v.v.. Thôi thì đủ thứ. Chuyện của các cụ hưu mà.
Sau buổi sinh hoạt chi bộ, ông T, một cán bộ cao cấp về hưu, kéo tôi về nhà ông uống cà phê. Tôi và ông rất hợp nhau nên thường hay tâm sự và tham khảo ý kiến của nhau về đủ các thứ chuyện trên đời. Ông đi ngay vào vấn đề: “Nói như ông Đ, mình không tán thành chút nào. Song, đấy không thuộc phạm vi nội dung sinh hoạt chính thức của chi bộ nên mình không muốn tranh luận. Cán bộ hưu trí chúng mình khi đương chức, không ít người là cán bộ lãnh đạo, quản lý, được Đảng và Nhà nước đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ hết sức chu đáo. Nay về hưu lại phát sinh những suy nghĩ tiêu cực như thế là hoàn toàn không nên. Mình biết, ông Đ. trước khi về hưu là vụ trưởng; đã từng được Đảng và Nhà nước cho đi học tập và đào tạo ở Liên Xô nhiều năm; có học vị tiến sĩ và học hàm phó giáo sư”.
Ngừng một lát, rồi ông tâm sự tiếp: “Đúng là người về hưu có nhiều cái hẫng hụt như hẫng hụt về thu nhập, hẫng hụt về thông tin, hẫng hụt về nếp sinh hoạt... Song, tự mình phải tìm cách khắc phục, không nên bất mãn và buông xuôi. Phải nhanh chóng thích nghi với hoàn cảnh mới và luôn tự điều chỉnh bản thân để đạt tới độ thích nghi cao nhất. Có như thế thì mới thấy thoải mái, thanh thản, yêu đời, tin Đảng, tin chế độ. Thí dụ, đối với mình, khi về hưu, điều hẫng hụt lớn nhất là thông tin. Lúc còn đương chức, mỗi sáng đến cơ quan, trên bàn làm việc của mình, cô thư ký đã để đầy ắp các loại báo, tạp chí, tài liệu, bản tin... Vì thế, thông tin được cập nhật hằng ngày, thậm chí có thể nói khi đó, mình ở vào tình trạng bội thực thông tin. Đến khi về hưu lại rơi vào tình trạng đói thông tin một cách ghê gớm. Để khắc phục tình trạng đó, trước hết, mình mua ngay một bộ máy vi tính để bàn rồi đăng ký hòa mạng in-tơ-nét, hằng ngày lướt nhanh qua các trang báo mạng để cập nhật thông tin. Mình còn đặt mua thêm một số tờ báo và tạp chí cần thiết; theo dõi thường xuyên các chương trình thời sự của Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam. Quỹ thời gian của người về hưu nhiều lắm. Vì thế, cùng với việc xem báo chí, hằng ngày, mình đọc thêm sách. Thí dụ, đọc lại Hồ Chí Minh toàn tập, hệ thống và phân loại tư tưởng của Người về tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Mình cũng đọc lại cả bộ Tư bản của C. Mác. Thú thật, khi còn đương chức mới chỉ đọc được những phần phục vụ sát sườn cho công tác chứ không đọc toàn bộ một cách có hệ thống vì đơn giản là không có thời gian. Làm những việc đó, mình thấy rất có ích và thời gian trôi đi rất nhanh, sống rất thanh thản, thoải mái, tránh được tình trạng “nhàn cư vi bất thiện”.
Về hưu, nhiều lúc tôi cũng cảm thấy buồn. Có lần tôi đã viết đơn xin miễn sinh hoạt Đảng với lý do tuổi cao, sức yếu để lui vào cuộc sống ẩn dật cho “quên hết sự đời”, nhưng ông T. khuyên không nên như vậy. Bây giờ, nghe thêm tâm sự của ông, tôi đã có suy nghĩ khác trước. “Hưu trí đâu phải là hết tất”. Đúng thế./.
Thảo luận hai dự án: Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi) và Luật Công an nhân dân (sửa đổi)  (15/04/2014)
Tổng Bí thư Việt Nam coi trọng tăng cường hợp tác với Vương quốc Maroc  (15/04/2014)
Bộ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga sang thăm chính thức Việt Nam  (15/04/2014)
Đà Nẵng cần đặc biệt phát triển kinh tế biển, du lịch, dịch vụ  (15/04/2014)
Việt Nam dự triển lãm quốc phòng châu Á tại Malaysia  (15/04/2014)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên