Kiều hối: Nguồn nội lực... ở bên ngoài
22:11, ngày 14-02-2019
TCCSĐT - “Kiều hối đã góp phần hỗ trợ sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, làm tăng dự trữ ngoại hối và cân đối cán cân vãng lai của đất nước”, đại diện Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) cho biết.
Thống kê năm 2017 của World Bank cho thấy, kiều hối về Việt Nam đạt khoảng 13,8 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2016. Đánh giá của UNDP cho thấy, kiều hối của Việt Nam chiếm 6 - 8% GDP hằng năm trong các năm 2006 - 2017, cao hơn các nước phát triển khác. Trong tổng lượng kiều hối vào Việt Nam, từ Mỹ là nguồn lớn nhất với 55%; tiếp theo là Australia, Canada, Pháp, Đức và Hàn Quốc. Kiều hối về Việt Nam tăng đều đặn và quy mô nhiều gấp bốn lần khối lượng ODA năm 2016 và tương đương với lượng FDI năm 2017. Kiều hối có ảnh hưởng đáng kể đến nguồn tài chính phát triển của Việt Nam. Ngoài phục vụ mục đích tiêu dùng, kiều hối được chuyển sang các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh và lĩnh vực bất động sản hoặc “tích lũy” dưới dạng vàng hoặc ngoại tệ.
Đến cuối năm 2016, kiều hối gửi về Thành phố Hồ Chí Minh chiếm đến 50% tổng lượng kiều hối gửi về Việt Nam. Trong đó 70% được chuyển sang hoạt động kinh doanh và 20% cho bất động sản. Ở các nước ASEAN, kiều hối là một phần quan trọng của bức tranh tài chính của một số nước. Philippines là nước tiếp nhận kiều hối nhiều nhất với tổng lượng kiều hối là 25,6 tỷ USD năm 2015. Với con số 11 tỷ USD kiều hối năm 2015, Việt Nam nhận lượng kiều hối nhiều thứ hai trong khu vực.
Nội lực ở bên ngoài
Theo thống kê, Việt Nam đang có nguồn lực to lớn là 4,5 triệu kiều bào ở nước ngoài luôn mong muốn đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Lượng kiều hối về Việt Nam tăng liên tục và vào Top 10 thế giới năm 2017, đạt 13,81 tỷ USD theo thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB). Năm 2019 đạt gần 19 tỷ USD.
Hiện tại kiều bào chuyển tiền về nước chỉ có thể thông qua các kênh như chuyển trực tiếp từ ngân hàng nước ngoài về tài khoản ngân hàng trong nước, chuyển thông qua các công ty chuyển tiền như Western Union, MoneyGram, nhờ người quen cầm về hoặc chuyển tiền “chợ đen”. Việc nhờ người quen cầm về không phải lúc nào cũng được và chỉ thích hợp chuyển số tiền rất nhỏ. Các dịch vụ chuyển tiền chợ đen thường rất nhiều rủi ro và chi phí rất cao. Chuyển tiền qua ngân hàng đòi hỏi nhiều thủ tục, tùy theo nước và chịu chi phí cao cũng như tỷ giá bất lợi. Ở nhiều nước, người chuyển tiền phải nêu được lý do của việc chuyển tiền và có hạn mức tối đa theo ngày và theo tháng.
Mức phí chuyển tiền qua các công ty chuyển tiền như Western Union là rất cao. Như Western Union từng thừa nhận phí chuyển tiền của Western Union cao hơn các kênh khác vì phải duy trì các chương trình tuân thủ đi kèm để bảo đảm an toàn cho đồng tiền và phải chia sẻ phí với các đại lý.
Sự phát triển của Fintech và Blockchain đang thay đổi phương thức chuyển tiền
Ripple và tiền mã hóa XRP
Ripple (XRP) vừa trở thành đồng tiền điện tử lớn thứ hai trên thị trường với mức giá đáng kinh ngạc 122 tỷ đô la. Điều này đã đưa nhà đồng sáng lập của Ripple, Chris Larsen, lên vị trí thứ 8 trong danh sách những người giàu nhất hành tinh với tài sản khoảng 55 tỷ đô la Mỹ (tính đến ngày 04-01-2018). Ripple có mục đích kiến tạo ra một giải pháp cho nhiều vấn đề giao dịch liên ngân hàng xuyên biên giới hiện tại đang cản trở cho hệ sinh thái tài chính trên quy mô toàn cầu. Bất cứ ai đã gửi chuyển khoản qua hệ thống ngân hàng đều biết rằng việc thanh toán tiền tệ có thể mất nhiều ngày và thường khá chậm.
Rào cản này là do việc giải quyết thủ công được thực hiện để chuyển dịch các giao dịch của một hệ thống sổ cái của ngân hàng này sang hệ thống sổ cái của một ngân hàng khác. Tuy nhiên, Ripple giới thiệu một phương án mới gọi là giao thức liên sổ sử dụng một loại tiền mã hóa mới (tên là XRP) để giải quyết các tài khoản trên hai ngân hàng khác nhau, cho phép thời gian giải quyết nhanh hơn.
Singapore và dự án Ubin
Ngân hàng và các cơ quan quản lý nhiều quốc gia trên thế giới đang nỗ lực nghiên cứu, sử dụng tiềm năng và sức mạnh của công nghệ Blockchain (công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu một cách an toàn dựa vào hệ thống mã hóa vô cùng phức tạp, tương tự cuốn sổ cái kế toán của một công ty, nơi mà tiền mặt được giám sát chặt chẽ. Trong trường hợp này Blockchain là một cuốn sổ cái kế toán hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật số) và công nghệ “Sổ cái phân tán” (DLT) vào hệ thống của mình. Singapore, đất nước luôn tiên phong trong việc áp dụng công nghệ mới vào thực tiễn đời sống, đang phát triển dự án Ubin dựa vào Công nghệ DLT trên nền tảng Blockchain Ethereum. Thông qua dự án này, với việc xây dựng một đồng tiền mã hóa quốc gia, Ngân hàng Trung ương Singapore mong muốn tìm ra giải pháp mới nhằm giải quyết các vấn đề tồn đọng hiện nay trong việc chuyển tiền liên ngân hàng và các giao dịch xuyên biên giới, cũng như các vấn đề về thanh toán và chứng khoán.
Công nghệ DLT đã cho thấy tiềm năng trong việc đưa ra các giao dịch và quy trình tài chính minh bạch hơn, bền vững hơn, với chi phí thấp hơn. Chủ tịch Ngân hàng Thế giới, Jim Yong Kim, cùng bài phát biểu trong Hội nghị thường niên của Ngân hàng Thế giới tại Bali, Indonesia tháng 10 vừa qua cũng đã khẳng định điều đó. Ông cũng mong muốn các ngân hàng nên bắt kịp các công nghệ tiên tiến này. Dự án Ubin với DLT được sinh ra với mục đích giúp Cục quản lý tiền tệ Singapore (MAS) và các ngành liên quan hiểu rõ hơn về công nghệ và những lợi ích tiềm năng mà công nghệ này có thể mang lại.
Một số dự án thử nghiệm tại Việt Nam đã công bố thành công
Ông Nguyễn Hưng Nguyên, Phó Tổng Giám đốc khối kỹ thuật Công ty cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) chia sẻ tại buổi hội thảo: “Bước tiến mới của ngành tài chính ngân hàng trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0”, theo ông Nguyên, NAPAS và 3 ngân hàng gồm VietinBank - VIB - TPBank đã thử nghiệm mô hình chuyển tiền trên blockchain. Mục tiêu khi làm thử nghiệm là đánh giá tính khả thi, hiệu quả thực tế khi áp dụng công nghệ, xác định ảnh hưởng hệ thống đến hạ tầng trung tâm như NAPAS.
Trong quá trình triển khai, blockchain không phải chỉ riêng blockchain, mà các ngân hàng còn dùng chung điện toán đám mây. Kết quả là chỉ sau 4 tuần, hạ tầng mới thử nghiệm chạy trên blockchain đã hoàn thiện. Các nghiệp vụ chính xử lý giao dịch, đối soát, tra soát tức thời đều đã thực hiện được.
Ông Nguyên cũng cho biết, nhiều bài học được rút ra từ cuộc thử nghiệm. Đại diện NAPAS cho biết sẽ không thay đổi ngay lập tức những cái cũ mà hướng tới thay thế thận trọng, dần dần, lựa chọn và đi từ những quy trình có nhiều cơ sở để tối ưu. Ông Nguyên nhấn mạnh việc số hóa các dịch vụ của bản thân ngân hàng cần triển khai trước khi đề cập đến chuyện có thể kết nối các ngân hàng trong một hạ tầng mới.
Từ Singapore, dự án True VND bắt đầu khởi động, sau khi ký kết hợp tác chiến lược với quỹ đầu tư Regulus Investment & Capital Holdings. True VND cung cấp TVND, một loại tiền tệ mã hóa theo tiêu chuẩn ERC-20 được bảo đảm bằng Việt Nam Đồng (1 TVND = 1.000 đồng). Các nhà giao dịch tại Việt Nam đã có thể truy cập vào cổng trao đổi www.truevnd.com để mua/bán TVND bằng đô la Mỹ (USD), đô la Singapore (SGD), Yên Nhật (JPY), Euro (EUR), Nhân dân tệ hải ngoại (CNH), USDT và TUSD. Một phương thức tiếp cận toàn cầu hoàn toàn mới dành cho các nhà giao dịch tài sản mã hóa và người tiêu dùng Việt Nam đang được mở rộng.
Một quốc gia tăng trưởng không thể không nói đến vốn tài chính
Hiện nay, nhiều người dân Việt Nam vẫn đang tập trung vốn vào vàng và USD. Lượng lớn kiều hối chảy về Việt Nam cũng được “tích lũy” vào hai kênh này mà không đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Người dân có quyền lựa chọn đầu tư vào đâu cũng như chọn cách để vàng và USD nằm im trong két. Tuy nhiên, nếu nhìn rộng hơn thì đâu chỉ người dân Việt Nam mới tìm đến vàng và ngoại tệ mà ngay cả ngân hàng Trung ương của các quốc gia trên thế giới cũng làm vậy. Khi nội tệ mất giá hay nhận thấy những dấu hiệu bất ổn cho nền kinh tế, họ phải tăng dự trữ ngoại hối. Theo dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thì 3 tháng đầu năm 2018, Trung Quốc, Nhật Bản và Thụy Sĩ là 3 nước có lượng dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới, lần lượt là 3.162 tỷ USD, 1.205 tỷ USD và 785,7 tỷ USD. Theo khảo sát về thị trường vàng toàn cầu (GMFS Gold Survey) của hãng tin Thomson Reuters thì nhiều năm qua, Mỹ đứng đầu thế giới về lượng vàng dự trữ, chiếm già nửa tổng dự trữ ngoại hối của quốc gia này.
Những năm qua, Chính phủ Việt Nam thực hiện những chính sách nhằm điều tiết cung cầu như ngừng huy động và cho vay vàng, ấn định lãi suất gửi tiết kiệm USD là 0%. Những hành động này nhằm tác động vào “cầu” vàng và USD của người dân, từ đó hướng đồng vốn tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Song đến nay, lượng vàng và USD trong dân được cho là vẫn còn rất lớn, ước tính khoảng 500 tấn vàng và 60 tỷ USD. Nếu có thể chuyển hóa nguồn nội lực này vào đầu tư sản xuất kinh doanh hiệu quả thì nền kinh tế Việt Nam sẽ có những bước phát triển đột phá.
Nguồn nội lực này có thể được chuyển hóa vào hoạt động sản xuất kinh doanh một cách gián tiếp thông qua hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng giao dịch bằng vàng tiềm ẩn nhiều rủi ro, giá vàng có thể tăng giảm bất ngờ, khó báo trước. Chính vì thế, đưa ra các chính sách huy động vàng và USD qua ngân hàng cần hết sức linh hoạt. Tùy vào từng giai đoạn của thị trường, giai đoạn phát triển kinh tế đất nước, và phải căn cứ vào năng lực quản lý nhà nước để đưa ra các chính sách huy động phù hợp.
Nguồn nội lực này cũng có thể được chuyển hóa vào hoạt động sản xuất kinh doanh một cách trực tiếp, thông qua việc xây dựng các kênh đầu tư sinh lời thực sự minh bạch, hấp dẫn, tạo động lực và tạo cảm giác an tâm cho người dân khi bỏ vốn đầu tư. Tại sao người dân ở các nước phát triển tìm đến các kênh đầu tư để kiếm lời chứ không “chôn tiền” một chỗ? Bởi vì bên cạnh sự hấp dẫn về lợi nhuận, thị trường đầu tư của các nước phát triển khá minh bạch, người dân ở đó hiểu rõ luật chơi và có tiên liệu được các rủi ro phải gánh chịu. Còn ở Việt Nam, các kênh đầu tư còn nhiều vùng xám, bề nổi thì hấp dẫn nhưng rất có thể vẻ hấp dẫn ấy chỉ là “bong bóng”.
Như vậy, để đất nước phát triển nhanh chóng, vững mạnh, chúng ta cần tận dụng nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài, chuyển hóa nguồn lực bên ngoài thành sức mạnh bên trong - nội lực. Nghị quyết số 36/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 26-03-2004 về Công tác đối với Người Việt Nam ở nước ngoài đã chỉ rõ: “Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước”. Trong nhiều văn kiện chính trị sau đó, Đảng và Nhà nước tiếp tục khẳng định lại điều này. Với mục tiêu năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, trong bối cảnh thế giới đang diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thì việc thu hút doanh nhân, các nhà khoa học Việt kiều tài năng là một đòi hỏi cấp thiết.
Việt Nam nỗ lực đưa ra các chủ trương, chính sách thu hút nhân tài là người Việt Nam ở nước ngoài. Điều này được thể hiện tại nhiều văn bản như Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12-4-2012 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức (tuyển dụng đặc cách những người tốt nghiệp đại học, sau đại học loại giỏi, xuất sắc ở nước ngoài); Nghị định số 87/2014/NĐ-CP ngày 10-11-2014 quy định về thu hút cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam. Chính phủ cũng giao Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai và quản lý dự án Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu khoa học và công nghệ (FIRST) nhằm thu hút lực lượng trí thức Việt Nam ở nước ngoài về nước làm việc thông qua Mạng tri thức khoa học và công nghệ.
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ cùng sự thông thoáng của chính sách đã mở đường cho sự trở về của đông đảo các nhà khoa học cũng như doanh nhân Việt kiều. Họ đầu tư về nước, bổ sung tốt về mặt công nghệ, về phương thức quản trị chuyên nghiệp, hiện đại trong quản lý sản xuất, kinh doanh; góp phần nâng cao lợi thế về năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, đội ngũ này còn là cầu nối cho hợp tác kinh tế quốc tế, góp phần vào hội nhập kinh tế quốc tế và ngoại giao nhân dân.
Bảo đảm kiều hối chảy về nhưng chất xám không “chảy đi” là một nhiệm vụ quan trọng mà Đảng và Nhà nước ta đang tập trung đẩy mạnh thực hiện. Tin rằng, trong tương lai gần, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng cùng những chủ trương đúng đắn của Chính phủ, sẽ có những chính sách hỗ trợ khởi nghiệp cho người Việt Nam ra nước ngoài, cũng như chính sách thực sự an toàn và thuận lợi cho mọi hoạt động chuyển tiền về nước của kiều bào, từ đó có thể phát huy tối đa nguồn lực kiều hối trong xây dựng và phát triển đất nước./.
Đến cuối năm 2016, kiều hối gửi về Thành phố Hồ Chí Minh chiếm đến 50% tổng lượng kiều hối gửi về Việt Nam. Trong đó 70% được chuyển sang hoạt động kinh doanh và 20% cho bất động sản. Ở các nước ASEAN, kiều hối là một phần quan trọng của bức tranh tài chính của một số nước. Philippines là nước tiếp nhận kiều hối nhiều nhất với tổng lượng kiều hối là 25,6 tỷ USD năm 2015. Với con số 11 tỷ USD kiều hối năm 2015, Việt Nam nhận lượng kiều hối nhiều thứ hai trong khu vực.
Nội lực ở bên ngoài
Theo thống kê, Việt Nam đang có nguồn lực to lớn là 4,5 triệu kiều bào ở nước ngoài luôn mong muốn đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Lượng kiều hối về Việt Nam tăng liên tục và vào Top 10 thế giới năm 2017, đạt 13,81 tỷ USD theo thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB). Năm 2019 đạt gần 19 tỷ USD.
Hiện tại kiều bào chuyển tiền về nước chỉ có thể thông qua các kênh như chuyển trực tiếp từ ngân hàng nước ngoài về tài khoản ngân hàng trong nước, chuyển thông qua các công ty chuyển tiền như Western Union, MoneyGram, nhờ người quen cầm về hoặc chuyển tiền “chợ đen”. Việc nhờ người quen cầm về không phải lúc nào cũng được và chỉ thích hợp chuyển số tiền rất nhỏ. Các dịch vụ chuyển tiền chợ đen thường rất nhiều rủi ro và chi phí rất cao. Chuyển tiền qua ngân hàng đòi hỏi nhiều thủ tục, tùy theo nước và chịu chi phí cao cũng như tỷ giá bất lợi. Ở nhiều nước, người chuyển tiền phải nêu được lý do của việc chuyển tiền và có hạn mức tối đa theo ngày và theo tháng.
Mức phí chuyển tiền qua các công ty chuyển tiền như Western Union là rất cao. Như Western Union từng thừa nhận phí chuyển tiền của Western Union cao hơn các kênh khác vì phải duy trì các chương trình tuân thủ đi kèm để bảo đảm an toàn cho đồng tiền và phải chia sẻ phí với các đại lý.
Sự phát triển của Fintech và Blockchain đang thay đổi phương thức chuyển tiền
Ripple và tiền mã hóa XRP
Ripple (XRP) vừa trở thành đồng tiền điện tử lớn thứ hai trên thị trường với mức giá đáng kinh ngạc 122 tỷ đô la. Điều này đã đưa nhà đồng sáng lập của Ripple, Chris Larsen, lên vị trí thứ 8 trong danh sách những người giàu nhất hành tinh với tài sản khoảng 55 tỷ đô la Mỹ (tính đến ngày 04-01-2018). Ripple có mục đích kiến tạo ra một giải pháp cho nhiều vấn đề giao dịch liên ngân hàng xuyên biên giới hiện tại đang cản trở cho hệ sinh thái tài chính trên quy mô toàn cầu. Bất cứ ai đã gửi chuyển khoản qua hệ thống ngân hàng đều biết rằng việc thanh toán tiền tệ có thể mất nhiều ngày và thường khá chậm.
Rào cản này là do việc giải quyết thủ công được thực hiện để chuyển dịch các giao dịch của một hệ thống sổ cái của ngân hàng này sang hệ thống sổ cái của một ngân hàng khác. Tuy nhiên, Ripple giới thiệu một phương án mới gọi là giao thức liên sổ sử dụng một loại tiền mã hóa mới (tên là XRP) để giải quyết các tài khoản trên hai ngân hàng khác nhau, cho phép thời gian giải quyết nhanh hơn.
Singapore và dự án Ubin
Ngân hàng và các cơ quan quản lý nhiều quốc gia trên thế giới đang nỗ lực nghiên cứu, sử dụng tiềm năng và sức mạnh của công nghệ Blockchain (công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu một cách an toàn dựa vào hệ thống mã hóa vô cùng phức tạp, tương tự cuốn sổ cái kế toán của một công ty, nơi mà tiền mặt được giám sát chặt chẽ. Trong trường hợp này Blockchain là một cuốn sổ cái kế toán hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật số) và công nghệ “Sổ cái phân tán” (DLT) vào hệ thống của mình. Singapore, đất nước luôn tiên phong trong việc áp dụng công nghệ mới vào thực tiễn đời sống, đang phát triển dự án Ubin dựa vào Công nghệ DLT trên nền tảng Blockchain Ethereum. Thông qua dự án này, với việc xây dựng một đồng tiền mã hóa quốc gia, Ngân hàng Trung ương Singapore mong muốn tìm ra giải pháp mới nhằm giải quyết các vấn đề tồn đọng hiện nay trong việc chuyển tiền liên ngân hàng và các giao dịch xuyên biên giới, cũng như các vấn đề về thanh toán và chứng khoán.
Công nghệ DLT đã cho thấy tiềm năng trong việc đưa ra các giao dịch và quy trình tài chính minh bạch hơn, bền vững hơn, với chi phí thấp hơn. Chủ tịch Ngân hàng Thế giới, Jim Yong Kim, cùng bài phát biểu trong Hội nghị thường niên của Ngân hàng Thế giới tại Bali, Indonesia tháng 10 vừa qua cũng đã khẳng định điều đó. Ông cũng mong muốn các ngân hàng nên bắt kịp các công nghệ tiên tiến này. Dự án Ubin với DLT được sinh ra với mục đích giúp Cục quản lý tiền tệ Singapore (MAS) và các ngành liên quan hiểu rõ hơn về công nghệ và những lợi ích tiềm năng mà công nghệ này có thể mang lại.
Một số dự án thử nghiệm tại Việt Nam đã công bố thành công
Ông Nguyễn Hưng Nguyên, Phó Tổng Giám đốc khối kỹ thuật Công ty cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) chia sẻ tại buổi hội thảo: “Bước tiến mới của ngành tài chính ngân hàng trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0”, theo ông Nguyên, NAPAS và 3 ngân hàng gồm VietinBank - VIB - TPBank đã thử nghiệm mô hình chuyển tiền trên blockchain. Mục tiêu khi làm thử nghiệm là đánh giá tính khả thi, hiệu quả thực tế khi áp dụng công nghệ, xác định ảnh hưởng hệ thống đến hạ tầng trung tâm như NAPAS.
Trong quá trình triển khai, blockchain không phải chỉ riêng blockchain, mà các ngân hàng còn dùng chung điện toán đám mây. Kết quả là chỉ sau 4 tuần, hạ tầng mới thử nghiệm chạy trên blockchain đã hoàn thiện. Các nghiệp vụ chính xử lý giao dịch, đối soát, tra soát tức thời đều đã thực hiện được.
Ông Nguyên cũng cho biết, nhiều bài học được rút ra từ cuộc thử nghiệm. Đại diện NAPAS cho biết sẽ không thay đổi ngay lập tức những cái cũ mà hướng tới thay thế thận trọng, dần dần, lựa chọn và đi từ những quy trình có nhiều cơ sở để tối ưu. Ông Nguyên nhấn mạnh việc số hóa các dịch vụ của bản thân ngân hàng cần triển khai trước khi đề cập đến chuyện có thể kết nối các ngân hàng trong một hạ tầng mới.
Từ Singapore, dự án True VND bắt đầu khởi động, sau khi ký kết hợp tác chiến lược với quỹ đầu tư Regulus Investment & Capital Holdings. True VND cung cấp TVND, một loại tiền tệ mã hóa theo tiêu chuẩn ERC-20 được bảo đảm bằng Việt Nam Đồng (1 TVND = 1.000 đồng). Các nhà giao dịch tại Việt Nam đã có thể truy cập vào cổng trao đổi www.truevnd.com để mua/bán TVND bằng đô la Mỹ (USD), đô la Singapore (SGD), Yên Nhật (JPY), Euro (EUR), Nhân dân tệ hải ngoại (CNH), USDT và TUSD. Một phương thức tiếp cận toàn cầu hoàn toàn mới dành cho các nhà giao dịch tài sản mã hóa và người tiêu dùng Việt Nam đang được mở rộng.
Một quốc gia tăng trưởng không thể không nói đến vốn tài chính
Hiện nay, nhiều người dân Việt Nam vẫn đang tập trung vốn vào vàng và USD. Lượng lớn kiều hối chảy về Việt Nam cũng được “tích lũy” vào hai kênh này mà không đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Người dân có quyền lựa chọn đầu tư vào đâu cũng như chọn cách để vàng và USD nằm im trong két. Tuy nhiên, nếu nhìn rộng hơn thì đâu chỉ người dân Việt Nam mới tìm đến vàng và ngoại tệ mà ngay cả ngân hàng Trung ương của các quốc gia trên thế giới cũng làm vậy. Khi nội tệ mất giá hay nhận thấy những dấu hiệu bất ổn cho nền kinh tế, họ phải tăng dự trữ ngoại hối. Theo dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thì 3 tháng đầu năm 2018, Trung Quốc, Nhật Bản và Thụy Sĩ là 3 nước có lượng dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới, lần lượt là 3.162 tỷ USD, 1.205 tỷ USD và 785,7 tỷ USD. Theo khảo sát về thị trường vàng toàn cầu (GMFS Gold Survey) của hãng tin Thomson Reuters thì nhiều năm qua, Mỹ đứng đầu thế giới về lượng vàng dự trữ, chiếm già nửa tổng dự trữ ngoại hối của quốc gia này.
Những năm qua, Chính phủ Việt Nam thực hiện những chính sách nhằm điều tiết cung cầu như ngừng huy động và cho vay vàng, ấn định lãi suất gửi tiết kiệm USD là 0%. Những hành động này nhằm tác động vào “cầu” vàng và USD của người dân, từ đó hướng đồng vốn tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Song đến nay, lượng vàng và USD trong dân được cho là vẫn còn rất lớn, ước tính khoảng 500 tấn vàng và 60 tỷ USD. Nếu có thể chuyển hóa nguồn nội lực này vào đầu tư sản xuất kinh doanh hiệu quả thì nền kinh tế Việt Nam sẽ có những bước phát triển đột phá.
Nguồn nội lực này có thể được chuyển hóa vào hoạt động sản xuất kinh doanh một cách gián tiếp thông qua hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng giao dịch bằng vàng tiềm ẩn nhiều rủi ro, giá vàng có thể tăng giảm bất ngờ, khó báo trước. Chính vì thế, đưa ra các chính sách huy động vàng và USD qua ngân hàng cần hết sức linh hoạt. Tùy vào từng giai đoạn của thị trường, giai đoạn phát triển kinh tế đất nước, và phải căn cứ vào năng lực quản lý nhà nước để đưa ra các chính sách huy động phù hợp.
Nguồn nội lực này cũng có thể được chuyển hóa vào hoạt động sản xuất kinh doanh một cách trực tiếp, thông qua việc xây dựng các kênh đầu tư sinh lời thực sự minh bạch, hấp dẫn, tạo động lực và tạo cảm giác an tâm cho người dân khi bỏ vốn đầu tư. Tại sao người dân ở các nước phát triển tìm đến các kênh đầu tư để kiếm lời chứ không “chôn tiền” một chỗ? Bởi vì bên cạnh sự hấp dẫn về lợi nhuận, thị trường đầu tư của các nước phát triển khá minh bạch, người dân ở đó hiểu rõ luật chơi và có tiên liệu được các rủi ro phải gánh chịu. Còn ở Việt Nam, các kênh đầu tư còn nhiều vùng xám, bề nổi thì hấp dẫn nhưng rất có thể vẻ hấp dẫn ấy chỉ là “bong bóng”.
Như vậy, để đất nước phát triển nhanh chóng, vững mạnh, chúng ta cần tận dụng nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài, chuyển hóa nguồn lực bên ngoài thành sức mạnh bên trong - nội lực. Nghị quyết số 36/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 26-03-2004 về Công tác đối với Người Việt Nam ở nước ngoài đã chỉ rõ: “Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước”. Trong nhiều văn kiện chính trị sau đó, Đảng và Nhà nước tiếp tục khẳng định lại điều này. Với mục tiêu năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, trong bối cảnh thế giới đang diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thì việc thu hút doanh nhân, các nhà khoa học Việt kiều tài năng là một đòi hỏi cấp thiết.
Việt Nam nỗ lực đưa ra các chủ trương, chính sách thu hút nhân tài là người Việt Nam ở nước ngoài. Điều này được thể hiện tại nhiều văn bản như Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12-4-2012 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức (tuyển dụng đặc cách những người tốt nghiệp đại học, sau đại học loại giỏi, xuất sắc ở nước ngoài); Nghị định số 87/2014/NĐ-CP ngày 10-11-2014 quy định về thu hút cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam. Chính phủ cũng giao Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai và quản lý dự án Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu khoa học và công nghệ (FIRST) nhằm thu hút lực lượng trí thức Việt Nam ở nước ngoài về nước làm việc thông qua Mạng tri thức khoa học và công nghệ.
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ cùng sự thông thoáng của chính sách đã mở đường cho sự trở về của đông đảo các nhà khoa học cũng như doanh nhân Việt kiều. Họ đầu tư về nước, bổ sung tốt về mặt công nghệ, về phương thức quản trị chuyên nghiệp, hiện đại trong quản lý sản xuất, kinh doanh; góp phần nâng cao lợi thế về năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, đội ngũ này còn là cầu nối cho hợp tác kinh tế quốc tế, góp phần vào hội nhập kinh tế quốc tế và ngoại giao nhân dân.
Bảo đảm kiều hối chảy về nhưng chất xám không “chảy đi” là một nhiệm vụ quan trọng mà Đảng và Nhà nước ta đang tập trung đẩy mạnh thực hiện. Tin rằng, trong tương lai gần, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng cùng những chủ trương đúng đắn của Chính phủ, sẽ có những chính sách hỗ trợ khởi nghiệp cho người Việt Nam ra nước ngoài, cũng như chính sách thực sự an toàn và thuận lợi cho mọi hoạt động chuyển tiền về nước của kiều bào, từ đó có thể phát huy tối đa nguồn lực kiều hối trong xây dựng và phát triển đất nước./.
Phát triển bao trùm nhằm phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay  (14/02/2019)
An ninh toàn cầu năm 2019: Từ góc nhìn dự báo  (14/02/2019)
Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 04 đến ngày 10-02-2019)  (13/02/2019)
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh thăm chính thức Triều Tiên  (13/02/2019)
Bộ Quốc phòng triển khai nhiệm vụ công tác tuyên truyền năm 2019  (13/02/2019)
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên