Tăng cường quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Pháp
Củng cố và tăng cường quan hệ đối tác chiến lược
Lễ đón Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta tại sân bay, ngày 30-3-2019.
Việt Nam và Cộng hòa Pháp thiết lập quan hệ ngoại giao tháng 4-1973. Năm 2013, hai nước đã ký Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam -Pháp. Mối quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước được đánh dấu bởi các chuyến thăm cấp cao, nổi bật gần đây là chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Pháp François Hollande năm 2016 và chuyến thăm Pháp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tháng 3-2018. Quốc hội Việt Nam đã ký Thỏa thuận hợp tác với cả Thượng viện và Hạ viện Pháp. Quốc hội hai nước đã thành lập Nhóm Nghị sỹ hữu nghị song phương. Hợp tác giáo dục và đào tạo giữa hai nước hình thành và phát triển từ đầu những năm 1980. Pháp luôn coi giáo dục-đào tạo là mục tiêu ưu tiên trong hoạt động hợp tác của mình tại Việt Nam. Ðều là thành viên của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ, hai nước có nhiều hoạt động hợp tác trong khuôn khổ tổ chức Pháp ngữ. Hợp tác giữa các địa phương (hợp tác phi tập trung) là nét đặc thù trong quan hệ Việt Nam - Pháp cũng được thúc đẩy mạnh mẽ…
Quan hệ hợp tác nghị viện giữa hai nước cũng được duy trì và phát triển tích cực. Hai bên thường xuyên trao đổi Đoàn và hợp tác tại các diễn đàn nghị viện đa phương, đặc biệt là Liên minh Nghị viện thế giới… Quốc hội Việt Nam đã ký Thỏa thuận hợp tác với cả Thượng viện và Hạ viện Pháp làm cơ sở để thúc đẩy quan hệ hợp tác với Nghị viện. Quốc hội hai nước đã thành lập Nhóm Nghị sỹ hữu nghị song phương.
Quan hệ giữa Việt Nam và Pháp đang phát triển tốt đẹp trên mọi lĩnh vực. Pháp là đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam tại châu Âu, sau Đức, Anh, Hà Lan. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2018 đạt 5,1 tỷ USD, đứng thứ ba trong các nước châu Âu và thứ 16/126 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký đạt gần 2,8 tỷ USD, là nhà tài trợ ODA song phương hàng đầu cho Việt Nam tại châu Âu với tổng vốn cam kết 3 tỷ euro.
Hợp tác giáo dục và đào tạo giữa hai nước hình thành và phát triển từ đầu những năm 1980. Pháp luôn coi giáo dục - đào tạo là mục tiêu ưu tiên trong hoạt động hợp tác của mình tại Việt Nam, tập trung chủ yếu vào việc giảng dạy và phát triển tiếng Pháp, đào tạo nguồn nhân lực ở bậc đại học, sau đại học trong nhiều lĩnh vực: quản lý kinh tế, ngân hàng, tài chính, luật, công nghệ mới. Hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực khoa học công nghệ, an ninh - quốc phòng, hợp tác địa phương, y tế có nhiều dấu ấn. Ðều là thành viên của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ, hai nước có nhiều hoạt động hợp tác trong khuôn khổ tổ chức Pháp ngữ. Hợp tác giữa các địa phương (hợp tác phi tập trung) là nét đặc thù trong quan hệ Việt Nam-Pháp cũng được thúc đẩy mạnh mẽ.
Chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân diễn ra trong bối cảnh năm 2019 hai nước tổ chức Kỳ họp lần thứ 11 Hội nghị hợp tác giữa các địa phương và kỷ niệm 100 năm ngày Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đưa ra bản yêu sách của người dân An Nam trước Hội nghị Versailles. Các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước có ý nghĩa then chốt, thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác song phương trên tất cả các lĩnh vực, đưa quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Pháp đi vào thực chất.
Tham gia đoàn cấp cao Quốc hội nước ta thăm Cộng hòa Pháp có các Ủy viên Trung ương Đảng: Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu; Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc; Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến; Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định; Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh; Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí; Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa; Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Long Trần Văn Rón; Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên Trần Văn Sơn; Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung.
Đây là chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam sau 11 năm. Chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng, nhằm củng cố và tăng cường quan hệ đối tác chiến lược với Pháp, triển khai kết quả chuyến thăm Pháp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và cụ thể hóa Tuyên bố chung giữa lãnh đạo cấp cao hai nước về hợp tác nghị viện; đồng thời là dấu mốc mới trong việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam với Nghị viện Cộng hòa Pháp.
Đại sứ Việt Nam tại Pháp Nguyễn Thiệp: Chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng và mang ba thông điệp
Nhân chuyến thăm Pháp từ ngày 30-3 đến 03-4 của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Nguyễn Thiệp chia sẻ về ý nghĩa sự kiện và triển vọng thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước.
Theo Đại sứ, chuyến thăm Pháp lần này của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân có ý nghĩa quan trọng và mang ba thông điệp. Thứ nhất, chuyến thăm nằm trong khuôn khổ tiếp tục tiến hành đối thoại cấp cao giữa lãnh đạo hai nước, đã được mở ra từ chuyến thăm Pháp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cách đây một năm, sau đó là chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Pháp Edouard Philippe. Và sau chuyến thăm này của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự kiến sẽ là chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Sự duy trì đối thoại cấp cao như vậy tạo ra lực đẩy rõ rệt cho cả hai bên.
Thông điệp thứ hai được chuyển tải qua chuyến thăm là Việt Nam muốn trực tiếp thúc đẩy quan hệ song phương với Pháp trong lĩnh vực kinh tế. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ dự lễ bế mạc Hội nghị Hợp tác giữa các địa phương Việt Nam và Pháp tại thành phố Toulouse, qua đó thể hiện mong muốn của Đảng và Nhà nước Việt Nam thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế, bao gồm quan hệ giữa các địa phương hai nước. Trong khuôn khổ chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ có một số cuộc tiếp xúc giữa các nghị sỹ với giới doanh nghiệp. Đây là cơ hội để hai nước có thể tăng cường trao đổi thương mại, đặc biệt trong bối cảnh Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EU) sắp được ký kết và được thông qua.
Đại sứ Nguyễn Thiệp nêu rõ chuyến thăm diễn ra vào thời điểm chuẩn bị kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Hội Người Việt Nam tại Pháp. Đây là một hội đoàn lớn, có truyền thống từ Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc thành lập từ năm 1919. Thông điệp thứ ba của chuyến thăm là thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với cộng đồng Việt kiều hơn 300.000 người đang sống và làm việc tại Pháp.
Trong khuôn khổ chuyến thăm cũng diễn ra các hoạt động thúc đẩy hợp tác nghị viện - một trong những trụ cột của quan hệ song phương giữa Việt Nam và Pháp.
Đại sứ Nguyễn Thiệp cho biết, hiện nay ở Hạ viện và Thượng viện Pháp đều có Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Pháp - Việt, với các vị chủ tịch rất năng động và rất yêu mến Việt Nam. Các nghị sỹ này rất mong muốn mở rộng hợp tác nghị viện giữa hai nước. Phía Việt Nam cũng có Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Việt - Pháp. Trong khuôn khổ chuyến thăm lần này của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ có cuộc thảo luận trực tiếp giữa các nhóm nghị sỹ hữu nghị hai bên về việc tham gia mạnh hơn nữa vào hợp tác kinh tế song phương.
Theo Đại sứ Nguyễn Thiệp, các nghị sỹ đại diện cho các địa phương của Pháp, nên họ rất quan tâm đến việc mở ra hợp tác trong các lĩnh vực mà địa phương của họ có thế mạnh, bao gồm quản lý đô thị, chống biến đổi khí hậu, y tế, giáo dục và đào tạo. Bên cạnh đó, công tác lập pháp là tâm điểm của hợp tác nghị viện song phương. Việc trao đổi kinh nghiệm giữa các nhà lập pháp hai nước có triển vọng phát triển. Từ trước đến nay, Việt Nam và Pháp đã hợp tác trong kỹ thuật lập pháp do hai nước có nhiều nét tương đồng trong lĩnh vực hành chính và hệ thống chính quyền. Đại sứ khẳng định tin tưởng rằng trong thời gian tới, thông qua sự trao đổi của các nghị sỹ, sẽ có nhiều hình thức hợp tác mới giữa hai bên.
Nghị sĩ Pháp đánh giá cao quan hệ Pháp - Việt Nam cũng như quan hệ EU - Việt Nam
Chia sẻ về quan hệ Pháp - Việt Nam cũng như quan hệ EU - Việt Nam nhân chuyến thăm Pháp của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, bà Stéphanie Do, Hạ nghị sĩ vùng Seine-et-Marne, Chủ tịch Nhóm Hữu nghị Pháp - Việt tại Quốc hội Pháp, bày tỏ tự hào và vinh dự được đón tiếp Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Paris hồi tháng 3-2018. Bà cho biết bà cũng đã đồng hành cùng Thủ tướng Pháp Edouard Philippe trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 11-2018 và đã đến thăm trường trung học Pháp ở Hà Nội, tham dự lễ khánh thành một cơ sở y tế ở Thành phố Hồ Chí Minh. Theo bà Stéphanie Do, quan hệ giữa Pháp và Việt Nam chưa bao giờ được tăng cường mạnh mẽ như hiện nay, không chỉ trong mối quan hệ hữu nghị mà còn trong hợp tác chiến lược trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, y tế và giáo dục.
Về Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam dự kiến được phê chuẩn sắp tới, trong bối cảnh Pháp là nhà đầu tư lớn thứ 16 vào Việt Nam nhưng chiếm chưa đến 1% thị phần ở Việt Nam, bà Stéphanie Do cho biết Chính phủ Pháp đã bày tỏ mong muốn phát triển quan hệ song phương thông qua các chuyến thăm cấp cao, như chuyến thăm của Thủ tướng Edouard Philippe hồi năm ngoái và chuyến thăm của Tổng thống Emmanuel Macron trong thời gian sắp tới. Hai bên đã ký nhiều thỏa thuận hợp tác trong khuôn khổ các chuyến thăm. Bà nhấn mạnh: "Mong muốn của chúng tôi là phát triển mạnh mẽ tất cả các quan hệ song phương trong mọi lĩnh vực, để nâng cao vị thế của Pháp tại Việt Nam, trong sự đoàn kết hữu nghị cũng như trong trao đổi kinh tế và thương mại".
Theo nghị sĩ Stéphanie Do, Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Pháp - Việt ủng hộ mạnh mẽ việc ký kết và thông qua hiệp định trên, cho rằng hiệp định đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy trao đổi kinh tế và thương mại, đem lại lợi ích cho cả Việt Nam và EU. Bà Stéphanie Do nêu rõ: "Đây là một hiệp định thế hệ mới, một cửa ngõ để EU và Việt Nam dễ dàng tiếp cận thị trường đầy tiềm năng của nhau hơn nữa".
Đề cập cộng đồng người Việt ở Pháp gồm khoảng 300.000 người được xem là "cầu nối" giữa hai nước, bà Stéphanie Do, một trong những người Pháp gốc Việt đầu tiên tham gia chính trường Pháp, cho biết ngày càng nhiều người Pháp gốc Việt muốn tham gia vào đời sống chính trị Pháp. Bà cũng đã phối hợp chặt chẽ với Đại sứ Việt Nam tại Pháp cũng như làm việc với các đại diện nhiều hiệp hội, để quảng bá văn hóa Việt Nam tại Pháp, giúp người Pháp khám phá nền văn hóa phong phú và thú vị của Việt Nam, đem lại sự tin tưởng vào quan hệ đối tác. Theo nghị sĩ Stéphanie Do, sự hợp tác như vậy có thể quảng bá hình ảnh đẹp về nền văn hóa Việt Nam, cũng như về cộng đồng người Việt vốn đã hòa nhập rất tốt vào xã hội Pháp. Bà bày tỏ hy vọng các bên sẽ tăng cường hơn nữa các hoạt động hợp tác, thông qua mối quan hệ chặt chẽ với Đại sứ quán và các cơ quan đại diện của Việt Nam tại Pháp./.
Khẩn trương điều tra mở rộng vụ án vận chuyển trái phép ngà voi từ nước ngoài vào Việt Nam  (31/03/2019)
Hoa Anh đào Nhật Bản khoe sắc giữa Thủ đô Hà Nội  (31/03/2019)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Vương quốc Maroc, lên đường thăm chính thức Cộng hòa Pháp  (31/03/2019)
Việt Nam tái khẳng định cam kết tham gia tích cực các hoạt động vì hòa bình của Liên hợp quốc  (30/03/2019)
Hội nghị lần thứ 26 Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh  (30/03/2019)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên