Vì một tuyến biên giới bình yên
23:18, ngày 13-03-2019
TCCSĐT - Những năm qua, lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk đã triển khai có hiệu quả công tác thu hồi vũ khí, vật liệu nổ tàng trữ trái phép trên địa bàn khu vực biên giới; tạo cơ sở để giữ gìn cuộc sống bình yên cho đồng bào các dân tộc vùng giáp biên…
Đắk Lắk là tỉnh biên giới còn nhiều khó khăn với 73km đường biên tiếp giáp tỉnh Munđunkiri (Vương quốc Campuchia), với 4 xã, thuộc các huyện biên giới Buôn Đôn và Ea Súp. Dân số sinh sống trên địa bàn biên giới là 22.105 người, thuộc 22 dân tộc khác nhau. Tại các địa bàn khu vực biên giới, do thói quen sinh hoạt sản xuất và trình độ nhận thức nên vẫn tồn tại tình trạng người dân tàng trữ, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ trái phép. Đây đồng thời cũng là nguyên nhân dẫn tới nhiều vụ việc nghiêm trọng trên địa bàn khu vực biên giới tỉnh Đắk Lắk. Trước tình hình đó, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk đã thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng các kế hoạch cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, đồng thời, triển khai kế hoạch thu hồi vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ tàng trữ, sử dụng trái phép trên địa bàn khu vực biên giới.
Xác định tuyên truyền, vận động người dân nêu cao ý thức tự giác, tự giao nộp là một trong những biện pháp trọng tâm; lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ cơ sở như: Bí thư Chi bộ, Công an viên, trưởng bản, già làng, người có uy tín... Nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ đã được thực hiện như: Tổ chức hội nghị triển khai; thông tin, tuyên truyền tại cơ sở, thôn, xóm, hộ gia đình để hiểu rõ tác hại cũng như các quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Chỉ tính riêng trong năm 2018, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các đơn vị phối hợp cấp ủy, chính quyền địa phương, các ban ngành, đoàn thể và lực lượng chức năng tổ chức tuyên truyền cho hàng nghìn lượt người về Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; phát các nội dung tuyên truyền 2 lần/tuần trên Đài phát thanh các xã biên giới... Công tác tuyên truyền, vận động đã giúp người dân đã nắm được các quy định về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ theo quy định của Pháp lệnh, từ đó chấp hành và tự giác giao nộp, đồng thời ký cam kết không tàng trữ, sử dụng và tự giác cung cấp thông tin những trường hợp cố tình tàng trữ, không giao nộp vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ cho chính quyền và cơ quan chức năng.
Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp nên kết thúc năm 2018, với nhiều biện pháp nghiệp vụ và tuyên truyền, vận động, nhiều gia đình đã tự nguyện giao nộp với tổng số vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ tàng trữ trái phép là 59 khẩu súng các loại (trong đó có 6 khẩu súng quân dụng), 14 viên đạn K56, 5 nòng súng tự chế bằng kim loại, 3 mã tấu và 2 bình xịt hơi cay. Lực lượng Bộ đội Biên phòng cũng đã lập danh sách 56 đối tượng có liên quan, trong đó 42 đối tượng tàng trữ, sử dụng trái phép súng quân dụng, súng thể thao và súng tự chế. Tại một số xã trọng điểm, vùng sâu, vùng xa, cán bộ Biên phòng đã trực tiếp tham mưu cho Ðảng ủy xã tổ chức họp dân, tuyên truyền đến từng trưởng bản, bố trí lực lượng công an viên đến từng nhà, gặp từng người tuyên truyền cho bà con hiểu rõ tác hại của các loại vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ để từ đó bà con tự giác giao nộp.
Theo đồng chí Đại tá Phạm Hữu Chiến, Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk, tuy đã đạt được những kết quả bước đầu đáng ghi nhận, nhưng việc tuyên truyền, vận động người dân tự giác giao nộp vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ trên địa bàn vẫn còn không ít khó khăn, do địa bàn rộng, một bộ phận người dân nhận thức còn hạn chế; việc phối hợp giữa các lực lượng có thời điểm chưa thực sự thường xuyên, liên tục…
Ðể công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ có hiệu quả hơn nữa, thời gian tới Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk sẽ tăng cường phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động quần chúng không chế tạo, tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; chú trọng kết hợp giữa vận động tập trung và vận động cá biệt, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền đến từng hộ gia đình. Bên cạnh đó, lực lượng Bộ đội Biên phòng sẽ tiếp tục bám sát địa bàn và tình hình tại cơ sở; phát hiện, xử lý những đối tượng sản xuất và sử dụng các loại súng tự chế để kịp thời ngăn chặn…
Có thể thấy, với những giải pháp cụ thể, cách làm hiệu quả, cán bộ, chiến sỹ lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk đã và đang từng bước thực hiện tốt công tác quản lý, thu hồi vũ khí, vật liệu nổ. Trên cơ sở đó, giảm thiểu những nguy cơ tiềm ẩn từ việc tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ; qua đó góp phần giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn, mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho đồng bào các dân tộc vùng biên giới./.
Xác định tuyên truyền, vận động người dân nêu cao ý thức tự giác, tự giao nộp là một trong những biện pháp trọng tâm; lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ cơ sở như: Bí thư Chi bộ, Công an viên, trưởng bản, già làng, người có uy tín... Nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ đã được thực hiện như: Tổ chức hội nghị triển khai; thông tin, tuyên truyền tại cơ sở, thôn, xóm, hộ gia đình để hiểu rõ tác hại cũng như các quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Chỉ tính riêng trong năm 2018, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các đơn vị phối hợp cấp ủy, chính quyền địa phương, các ban ngành, đoàn thể và lực lượng chức năng tổ chức tuyên truyền cho hàng nghìn lượt người về Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; phát các nội dung tuyên truyền 2 lần/tuần trên Đài phát thanh các xã biên giới... Công tác tuyên truyền, vận động đã giúp người dân đã nắm được các quy định về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ theo quy định của Pháp lệnh, từ đó chấp hành và tự giác giao nộp, đồng thời ký cam kết không tàng trữ, sử dụng và tự giác cung cấp thông tin những trường hợp cố tình tàng trữ, không giao nộp vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ cho chính quyền và cơ quan chức năng.
Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp nên kết thúc năm 2018, với nhiều biện pháp nghiệp vụ và tuyên truyền, vận động, nhiều gia đình đã tự nguyện giao nộp với tổng số vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ tàng trữ trái phép là 59 khẩu súng các loại (trong đó có 6 khẩu súng quân dụng), 14 viên đạn K56, 5 nòng súng tự chế bằng kim loại, 3 mã tấu và 2 bình xịt hơi cay. Lực lượng Bộ đội Biên phòng cũng đã lập danh sách 56 đối tượng có liên quan, trong đó 42 đối tượng tàng trữ, sử dụng trái phép súng quân dụng, súng thể thao và súng tự chế. Tại một số xã trọng điểm, vùng sâu, vùng xa, cán bộ Biên phòng đã trực tiếp tham mưu cho Ðảng ủy xã tổ chức họp dân, tuyên truyền đến từng trưởng bản, bố trí lực lượng công an viên đến từng nhà, gặp từng người tuyên truyền cho bà con hiểu rõ tác hại của các loại vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ để từ đó bà con tự giác giao nộp.
Theo đồng chí Đại tá Phạm Hữu Chiến, Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk, tuy đã đạt được những kết quả bước đầu đáng ghi nhận, nhưng việc tuyên truyền, vận động người dân tự giác giao nộp vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ trên địa bàn vẫn còn không ít khó khăn, do địa bàn rộng, một bộ phận người dân nhận thức còn hạn chế; việc phối hợp giữa các lực lượng có thời điểm chưa thực sự thường xuyên, liên tục…
Ðể công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ có hiệu quả hơn nữa, thời gian tới Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk sẽ tăng cường phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động quần chúng không chế tạo, tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; chú trọng kết hợp giữa vận động tập trung và vận động cá biệt, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền đến từng hộ gia đình. Bên cạnh đó, lực lượng Bộ đội Biên phòng sẽ tiếp tục bám sát địa bàn và tình hình tại cơ sở; phát hiện, xử lý những đối tượng sản xuất và sử dụng các loại súng tự chế để kịp thời ngăn chặn…
Có thể thấy, với những giải pháp cụ thể, cách làm hiệu quả, cán bộ, chiến sỹ lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk đã và đang từng bước thực hiện tốt công tác quản lý, thu hồi vũ khí, vật liệu nổ. Trên cơ sở đó, giảm thiểu những nguy cơ tiềm ẩn từ việc tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ; qua đó góp phần giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn, mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho đồng bào các dân tộc vùng biên giới./.
Đôi nét về bức tranh an ninh - chính trị thế giới năm 2018  (13/03/2019)
Tác động của văn hóa đến hoạt động truyền thông ở vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện nay  (13/03/2019)
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đón dòng dầu đầu tiên từ mỏ Cá Tầm  (13/03/2019)
Tự chủ đại học: Khái niệm và chính sách giáo dục ở Việt Nam  (13/03/2019)
Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 04 đến ngày 10-03-2019)  (12/03/2019)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên