Trường Hạ sĩ quan xe tăng 1: 45 năm một chặng đường phát triển
TCCSĐT - Ngày 01-9-1972, tại địa phận hai xã Minh Quang và Cam Lâm, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phú (nay là tỉnh Vĩnh Phúc), lần đầu tiên trong thành phần của bộ đội Tăng thiết giáp có một trung đoàn chuyên làm chức năng nhiệm vụ như một nhà trường huấn luyện - đào tạo thành viên kíp xe Tăng thiết giáp và nhân viên chuyên môn kỹ thuật ra đời. Đó là Trung đoàn huấn luyện Thiết giáp 207, đánh dấu bước trưởng thành lớn mạnh của bộ đội Thiết giáp Việt Nam.
Trong những ngày tháng hào hùng, sục sôi khí thế cách mạng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Trung đoàn Thiết giáp 207 (sau đổi tên thành Trường Hạ sĩ quan và nhân viên chuyên môn kỹ thuật tăng ngày 05-10-1974) đã đẩy nhanh tốc độ huấn luyện - đào tạo các đối tượng, cung cấp hàng vạn thành viên kíp xe Tăng thiết giáp và thợ chuyên môn kỹ thuật cho các đơn vị trên khắp các chiến trường, cũng như trực tiếp tổ chức đưa dẫn nhiều đoàn cán bộ, chiến sĩ Tăng thiết giáp lên đường vào Nam chiến đấu, góp sức cùng quân và dân cả nước hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thực hiện chủ trương điều chỉnh chiến lược của Bộ Tư lệnh Thiết giáp, Trường Hạ sĩ quan và nhân viên chuyên môn kỹ thuật tăng sát nhập với Trường Thiết giáp B2 (Miền Đông Nam Bộ) di chuyển vào vị trí đóng quân mới tại căn cứ Nước Trong, xã An Phước, Long Thành, Đồng Nai (Trường Thiết giáp của Mỹ - Ngụy trước đây).
Vị trí đóng quân mới của Nhà trường sau ngày giải phóng, xung quanh là kho tàng, bãi tập, địch còn gài lại rất nhiều bom, mìn, vật liệu nổ. Hệ thống nhà ở, điện nước bị tàn phá, hư hỏng nặng. Tình hình chính trị - xã hội xung quanh khu vực đóng quân phức tạp. Song, bằng sự nỗ lực của cán bộ, chiến sĩ Nhà trường, sự chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Thiết giáp (nay là Bộ Tư lệnh Tăng thiết giáp), sự trợ giúp của các cơ quan, đơn vị bạn, chính quyền và nhân dân địa phương, chỉ sau một thời gian ngắn, cán bộ, chiến sĩ Nhà trường tổ chức thu gom xe địch, các chướng ngại vật, tổ chức rà phá tháo gỡ bom, mìn khắc phục khó khăn, bảo đảm điện, nước, nơi ăn, ở của bộ đội, từng bước ổn định đời sống của cán bộ, chiến sĩ.
Trong hai cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc và biên giới phía Tây Nam của Tổ quốc, Trường Hạ sĩ quan và nhân viên chuyên môn kỹ thuật tăng, sau này đổi tên thành Trường Hạ sĩ quan xe tăng 1 vào năm 1980, đã cung cấp hàng vạn thành viên kíp xe Tăng thiết giáp, cán bộ, sĩ quan ngắn hạn và thợ chuyên môn kỹ thuật cho các chiến trường và các đoàn chuyên gia quân sự sang giúp nước bạn Cam-pu-chia về quản lý và sử dụng Tăng thiết giáp, đóng góp to lớn vào công cuộc giải phóng nhân dân Cam-pu-chia thoát khỏi họa diệt chủng.
Trong những năm qua, Trường Hạ sĩ quan xe tăng 1 đã quán triệt sâu sắc các mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên đến từng cấp ủy đảng, từng cán bộ, chiến sĩ trong toàn trường nhằm giáo dục nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất cao về ý chí và hành động, từ đó xác định tốt vai trò trách nhiệm phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ huấn luyện - đào tạo của Nhà trường. Đội ngũ cán bộ các cấp tích cực đổi mới phương pháp, tác phong công tác, nội dung, hình thức, phương pháp huấn luyện, coi đây là yếu tố cơ bản quyết định đến chất lượng huấn luyện - đào tạo của Nhà trường.
Công tác tham mưu huấn luyện đã có nhiều tiến bộ, hệ thống chương trình kế hoạch được xây dựng khoa học, phù hợp với từng đối tượng huấn luyện và theo đúng hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành cấp trên. Công tác chỉ đạo quản lý và điều hành huấn luyện nhịp nhàng, tổ chức thực hiện kế hoạch được các cấp, các ngành thường xuyên quán triệt và duy trì chặt chẽ, nghiêm túc, bảo đảm thống nhất từ nhà trường tới từng lớp, kịp thời điều chỉnh bổ sung và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.
Nhà trường luôn nắm vững các quan điểm, nguyên tắc, sự kết hợp trong huấn luyện - đào tạo, bám sát phương châm trong huấn luyện, đào tạo, đó là: “Cơ bản, hệ thống, thống nhất, chuyên sâu” và huấn luyện chiến đấu “Cơ bản, thiết thực, vững chắc”, tập trung chú trọng các khoa mục huấn luyện thực hành, huấn luyện đêm, bảo đảm chặt chẽ đúng nguyên tắc, đủ nội dung, thời gian cho từng khoa mục, từng đối tượng đào tạo theo chương trình quy định. Vì vậy, chất lượng huấn luyện, đào tạo đã được nâng lên, khóa sau kết quả cao hơn khóa trước. Thực tế cho thấy, kết quả đào tạo kíp xe Tăng thiết giáp của Nhà trường trong những năm gần đây về trình độ thao tác sử dụng vũ khí trang bị kỹ thuật của học viên tương đối thành thục, sau khi ra trường đảm nhiệm tốt nhiệm vụ, chức trách. Chất lượng huấn luyện phân đội sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện cán bộ khung và nhân viên chuyên môn kỹ thuật đạt khá trở lên. Kết quả chung hằng năm về huấn luyện - đào tạo đạt 100% yêu cầu; trong đó có 70% - 80% xếp loại khá, giỏi. Trong quá trình tổ chức huấn luyện, Nhà trường thường xuyên duy trì nghiêm nền nếp, chế độ, quy chế trong huấn luyện như tăng cường kiểm tra, giám sát huấn luyện; tổ chức bình giảng, dự giờ, hội thao rút kinh nghiệm huấn luyện theo phân cấp. Tăng cường kiểm tra đầu giờ và duy trì có hiệu quả chế độ ôn tập, học ngoại khóa. Kết hợp tốt giữa huấn luyện và rèn luyện bộ đội, tăng cường kiểm tra hội thao rút kinh nghiệm nên kết quả kiểm tra và thi tốt nghiệp các khoa mục đều đạt loại khá trở lên, có nhiều khoa mục đạt loại giỏi. Học viên khi ra trường đều có đủ khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ theo chức trách.
Nhiệm vụ huấn luyện phân đội làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu được lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong Nhà trường đặc biệt quan tâm, chú trọng các khoa mục huấn luyện thực hành, huấn luyện các nội dung về chuyên ngành, huấn luyện đêm, tăng cường kiểm tra, hội thao rút kinh nghiệm ở các cấp, qua đó trình độ thao tác sử dụng vũ khí trang bị kỹ thuật của bộ đội, các phân đội Tăng thiết giáp được nâng lên một bước vững chắc, bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ khi có tình huống xảy ra, kết quả kiểm tra về công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu hằng năm đạt loại khá trở lên, được Bộ Tư lệnh Tăng thiết giáp đánh giá cao.
Bên cạnh đó, Trường Hạ sĩ quan xe tăng 1 thường xuyên nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục chính trị cho các đối tượng. Thực hiện tốt 5 khâu trong công tác tư tưởng. Xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng, ý chí quyết tâm cao cho mỗi cán bộ, chiến sĩ. Tổ chức tốt phong trào thi đua Quyết thắng, tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, khắc phục khâu yếu, mặt yếu. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ chính trị nội bộ, thường xuyên nắm chắc tình hình, chủ động dự báo, phát hiện và đấu tranh phòng, chống có hiệu quả âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” và quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chủ trì các cấp, có cơ cấu hợp lý, đủ số lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống tốt, có năng lực, phương pháp, tác phong công tác khoa học, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Tích cực hưởng ứng phong trào thi đua “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”. Lãnh đạo, chỉ huy các cấp luôn chú trọng công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền. Thường xuyên bám sát, động viên bộ đội trong việc thực hiện nền nếp chế độ trong ngày, trong tuần. Kịp thời biểu dương những tập thể, cá nhận đạt thành tích trong xây dựng chính quy, quản lý kỷ luật. Trong những năm gần đây, Nhà trường không có vi phạm kỷ luật nghiêm trọng xảy ra, tỷ lệ vi phạm kỷ luật thông thường dưới 0,3%, bảo đảm an toàn tuyệt trong mọi hoạt động và tham gia giao thông.
Đồng thời, Nhà trường luôn bảo đảm đủ lượng dự trữ hậu cần sẵn sàng chiến đấu và hậu cần thường xuyên cho bộ đội. Đẩy mạnh công tác tăng gia, chăn nuôi bảo đảm đạt và vượt chỉ tiêu nghị quyết đề ra. Quân số khỏe thường xuyên đạt trên 99% trở lên, không có dịch bệnh xảy ra. Bảo đảm tốt cơ sở vật chất doanh trại, doanh cụ, điện, nước sinh hoạt cho bộ đội. Tiếp nhận và cấp phát đầy đủ xăng dầu theo quy định, bảo đảm tốt cho nhiệm vụ huấn luyện - đào tạo, sẵn sàng chiến đấu cũng như các nhiệm vụ đột xuất khác. Duy trì nghiêm phân đội vận tải sẵn sàng chiến đấu và vận tải thường xuyên theo yêu cầu nhiệm vụ.
Hằng năm, với nhu cầu sử dụng vũ khí trang bị kỹ thuật vào nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện - đào tạo rất lớn, do đó, Nhà trường luôn quán triệt thực hiện nghiêm các nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn của cấp trên về công tác kỹ thuật trong tình hình mới. Thường xuyên nắm chắc thực lực, số lượng, chất lượng, đồng bộ vũ khí trang bị kỹ thuật xe máy và đội ngũ cán bộ, nhân viên kỹ thuật. Bố trí sắp xếp cán bộ, nhân viên kỹ thuật phù hợp bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Thực hiện tốt công tác huấn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật, thợ sửa chữa, trợ giáo. Nâng cao năng lực sửa chữa, từng bước áp dụng quy trình công nghệ sửa chữa mới đối với vũ khí trang bị, xe máy. Tăng cường các biện pháp giáo dục nâng cao nhận thức trách nhiệm cho mọi quân nhân về công tác an toàn, thường xuyên luyện tập các phương án phòng, chống cháy, nổ, xây dựng vành đai an toàn cho các kho tàng, trạm xưởng. Đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Quản lý, khai thác, sử dụng vũ khí trang bị kỹ thuật tốt, bền, an toàn, tiết kiệm và an toàn giao thông” đi vào chiều sâu, có chuyển biến vững chắc.
Trải qua 45 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên mà thường xuyên, trực tiếp là Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Tăng thiết giáp; sự đùm bọc, giúp đỡ của các cấp chính quyền, nhân dân địa phương nơi đóng quân. Các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Nhà trường đã không quản khó khăn, gian khổ, luôn nỗ lực phấn đấu vươn lên. Phấn khởi, tự hào với truyền thống 45 năm, cán bộ, chiến sĩ Trường Hạ sĩ quan xe tăng 1 nguyện đoàn kết thống nhất, ra sức thi đua, xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, Nhà trường vững mạnh toàn diện, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, tô thắm truyền thống “Đã ra quân là đánh thắng” của bộ đội Tăng thiết giáp Anh hùng./.
Việt Nam - Ấn Độ: Triển vọng cho sự thịnh vượng và quan hệ đối tác  (22/09/2017)
Việt Nam luôn coi trọng củng cố và phát triển quan hệ với Slovakia  (22/09/2017)
Lễ khánh thành và bàn giao công trình an sinh xã hội do Vietcombank tài trợ tại địa bàn tỉnh Hưng Yên  (22/09/2017)
Báo chí, phát thanh, truyền hình trong kỷ nguyên số đa nền tảng  (22/09/2017)
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay