Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 06 đến ngày 12-5-2019)
21:56, ngày 16-05-2019
TCCSĐT - Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Nepal K P Sharma Oli và Phu nhân tuần qua diễn ra trong bối cảnh quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Nepal phát triển thuận lợi, đặc biệt là hợp tác kênh đảng, hợp tác kinh tế - thương mại gần đây có nhiều khởi sắc. Hợp tác văn hóa, du lịch và giao lưu nhân dân có nhiều tiềm năng khi ngày càng có nhiều khách du lịch, phật tử Việt Nam đến Lumbini, nơi sinh của Đức Phật, chiêm bái và thám hiểm dãy núi Everest. Hai bên ủng hộ lẫn nhau, phối hợp tốt tại các diễn đàn quốc tế, đặc biệt là Liên hợp quốc.
Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Nepal cùng Phu nhân thăm chính thức Việt Nam và dự Đại lễ Vesak Liên hợp quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Liên bang Nepal K P Sharma Oli và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam và dự Đại lễ Vesak Liên hợp quốc từ ngày 09 đến ngày 13-5-2019.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng K P Sharma Oli đã đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ; đặt vòng hoa và viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; dự lễ đón chính thức; hội đàm với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; thăm quan Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh; dự và phát biểu tại Đại lễ Vesak 2019; thăm và nói chuyện với cán bộ, học viên Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; dự và phát biểu tại Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam-Nepal; chứng kiến lễ ký kết một số văn kiện quan trọng.
Hai bên đã ra Tuyên bố chung giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Dân chủ Liên bang Nepal, chia sẻ tầm nhìn chung về mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Nepal trên tất cả các lĩnh vực. Hai bên nhất trí tăng cường trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao và các cấp, trên các kênh đảng, Chính phủ, cơ quan lập pháp, địa phương và giao lưu nhân dân. Hai bên hoan nghênh việc ký Thỏa thuận miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao, công vụ, Bản ghi nhớ lập cơ chế Tham vấn song phương giữa hai Bộ Ngoại giao, Ý định thư về đàm phán và ký Hiệp định khung hợp tác thương mại và đầu tư; cho rằng đây là các văn kiện quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho thúc đẩy quan hệ và hợp tác song phương thời gian tới.
Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Liên bang Nepal K P Sharma Oli và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam và dự Đại lễ Vesak Liên hợp quốc từ ngày 09 đến ngày 13-5-2019.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng K P Sharma Oli đã đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ; đặt vòng hoa và viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; dự lễ đón chính thức; hội đàm với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; thăm quan Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh; dự và phát biểu tại Đại lễ Vesak 2019; thăm và nói chuyện với cán bộ, học viên Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; dự và phát biểu tại Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam-Nepal; chứng kiến lễ ký kết một số văn kiện quan trọng.
Hai bên đã ra Tuyên bố chung giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Dân chủ Liên bang Nepal, chia sẻ tầm nhìn chung về mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Nepal trên tất cả các lĩnh vực. Hai bên nhất trí tăng cường trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao và các cấp, trên các kênh đảng, Chính phủ, cơ quan lập pháp, địa phương và giao lưu nhân dân. Hai bên hoan nghênh việc ký Thỏa thuận miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao, công vụ, Bản ghi nhớ lập cơ chế Tham vấn song phương giữa hai Bộ Ngoại giao, Ý định thư về đàm phán và ký Hiệp định khung hợp tác thương mại và đầu tư; cho rằng đây là các văn kiện quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho thúc đẩy quan hệ và hợp tác song phương thời gian tới.
Cùng đánh giá hợp tác kinh tế - thương mại song phương còn thấp so với tiềm năng, thế mạnh mỗi nước, hai bên đề nghị các bộ, ngành liên quan nghiên cứu thiết lập các cơ chế hợp tác về kinh tế, thương mại, khuyến khích doanh nghiệp hai nước khảo sát thị trường, tham gia các hoạt động kết nối giao thương, đặc biệt trên các lĩnh vực như thiết bị điện, cà phê, chè, thủy sản, may mặc, da giày và tìm kiếm hợp tác trên các lĩnh vực mới như năng lượng, năng lượng tái tạo, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch.
Hai bên nhất trí xem xét các đề xuất về tiếp cận thị trường cho sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh của mỗi nước, thúc đẩy trao đổi thông tin và hợp tác nghiên cứu khoa học và kỹ thuật nông nghiệp, mở rộng trao đổi chuyên gia nông nghiệp; trao đổi kinh nghiệm về thực thi pháp luật, thông tin tội phạm và xem xét đàm phán, ký kết các văn bản hợp tác nhằm tạo khuôn khổ pháp lý trong phòng, chống tội phạm và tư pháp hình sự, với ưu tiên trước mắt là Thỏa thuận giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Nội vụ Nepal về phòng chống tội phạm. Việt Nam-Nepal nhất trí tăng cường trao đổi và hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, du lịch, giao lưu nhân dân hai nước; thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực tiềm năng khác như khoa học và công nghệ, thông tin và truyền thông, hậu cần và phòng chống thảm họa thiên tai. Hai bên chia sẻ nhiều quan điểm chung về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm; khẳng định tầm quan trọng của việc tôn trọng đầy đủ Hiến chương Liên hợp quốc, các nguyên tắc và chuẩn mực của luật pháp quốc tế; tái khẳng định quyết tâm duy trì chủ nghĩa đa phương và tìm giải pháp cho các vấn đề chung; nhấn mạnh nhu cầu hợp tác vì một trật tự thế giới công bằng, bình đẳng, bao trùm, dựa trên luật lệ và dân chủ.
Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Nepal K P Sharma Oli đã chứng kiến lễ ký các văn kiện, bao gồm: Thỏa thuận miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao, công vụ; Bản ghi nhớ lập cơ chế Tham vấn song phương giữa hai Bộ Ngoại giao; Ý định thư về đàm phán và ký kết Hiệp định khung về hợp tác thương mại và đầu tư.
Hai bên nhất trí xem xét các đề xuất về tiếp cận thị trường cho sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh của mỗi nước, thúc đẩy trao đổi thông tin và hợp tác nghiên cứu khoa học và kỹ thuật nông nghiệp, mở rộng trao đổi chuyên gia nông nghiệp; trao đổi kinh nghiệm về thực thi pháp luật, thông tin tội phạm và xem xét đàm phán, ký kết các văn bản hợp tác nhằm tạo khuôn khổ pháp lý trong phòng, chống tội phạm và tư pháp hình sự, với ưu tiên trước mắt là Thỏa thuận giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Nội vụ Nepal về phòng chống tội phạm. Việt Nam-Nepal nhất trí tăng cường trao đổi và hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, du lịch, giao lưu nhân dân hai nước; thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực tiềm năng khác như khoa học và công nghệ, thông tin và truyền thông, hậu cần và phòng chống thảm họa thiên tai. Hai bên chia sẻ nhiều quan điểm chung về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm; khẳng định tầm quan trọng của việc tôn trọng đầy đủ Hiến chương Liên hợp quốc, các nguyên tắc và chuẩn mực của luật pháp quốc tế; tái khẳng định quyết tâm duy trì chủ nghĩa đa phương và tìm giải pháp cho các vấn đề chung; nhấn mạnh nhu cầu hợp tác vì một trật tự thế giới công bằng, bình đẳng, bao trùm, dựa trên luật lệ và dân chủ.
Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Nepal K P Sharma Oli đã chứng kiến lễ ký các văn kiện, bao gồm: Thỏa thuận miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao, công vụ; Bản ghi nhớ lập cơ chế Tham vấn song phương giữa hai Bộ Ngoại giao; Ý định thư về đàm phán và ký kết Hiệp định khung về hợp tác thương mại và đầu tư.
Công chúa kế vị Thụy Điển Victoria Ingrid Alice Dé siree và Phu quân thăm chính thức Việt Nam
Nhận lời mời của Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Công chúa kế vị Thụy Điển Victoria Ingrid Alice Dé siree và Phu quân thăm chính thức Việt Nam từ ngày 06 đến ngày 08-5-2019. Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, Công chúa kế vị Thụy Điển Victoria Ingrid Alice Dé siree và Phu quân cùng Đoàn đại biểu cấp cao của Thụy Điển đã hội kiến Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; hội đàm với Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh; gặp gỡ Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh; dự Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh “Đối tác vì phát triển bền vững và đổi mới sáng tạo” do Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội, Hội đồng Thương mại và Đầu tư Thụy Điển phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức; làm việc với Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Tại các cuộc tiếp xúc, hai bên đánh giá cao, chia sẻ những tình cảm tốt đẹp mà nhân dân hai nước dành cho nhau trong suốt nửa thế kỷ qua. Hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi nước, rà soát hợp tác trong nhiều lĩnh vực, trao đổi về các biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác Việt Nam - Thụy Điển thời gian tới. Hai bên nhất trí đánh giá quan hệ hợp tác Việt Nam - Thụy Điển trong những năm gần đây được mở rộng trên nhiều lĩnh vực từ chính trị - ngoại giao, thương mại - đầu tư, đến văn hóa - giáo dục, đem lại nhiều lợi ích cho nhân dân hai nước; khẳng định quyết tâm đưa quan hệ hợp tác song phương đi vào chiều sâu hiệu quả.
Tại các cuộc tiếp xúc, hai bên đánh giá cao, chia sẻ những tình cảm tốt đẹp mà nhân dân hai nước dành cho nhau trong suốt nửa thế kỷ qua. Hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi nước, rà soát hợp tác trong nhiều lĩnh vực, trao đổi về các biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác Việt Nam - Thụy Điển thời gian tới. Hai bên nhất trí đánh giá quan hệ hợp tác Việt Nam - Thụy Điển trong những năm gần đây được mở rộng trên nhiều lĩnh vực từ chính trị - ngoại giao, thương mại - đầu tư, đến văn hóa - giáo dục, đem lại nhiều lợi ích cho nhân dân hai nước; khẳng định quyết tâm đưa quan hệ hợp tác song phương đi vào chiều sâu hiệu quả.
Hai bên thống nhất tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai nước tăng cường hơn nữa hợp tác đầu tư và kinh doanh, đặc biệt trong các lĩnh vực Thụy Điển có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như công nghiệp, chế biến, công nghiệp phụ trợ, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, y tế, môi trường, xây dựng đô thị thông minh, thông tin - truyền thông. Phía Việt Nam đề nghị Thụy Điển tiếp tục có tiếng nói mạnh mẽ ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế nhằm duy trì hòa bình, an ninh, an toàn và tự do hàng hải tại Biển Đông; đề nghị Thụy Điển ủng hộ Việt Nam ứng cử làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021; bày tỏ sự cảm ơn và đề nghị phía Thụy Điển tiếp tục quan tâm, tạo thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam tại Thụy Điển sinh sống, làm ăn và hòa nhập với xã hội sở tại, góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước.
Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Công chúa kế vị Thụy Điển Victoria Ingrid Alice Dé siree và Phu quân tuần qua nhân dịp kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Thụy Điển (1969-2019) cho thấy, Việt Nam rất coi trọng thức đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống với Thụy Điển; thể hiện coi trọng vai trò của Hoàng gia Thụy Điển, thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Thụy Điển phát triển tích cực… Đây là lần đầu tiên Công chúa Victoria tới Việt Nam với sự tháp tùng của hơn 50 doanh nghiệp hàng đầu Thụy Điển trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Công chúa Victoria Ingrid Alice Desiree đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam; khẳng định Thụy Điển coi trọng phát triển quan hệ hợp tác với Việt Nam, quốc gia có vị thế quan trọng trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Italy Enzo Moavero Milanesi thăm và làm việc tại Việt Nam
Nhận lời mời của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Cộng hòa Italy Enzo Moavero Milanesi thăm chính thức Việt Nam từ ngày 06 đến ngày 08-5-2019. Trong khuôn khổ chuyến thăm, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Italy Enzo Moavero Milanesi đã có buổi hội kiến Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.
Tại các cuộc tiếp xúc, các nhà lãnh đạo Việt Nam đánh giá cao ý nghĩa chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Ngoại giao Italy, tạo cơ sở để đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Italy tiếp tục phát triển toàn diện, đi vào chiều sâu và hiệu quả. Bộ trưởng Enzo Moavero Milanesi bày tỏ ấn tượng với những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam thời gian qua cũng như vai trò, vị trí quan trọng của Việt Nam trong ASEAN và tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng như những đóng góp ngày càng tích cực của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế.
Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Công chúa kế vị Thụy Điển Victoria Ingrid Alice Dé siree và Phu quân tuần qua nhân dịp kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Thụy Điển (1969-2019) cho thấy, Việt Nam rất coi trọng thức đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống với Thụy Điển; thể hiện coi trọng vai trò của Hoàng gia Thụy Điển, thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Thụy Điển phát triển tích cực… Đây là lần đầu tiên Công chúa Victoria tới Việt Nam với sự tháp tùng của hơn 50 doanh nghiệp hàng đầu Thụy Điển trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Công chúa Victoria Ingrid Alice Desiree đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam; khẳng định Thụy Điển coi trọng phát triển quan hệ hợp tác với Việt Nam, quốc gia có vị thế quan trọng trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Italy Enzo Moavero Milanesi thăm và làm việc tại Việt Nam
Nhận lời mời của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Cộng hòa Italy Enzo Moavero Milanesi thăm chính thức Việt Nam từ ngày 06 đến ngày 08-5-2019. Trong khuôn khổ chuyến thăm, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Italy Enzo Moavero Milanesi đã có buổi hội kiến Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.
Tại các cuộc tiếp xúc, các nhà lãnh đạo Việt Nam đánh giá cao ý nghĩa chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Ngoại giao Italy, tạo cơ sở để đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Italy tiếp tục phát triển toàn diện, đi vào chiều sâu và hiệu quả. Bộ trưởng Enzo Moavero Milanesi bày tỏ ấn tượng với những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam thời gian qua cũng như vai trò, vị trí quan trọng của Việt Nam trong ASEAN và tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng như những đóng góp ngày càng tích cực của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế.
Các nhà lãnh đạo bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển tích cực và sôi động trên mọi lĩnh vực của quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Italy trong thời gian qua, đặc biệt trong bối cảnh hai nước vừa kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (23-3-1973 - 23-3-2018) và 5 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược (2013 -2018). Đồng thời, khẳng định sẽ tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn và tiếp xúc các cấp, nhất là cấp cao, duy trì và triển khai hiệu quả các cơ chế Đối thoại chiến lược cấp Thứ trưởng Ngoại giao, Đối thoại Chính sách quốc phòng cấp Thứ trưởng và Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế Việt Nam-Italy. Hai bên cũng nhất trí sẽ sớm ký Kế hoạch hành động triển khai quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Italy giai đoạn 2019 - 2020 trong thời gian tới.
Hai bên đánh giá cao tầm quan trọng của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), coi đây là động lực thúc đẩy kim ngạch thương mại đầu tư song phương; nhất trí cần thúc đẩy EU sớm ký và phê chuẩn Hiệp định này vì lợi ích cộng đồng doanh nghiệp hai nước. Hai bên cũng thống nhất xây dựng định hướng mới về hợp tác phát triển, đáp ứng thiết thực các mục tiêu ưu tiên phát triển bền vững của Việt Nam, phù hợp với quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước, tập trung vào các lĩnh vực đào tạo nghề, môi trường, quản lý nguồn nước, cảnh báo lũ, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, y tế.
Hai bên đánh giá cao tầm quan trọng của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), coi đây là động lực thúc đẩy kim ngạch thương mại đầu tư song phương; nhất trí cần thúc đẩy EU sớm ký và phê chuẩn Hiệp định này vì lợi ích cộng đồng doanh nghiệp hai nước. Hai bên cũng thống nhất xây dựng định hướng mới về hợp tác phát triển, đáp ứng thiết thực các mục tiêu ưu tiên phát triển bền vững của Việt Nam, phù hợp với quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước, tập trung vào các lĩnh vực đào tạo nghề, môi trường, quản lý nguồn nước, cảnh báo lũ, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, y tế.
Hai bên nhất trí phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn, tổ chức quốc tế, đặc biệt là trong khuôn khổ Liên hợp quốc, ASEM, EU-ASEAN, UNESCO, khẳng định ủng hộ quan hệ Việt Nam - EU và quan hệ Italy với các nước ASEAN, trong bối cảnh Việt Nam đảm điểm trọng trách Chủ tịch ASEAN năm 2020 và đang ứng cử vào vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2020-2021. Hai bên cũng trao đổi về tầm quan trọng của việc gìn giữ hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông, khẳng định nguyên tắc thượng tôn pháp luật và nhấn mạnh lập trường ủng hộ giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982./.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị  (15/05/2019)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm và chúc mừng Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam  (15/05/2019)
“Cần phải có bước chuyển chiến lược trong nghiên cứu và phát triển”  (15/05/2019)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển