Hà Nội phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
TCCS - Trong bối cảnh Hà Nội vừa phòng, chống đại dịch COVID-19, vừa khôi phục sản xuất, kinh doanh, việc phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã phát huy hiệu quả trong việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Theo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, trong các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ... hàng Việt Nam đã chiếm phần lớn thị phần. Khoảng 80% người tiêu dùng đã tin tưởng lựa chọn hàng Việt Nam.
Điểm sáng của cả nước
Từ năm 2009, Hà Nội đã tích cực triển khai phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” bằng nhiều biện pháp đồng bộ, sáng tạo. Thành phố đã huy động sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn cũng như các tầng lớp nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Từ đầu năm 2020 đến nay, thành phố Hà Nội triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh đặc biệt, vừa phòng, chống dịch bệnh COVID-19, vừa thực hiện các giải pháp bảo đảm tăng trưởng. Dưới sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền cùng sự chung sức, đồng lòng của các tầng lớp nhân dân, kinh tế Thủ đô dần hồi phục. Tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố (GRDP) 6 tháng đầu năm 2020 tăng 3,39% (cao gấp 1,8 lần mức tăng trưởng bình quân của cả nước).
Trong thời gian trước, trong và sau dịp tết Dương lịch, tết Nguyên đán năm 2020, nhu cầu mua sắm tiêu dùng của người dân Thủ đô tăng cao, Sở Công Thương Hà Nội đã chuẩn bị nguồn hàng phong phú, bảo đảm cung cầu, ổn định giá cả, an toàn thực phẩm…; duy trì hoạt động của 200 điểm bán các mặt hàng thiết yếu và cửa hàng bán lẻ xăng dầu; tổ chức 64 điểm chợ Hoa Xuân; tổ chức Hội chợ Tết với 150 gian hàng của 115 doanh nghiệp, 21 quận, huyện thành phố Hà Nội và 20 tỉnh, thành phố; phối hợp tổ chức Chợ Tết với quy mô gần 1.000m2 trên địa bàn huyện Ứng Hòa; vận động các doanh nghiệp tổ chức 125 chuyến hàng lưu động về các huyện, thị xã, khu công nghiệp, khu chế xuất; tổ chức bán hàng bình ổn tại 10.688 điểm bán hàng bình ổn thị trường; 768 điểm bán trái cây an toàn trên toàn thành phố. Bên cạnh đó, Sở Công Thương Hà Nội đã phối hợp với các tỉnh triển khai hoạt động xúc tiến tiêu thụ nông sản của các địa phương trên địa bàn Hà Nội, như Tuần lễ xoài và nông sản an toàn của Sơn La, Hội nghị xúc tiến xuất khẩu nông sản, trái cây và thủy sản của tỉnh Lào Cai…
Đến nay, Hà Nội có 145 siêu thị, 26 trung tâm thương mại, khoảng 1.400 cửa hàng tiện lợi, 455 chợ. Để phát triển hạ tầng thương mại, thời gian qua, thành phố xây dựng đề án quản lý, đầu tư, cải tạo và phát triển chợ trên địa bàn; triển khai “mạng lưới máy bán hàng tự động đặt tại địa điểm công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020”; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động thanh toán, mua sắm, đẩy mạnh sử dụng tem điện tử thông minh (QR) truy xuất nguồn gốc trực tuyến các sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên địa bàn… Hiện nay, Hà Nội dẫn đầu cả nước trong việc ứng dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc nông, lâm, thủy sản, thực phẩm bằng QR (hơn 5.000 sản phẩm được gắn mã). Năm 2019, Hà Nội tổ chức đánh giá xếp hạng 300 sản phẩm trong Chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP). Mục tiêu năm 2020 là hoàn thành đánh giá, xếp hạng 800 sản phẩm - 1.000 sản phẩm OCOP.
Sở Công Thương Hà Nội đã triển khai việc kết nối tiêu thụ, liên kết vùng, qua đó đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng hàng Việt Nam; nắm bắt khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, qua đó đề xuất giảm 37 loại phí, lệ phí thuộc lĩnh vực công thương; quảng bá các sản phẩm công nghiệp chủ lực; hướng dẫn thành lập các cụm công nghiệp theo quy hoạch… Tích cực hưởng ứng cuộc vận động, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đã áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, thực hiện các cam kết bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cùng xây dựng thương hiệu quốc gia cho nhiều sản phẩm, hàng hóa Việt Nam.
Vẫn còn những thách thức
Hiện nay, dịch bệnh COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, vẫn tiềm ẩn nguy cơ lớn. Cùng với đó, việc thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới khiến Việt Nam đứng trước cuộc cạnh tranh kinh tế gay gắt. Từ những ký kết thương mại, hàng hóa nước ngoài nhập vào nhiều hơn dẫn đến cạnh tranh với hàng trong nước, trong khi quy mô của các doanh nghiệp Việt Nam nhỏ, sức cạnh tranh không cao. Đó thực sự là một thách thức lớn trong việc thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” ở Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.
Trước những khó khăn đó, việc nhận thức về mục đích, ý nghĩa, nội dung, tầm quan trọng của cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” ở một số nơi trên địa bàn Hà Nội còn chưa được đầy đủ, đồng bộ; một số cấp ủy, chính quyền chưa quan tâm đúng mức đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Cuộc vận động, chưa gắn kết việc thực hiện Cuộc vận động với nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Trong triển khai thực hiện cuộc vận động, một số nơi còn hình thức, chưa cụ thể hóa các phương thức đưa hàng Việt Nam tới tay người tiêu dùng. Công tác phối hợp của các lực lượng chức năng ở một số lĩnh vực chưa thực sự hiệu quả, chưa đáp ứng được nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp ở Thủ đô vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về nâng cao chất lượng, giảm chi phí hàng hóa, dịch vụ; tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, tình trạng cạnh tranh không đúng luật, lách luật, trốn thuế vẫn còn xảy ra. Nhiều doanh nghiệp chưa chú trọng bảo vệ thương hiệu.
Để Cuộc vận động đi vào chiều sâu
Với quan điểm “Phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động với mục đích lâu dài nhằm giúp người tiêu dùng nhận thức đúng khả năng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam, chất lượng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ Việt Nam; xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam dựa trên tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc”, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 46/KH-UBND, ngày 2-2-2015, về việc triển khai thực hiện đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2015 - 2020. Theo đó, từ năm 2015 - 2020, Thành phố sẽ tăng cường đẩy mạnh các hoạt động phát triển thị trường, ưu tiên công tác truyền thông để nâng cao nhận thức, tạo sự đồng bộ trong nhận thức, hành vi của doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam.
Thời gian tới, để cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” ở Hà Nội đi vào chiều sâu, trước mắt, từ nay đến cuối năm 2020, thành phố Hà Nội cần đẩy mạnh các hoạt động giới thiệu, quảng bá hàng Việt Nam chất lượng cao đến người tiêu dùng, như tổ chức hội chợ hàng Việt Nam; đưa hàng Việt Nam đến người tiêu dùng thông qua triển khai các chương trình bán hàng Việt Nam tại các quận, huyện, thị xã, khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn thành phố. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền. Chú trọng giới thiệu, tôn vinh sản phẩm, hàng hóa Việt Nam chất lượng cao, nhất là các sản phẩm, dịch vụ được bình chọn là “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích”.
Cùng với đó, về lâu dài, cần tiếp tục tập trung hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhằm hoàn thiện Quy chế quản lý và mức chi hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ; Quy chế lập, quản lý và sử dụng kinh phí khuyến công; tổ chức hội nghị đối thoại với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực; đẩy nhanh tiến độ triển khai 5 cụm công nghiệp đã có quyết định trong năm 2018 (Cụm công nghiệp Thiết Bình, Cụm công nghiệp Đình Xuyên, Cụm công nghiệp làng nghề Đại Thắng, Cụm công nghiệp làng nghề Phú Túc, Cụm công nghiệp làng nghề Phú Yên) và 3 cụm công nghiệp đã có quyết định thành lập trong năm 2019 (Cụm công nghiệp làng nghề Chàng Sơn - giai đoạn 2, Cụm công nghiệp làng nghề Dị Nậu, Cụm công nghiệp làng nghề Cầu Bầu - giai đoạn 2); hoàn thiện hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét quyết định thành lập 17 cụm công nghiệp…
Thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý thị trường, giá cả sản phẩm chống hàng giả, hàng kém chất lượng, phòng chống buôn lậu, hàng cấm và gian lận thương mại, góp phần kiềm chế lạm phát, bình ổn giá đối với mặt hàng thiết yếu, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững.
Tiếp tục triển khai chương trình kích cầu nội địa, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng thành phố Hà Nội; rà soát, hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu các sản phẩm có thế mạnh của địa phương; xây dựng các trang thông tin điện tử giới thiệu sản phẩm, hàng hóa. Đồng thời, tiến hành đưa hàng Việt Nam về khu vực ngoại thành, vùng sâu, vùng xa, khu công nghiệp…
Thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Thủ đô.
Tổ chức các chương trình tọa đàm, tập huấn nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp, tập huấn về phổ biến Thông tư của Bộ Công Thương quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP); tổ chức các tọa đàm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công thương./.
Những kết quả nổi bật trong công tác xây dựng Đảng ở Hà Nội  (02/11/2020)
Xây dựng đô thị xanh - xu hướng tất yếu cho Hà Nội  (27/10/2020)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam