Vì nhân dân mà phục vụ - truyền thống tốt đẹp của Lực lượng Công an nhân dân
21:47, ngày 18-08-2017
TCCSĐT - Được Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện; được Nhà nước tổ chức, xây dựng; được nhân dân hết lòng đùm bọc, giúp đỡ, trải qua 72 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng Công an nhân dân không ngừng lớn mạnh, trưởng thành về mọi mặt.
Sự trưởng thành này thể hiện ở sự trung thành tuyệt đối với sự nghiệp cách mạng; cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đánh thắng mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động và các loại tội phạm; góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để đất nước hội nhập, phát triển.
Tiếp thu tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng thế giới, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn chú trọng xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân để bảo vệ Đảng, bảo vệ quần chúng nhân dân, bảo vệ thành quả cách mạng. Sau cao trào cách mạng 1930 - 1931, để bảo vệ chính quyền Xô viết công nông đầu tiên ở nước ta, các đội: Tự vệ đỏ, Tự vệ công nông…được thành lập. Hoạt động của những tổ chức này đã góp phần quan trọng thúc đẩy các cao trào cách mạng, tiến tới tổng khởi nghĩa, giành chính quyền. Đây cũng là những tổ chức tiền đề cho sự ra đời của Công an nhân dân Việt Nam trong những ngày Cách mạng Tháng Tám.
Từ nhân dân mà ra…
Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam, kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Ngày 19-8-1945 đã trở thành Ngày truyền thống của lực lượng Công an nhân dân. Là con đẻ của một dân tộc và nhân dân anh hùng, lực lượng Công an nhân dân đã khẳng định truyền thống tốt đẹp, bản chất cách mạng, sức chiến đấu kiên cường; một lực lượng vũ trang trọng yếu, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta; một đội quân cách mạng từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, gắn bó máu thịt với nhân dân. Trong 72 năm đồng hành cùng dân tộc, một trong những dấu ấn quan trọng nhất của lực lượng Công an nhân dân là đặc điểm từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ. Đặc điểm này bao hàm tư tưởng, đường lối công tác và sự khẳng định: Công an nhân dân là con em của nhân dân, là người đầy tớ trung thành của nhân dân. Nhân dân là bệ đỡ, là nền tảng quan trọng để lực lượng Công an nhân dân đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, phá tan mọi âm mưu đen tối của các thế lực thù địch trong và ngoài nước nhằm lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm, tình cảm và có nhiều định hướng cơ bản cho lực lượng Công an nhân dân… kết tinh thành tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ an ninh, trật tự. Tư tưởng này đề cập khá toàn diện, sâu sắc, đạt đến chiều sâu triết lý nhân văn, có giá trị thực tiễn lâu bền, thể hiện rõ nét mục tiêu, nhiệm vụ, phương châm, nguyên tắc, biện pháp, đối tượng, lực lượng (quần chúng nhân dân là lực lượng đông đảo nhất, quan trọng nhất) trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng Hồ Chí Minh là: “Dân là gốc nước” (1); “Dễ mười lần không dân cũng chịu. Khó trăm lần dân liệu cũng xong” (2). Chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng mãnh liệt vào trí tuệ và sức mạnh vô tận của nhân dân: “Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân ta là một lực lượng vô cùng to lớn không ai thắng nổi”(3) cho nên “Việc giữ gìn trật tự, an ninh càng phải dựa vào sáng kiến và lực lượng của nhân dân”(4). Cội nguồn của tư tưởng Hồ Chí Minh về huy động sức mạnh to lớn của toàn dân bảo vệ an ninh, trật tự từ sự tiếp thu có chọn lọc truyền thống đại đoàn kết toàn dân trong dựng nước và giữ nước của dân tộc qua hàng nghìn năm lịch sử; từ những tinh hoa văn hóa của nhân loại và kinh nghiệm của phong trào cách mạng thế giới, nhất là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”. Chủ tịch Hồ Chí Minh ví lực lượng quần chúng nhân dân như “thiên la địa võng”(5) vì có “mấy mươi vạn con mắt soi sáng, mấy mươi vạn lỗ tai nghe ngóng”(6) sẽ tạo thế trận vững chắc bảo vệ an ninh, trật tự cho đất nước. Trong thư gửi đồng chí Hoàng Mai, Giám đốc Sở Công an khu XII, ngày 11-3-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: Công an của ta là Công an nhân dân, vì dân mà phục vụ và dựa vào dân mà làm việc. Nhân dân ta có hàng chục triệu người, có hàng mấy chục triệu tai, mắt, tay, chân. Nếu biết dựa vào nhân dân thì việc gì cũng xong. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn cho rằng, để có thể phát huy được vai trò làm chủ của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự, Công an nhân dân “phải làm cho dân tin, dân phục, dân yêu”(7), “phải thực sự trung thành, tôn kính, thương yêu dân”(8), phải gắn bó mật thiết với nhân dân, dựa vào nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng cho rằng, mục tiêu cao nhất của sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự là bảo vệ lợi ích của nhân dân, xây dựng một môi trường xã hội bình yên cho cuộc sống của nhân dân. Qua thời gian, tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của quần chúng nhân dân càng thể hiện rõ là ngọn đèn pha soi sáng, chỉ đường cho sự nghiệp cách mạng nói chung và cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự nói riêng.
Có thể khẳng định, những lời nhắc nhở lực lượng Công an nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh hàm chứa những giá trị tư tưởng, đạo đức nhân văn cao quý và luôn có ý nghĩa thời sự, lý luận sâu sắc. Bác luôn nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ công an phải kính trọng, lễ phép với nhân dân. Bởi Công an nhân dân là lực lượng chuyên chính trong việc bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng và Nhà nước, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân. Sự gương mẫu chấp hành, tuân thủ pháp luật trong thực thi công vụ liên quan tới cuộc sống hàng ngày của người dân phải là thước đo không chỉ là phẩm chất mà còn là ý thức công vụ. Dù trong thời chiến hay thời bình, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, thái độ ứng xử của lực lượng Công an nhân dân đối với nhân dân có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách người công an cách mạng.
…Vì nhân dân mà phục vụ
Ngoài lập trường tư tưởng vững vàng, lòng dũng cảm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao... thì trọng dân, lễ phép với dân là một phẩm chất cao quý, bản chất tốt đẹp của mỗi cán bộ, chiến sĩ công an. Đoàn kết, gắn bó mật thiết với nhân dân để từ đó dựa vào nhân dân để rèn luyện, chiến đấu và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Gần dân, kính trọng, yêu thương nhân dân để nhân dân hiểu rõ sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự có mối quan hệ trực tiếp đến lợi ích thiết thân của mỗi người dân, từ đó, nhân dân có trách nhiệm tham gia xây dựng thế trận an ninh nhân dân, tạo thành sức mạnh to lớn của lòng dân trong bảo vệ an ninh, trật tự.
Trong thực tế, những cán bộ, chiến sĩ công an ngày đêm lăn lộn tại địa bàn, gắn bó với cuộc sống nhân dân, dũng cảm chiến đấu với tội phạm để bảo vệ sự bình yên của quê hương, đất nước luôn được nhân dân yêu mến, trân trọng. Nhân dân tin cậy, yêu thương những cán bộ, chiến sĩ công an có lương tâm trong sáng, tận tụy với công việc, sẵn sàng vượt lên mọi áp lực để không bỏ lọt tội phạm, bảo vệ công lý. Nhân dân yêu quý những chiến sĩ công an không chỉ nghiêm trang, trách nhiệm trong bộ quân phục, mà còn có một trái tìm nhân ái luôn yêu thương, giúp đỡ nhân dân. Nhưng ngược lại, nhân dân sẽ thất vọng, nghi ngờ, mất niềm tin khi chiến sĩ công an đánh mất phẩm chất của mình, lợi dụng sắc phục để làm điều xấu, sách nhiễu nhân dân.
Nhân dân vốn rất công bằng, biết phân biệt những “con sâu làm rầu nồi canh” với đại đa số chiến sĩ công an “vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, quên mình trên mặt trận thầm lặng, dũng cảm lao vào hang ổ tội phạm để chiến đấu gìn giữ sự bình yên cho Tổ quốc, cho cuộc sống an bình của nhân dân. Trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do, hàng chục nghìn cán bộ, chiến sĩ công an đã anh dũng hy sinh và bị thương tại các chiến trường; nhiều tấm gương hy sinh, chiến đấu dũng cảm qua các thời kỳ đã trở thành biểu tượng cao đẹp, sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời đại Hồ Chí Minh. Những cống hiến, đóng góp to lớn của lực lượng Công an nhân dân 72 năm qua đã vinh dự được Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao và tặng nhiều danh hiệu, phần thưởng cao quý.
Nỗ lực rèn luyện, xây dựng nếp sống văn hóa ứng xử tốt đẹp với nhân dân
Với nhãn quan nhìn xa, trông rộng, lời dạy của Bác Hồ dự liệu trước về những nguyên nhân xã hội có thể làm phai mờ bản chất tốt đẹp của người chiến sĩ công an. Trước cám dỗ vật chất, quyền lực, một số chiến sĩ công an lợi dụng sắc phục của mình, vị trí quản lý của mình, không phải là để đấu tranh chống tội phạm, không còn “vì nhân dân mà phục vụ”, mà trở thành những cán bộ nhũng nhiễu, hạch sách dân để mưu lợi cá nhân và bao che cho cái xấu, cái sai. Thậm chí, có những người trong lực lượng đã vi phạm pháp luật, thực hiện những hành vi sai trái, đi ngược với truyền thống cao quý của lực lượng Công an nhân dân. Điều đó không chỉ làm xấu hình ảnh người chiến sĩ công an, mà còn làm suy giảm nghiêm trọng lòng tin của nhân dân, làm tổn hại danh dự của lực lượng Công an nhân dân.
Vì vậy, lực lượng Công an nhân dân ở mọi lúc, mọi nơi cần nỗ lực xây dựng và củng cố hình ảnh tốt đẹp về người chiến sĩ công an gần dân, kính trọng, lễ phép với nhân dân... Để làm được điều đó, mỗi cán bộ, chiến sĩ công an phải nỗ lực rèn luyện, xây dựng nếp sống văn hóa ứng xử tốt đẹp với nhân dân, đồng đội và bản thân mình.
Hơn lúc nào hết, việc xây dựng hình ảnh tốt đẹp, chuẩn mực về người chiến sĩ công an trong lòng quần chúng nhân dân là nhiệm vụ then chốt, xuyên suốt trong công tác xây dựng lực lượng trong sạch, vững mạnh. Đồng thời, để lực lượng Công an nhân dân hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân, thực sự là lực lượng vũ trang trọng yếu, tin cậy của Đảng, xứng đáng đóng vai trò nòng cốt, xung kích trong cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự và xứng đáng với truyền thống tốt đẹp - “vì nhân dân mà phục vụ”, thời gian tới, cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân cần tập trung làm tốt một số nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ, chiến sĩ công an về vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự. Khi nhân dân tin cậy, yêu mến, ủng hộ Công an nhân dân thì lực lượng mới vững mạnh, hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ được giao. Vì vậy, trong nhận thức, mỗi người cán bộ, chiến sĩ công an phải biết phấn đấu, hy sinh vì lợi ích của nhân dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân. Kiên quyết đấu tranh chống mọi hành vi vi phạm quyền tự do, dân chủ của nhân dân; khắc phục tác phong, thái độ hách dịch, làm khó dễ nhân dân. Mỗi cán bộ, chiến sĩ công an cần phấn đấu trở thành cán bộ dân vận giỏi, gắn bó mật thiết với nhân dân, hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, học sáng kiến và kinh nghiệm của nhân dân; mọi chủ trương, kế hoạch, biện pháp về công tác công an đều phải xuất phát từ nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân. Trên cơ sở đó, huy động nhân dân tham gia xây dựng, củng cố hệ thống chính trị và bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Thứ hai, tổ chức, triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị (Khóa XII) về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với các phong trào “Công an nhân dân học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - Công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, Cuộc vận động “Xây dựng phong cách người Công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ”, đưa việc rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, lối sống trở thành việc làm thường xuyên hàng ngày, tự giác của mỗi cán bộ, chiến sĩ công an. Gắn các phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” với việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nhất là Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI, Khóa XII).
Thứ ba, không ngừng củng cố và phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội… nhằm tăng cường sức mạnh của các tầng lớp nhân dân tham gia vào sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự; tăng cường tiềm lực nền an ninh nhân dân, tạo cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng thế trận an ninh nhân dân, phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của đất nước. Thường xuyên duy trì và quan tâm tới công tác xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến; kịp thời tuyên truyền, biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân.
Thứ tư, tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của Công an nhân dân theo hướng tinh gọn, chuyên sâu về địa bàn, lĩnh vực; đẩy mạnh xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại, phát huy vai trò nòng cốt bảo đảm an ninh, trật tự trong mọi tình huống, tạo bước phát triển mới về chất sức mạnh tổng hợp; chú trọng xây dựng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng các mặt công tác công an. Chú trọng việc xây dựng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ công an có phẩm chất đạo đức trong sáng, nhạy bén về chính trị, tinh thông về nghiệp vụ, vững vàng về pháp luật, am hiểu về khoa học - công nghệ, tận tụy, sáng tạo trong công tác; mưu trí, dũng cảm trong chiến đấu; đủ phẩm chất và năng lực hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao./.
Tài liệu tham khảo:
Tiếp thu tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng thế giới, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn chú trọng xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân để bảo vệ Đảng, bảo vệ quần chúng nhân dân, bảo vệ thành quả cách mạng. Sau cao trào cách mạng 1930 - 1931, để bảo vệ chính quyền Xô viết công nông đầu tiên ở nước ta, các đội: Tự vệ đỏ, Tự vệ công nông…được thành lập. Hoạt động của những tổ chức này đã góp phần quan trọng thúc đẩy các cao trào cách mạng, tiến tới tổng khởi nghĩa, giành chính quyền. Đây cũng là những tổ chức tiền đề cho sự ra đời của Công an nhân dân Việt Nam trong những ngày Cách mạng Tháng Tám.
Từ nhân dân mà ra…
Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam, kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Ngày 19-8-1945 đã trở thành Ngày truyền thống của lực lượng Công an nhân dân. Là con đẻ của một dân tộc và nhân dân anh hùng, lực lượng Công an nhân dân đã khẳng định truyền thống tốt đẹp, bản chất cách mạng, sức chiến đấu kiên cường; một lực lượng vũ trang trọng yếu, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta; một đội quân cách mạng từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, gắn bó máu thịt với nhân dân. Trong 72 năm đồng hành cùng dân tộc, một trong những dấu ấn quan trọng nhất của lực lượng Công an nhân dân là đặc điểm từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ. Đặc điểm này bao hàm tư tưởng, đường lối công tác và sự khẳng định: Công an nhân dân là con em của nhân dân, là người đầy tớ trung thành của nhân dân. Nhân dân là bệ đỡ, là nền tảng quan trọng để lực lượng Công an nhân dân đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, phá tan mọi âm mưu đen tối của các thế lực thù địch trong và ngoài nước nhằm lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm, tình cảm và có nhiều định hướng cơ bản cho lực lượng Công an nhân dân… kết tinh thành tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ an ninh, trật tự. Tư tưởng này đề cập khá toàn diện, sâu sắc, đạt đến chiều sâu triết lý nhân văn, có giá trị thực tiễn lâu bền, thể hiện rõ nét mục tiêu, nhiệm vụ, phương châm, nguyên tắc, biện pháp, đối tượng, lực lượng (quần chúng nhân dân là lực lượng đông đảo nhất, quan trọng nhất) trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng Hồ Chí Minh là: “Dân là gốc nước” (1); “Dễ mười lần không dân cũng chịu. Khó trăm lần dân liệu cũng xong” (2). Chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng mãnh liệt vào trí tuệ và sức mạnh vô tận của nhân dân: “Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân ta là một lực lượng vô cùng to lớn không ai thắng nổi”(3) cho nên “Việc giữ gìn trật tự, an ninh càng phải dựa vào sáng kiến và lực lượng của nhân dân”(4). Cội nguồn của tư tưởng Hồ Chí Minh về huy động sức mạnh to lớn của toàn dân bảo vệ an ninh, trật tự từ sự tiếp thu có chọn lọc truyền thống đại đoàn kết toàn dân trong dựng nước và giữ nước của dân tộc qua hàng nghìn năm lịch sử; từ những tinh hoa văn hóa của nhân loại và kinh nghiệm của phong trào cách mạng thế giới, nhất là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”. Chủ tịch Hồ Chí Minh ví lực lượng quần chúng nhân dân như “thiên la địa võng”(5) vì có “mấy mươi vạn con mắt soi sáng, mấy mươi vạn lỗ tai nghe ngóng”(6) sẽ tạo thế trận vững chắc bảo vệ an ninh, trật tự cho đất nước. Trong thư gửi đồng chí Hoàng Mai, Giám đốc Sở Công an khu XII, ngày 11-3-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: Công an của ta là Công an nhân dân, vì dân mà phục vụ và dựa vào dân mà làm việc. Nhân dân ta có hàng chục triệu người, có hàng mấy chục triệu tai, mắt, tay, chân. Nếu biết dựa vào nhân dân thì việc gì cũng xong. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn cho rằng, để có thể phát huy được vai trò làm chủ của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự, Công an nhân dân “phải làm cho dân tin, dân phục, dân yêu”(7), “phải thực sự trung thành, tôn kính, thương yêu dân”(8), phải gắn bó mật thiết với nhân dân, dựa vào nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng cho rằng, mục tiêu cao nhất của sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự là bảo vệ lợi ích của nhân dân, xây dựng một môi trường xã hội bình yên cho cuộc sống của nhân dân. Qua thời gian, tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của quần chúng nhân dân càng thể hiện rõ là ngọn đèn pha soi sáng, chỉ đường cho sự nghiệp cách mạng nói chung và cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự nói riêng.
Có thể khẳng định, những lời nhắc nhở lực lượng Công an nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh hàm chứa những giá trị tư tưởng, đạo đức nhân văn cao quý và luôn có ý nghĩa thời sự, lý luận sâu sắc. Bác luôn nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ công an phải kính trọng, lễ phép với nhân dân. Bởi Công an nhân dân là lực lượng chuyên chính trong việc bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng và Nhà nước, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân. Sự gương mẫu chấp hành, tuân thủ pháp luật trong thực thi công vụ liên quan tới cuộc sống hàng ngày của người dân phải là thước đo không chỉ là phẩm chất mà còn là ý thức công vụ. Dù trong thời chiến hay thời bình, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, thái độ ứng xử của lực lượng Công an nhân dân đối với nhân dân có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách người công an cách mạng.
…Vì nhân dân mà phục vụ
Ngoài lập trường tư tưởng vững vàng, lòng dũng cảm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao... thì trọng dân, lễ phép với dân là một phẩm chất cao quý, bản chất tốt đẹp của mỗi cán bộ, chiến sĩ công an. Đoàn kết, gắn bó mật thiết với nhân dân để từ đó dựa vào nhân dân để rèn luyện, chiến đấu và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Gần dân, kính trọng, yêu thương nhân dân để nhân dân hiểu rõ sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự có mối quan hệ trực tiếp đến lợi ích thiết thân của mỗi người dân, từ đó, nhân dân có trách nhiệm tham gia xây dựng thế trận an ninh nhân dân, tạo thành sức mạnh to lớn của lòng dân trong bảo vệ an ninh, trật tự.
Trong thực tế, những cán bộ, chiến sĩ công an ngày đêm lăn lộn tại địa bàn, gắn bó với cuộc sống nhân dân, dũng cảm chiến đấu với tội phạm để bảo vệ sự bình yên của quê hương, đất nước luôn được nhân dân yêu mến, trân trọng. Nhân dân tin cậy, yêu thương những cán bộ, chiến sĩ công an có lương tâm trong sáng, tận tụy với công việc, sẵn sàng vượt lên mọi áp lực để không bỏ lọt tội phạm, bảo vệ công lý. Nhân dân yêu quý những chiến sĩ công an không chỉ nghiêm trang, trách nhiệm trong bộ quân phục, mà còn có một trái tìm nhân ái luôn yêu thương, giúp đỡ nhân dân. Nhưng ngược lại, nhân dân sẽ thất vọng, nghi ngờ, mất niềm tin khi chiến sĩ công an đánh mất phẩm chất của mình, lợi dụng sắc phục để làm điều xấu, sách nhiễu nhân dân.
Nhân dân vốn rất công bằng, biết phân biệt những “con sâu làm rầu nồi canh” với đại đa số chiến sĩ công an “vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, quên mình trên mặt trận thầm lặng, dũng cảm lao vào hang ổ tội phạm để chiến đấu gìn giữ sự bình yên cho Tổ quốc, cho cuộc sống an bình của nhân dân. Trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do, hàng chục nghìn cán bộ, chiến sĩ công an đã anh dũng hy sinh và bị thương tại các chiến trường; nhiều tấm gương hy sinh, chiến đấu dũng cảm qua các thời kỳ đã trở thành biểu tượng cao đẹp, sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời đại Hồ Chí Minh. Những cống hiến, đóng góp to lớn của lực lượng Công an nhân dân 72 năm qua đã vinh dự được Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao và tặng nhiều danh hiệu, phần thưởng cao quý.
Nỗ lực rèn luyện, xây dựng nếp sống văn hóa ứng xử tốt đẹp với nhân dân
Với nhãn quan nhìn xa, trông rộng, lời dạy của Bác Hồ dự liệu trước về những nguyên nhân xã hội có thể làm phai mờ bản chất tốt đẹp của người chiến sĩ công an. Trước cám dỗ vật chất, quyền lực, một số chiến sĩ công an lợi dụng sắc phục của mình, vị trí quản lý của mình, không phải là để đấu tranh chống tội phạm, không còn “vì nhân dân mà phục vụ”, mà trở thành những cán bộ nhũng nhiễu, hạch sách dân để mưu lợi cá nhân và bao che cho cái xấu, cái sai. Thậm chí, có những người trong lực lượng đã vi phạm pháp luật, thực hiện những hành vi sai trái, đi ngược với truyền thống cao quý của lực lượng Công an nhân dân. Điều đó không chỉ làm xấu hình ảnh người chiến sĩ công an, mà còn làm suy giảm nghiêm trọng lòng tin của nhân dân, làm tổn hại danh dự của lực lượng Công an nhân dân.
Vì vậy, lực lượng Công an nhân dân ở mọi lúc, mọi nơi cần nỗ lực xây dựng và củng cố hình ảnh tốt đẹp về người chiến sĩ công an gần dân, kính trọng, lễ phép với nhân dân... Để làm được điều đó, mỗi cán bộ, chiến sĩ công an phải nỗ lực rèn luyện, xây dựng nếp sống văn hóa ứng xử tốt đẹp với nhân dân, đồng đội và bản thân mình.
Hơn lúc nào hết, việc xây dựng hình ảnh tốt đẹp, chuẩn mực về người chiến sĩ công an trong lòng quần chúng nhân dân là nhiệm vụ then chốt, xuyên suốt trong công tác xây dựng lực lượng trong sạch, vững mạnh. Đồng thời, để lực lượng Công an nhân dân hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân, thực sự là lực lượng vũ trang trọng yếu, tin cậy của Đảng, xứng đáng đóng vai trò nòng cốt, xung kích trong cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự và xứng đáng với truyền thống tốt đẹp - “vì nhân dân mà phục vụ”, thời gian tới, cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân cần tập trung làm tốt một số nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ, chiến sĩ công an về vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự. Khi nhân dân tin cậy, yêu mến, ủng hộ Công an nhân dân thì lực lượng mới vững mạnh, hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ được giao. Vì vậy, trong nhận thức, mỗi người cán bộ, chiến sĩ công an phải biết phấn đấu, hy sinh vì lợi ích của nhân dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân. Kiên quyết đấu tranh chống mọi hành vi vi phạm quyền tự do, dân chủ của nhân dân; khắc phục tác phong, thái độ hách dịch, làm khó dễ nhân dân. Mỗi cán bộ, chiến sĩ công an cần phấn đấu trở thành cán bộ dân vận giỏi, gắn bó mật thiết với nhân dân, hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, học sáng kiến và kinh nghiệm của nhân dân; mọi chủ trương, kế hoạch, biện pháp về công tác công an đều phải xuất phát từ nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân. Trên cơ sở đó, huy động nhân dân tham gia xây dựng, củng cố hệ thống chính trị và bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Thứ hai, tổ chức, triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị (Khóa XII) về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với các phong trào “Công an nhân dân học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - Công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, Cuộc vận động “Xây dựng phong cách người Công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ”, đưa việc rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, lối sống trở thành việc làm thường xuyên hàng ngày, tự giác của mỗi cán bộ, chiến sĩ công an. Gắn các phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” với việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nhất là Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI, Khóa XII).
Thứ ba, không ngừng củng cố và phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội… nhằm tăng cường sức mạnh của các tầng lớp nhân dân tham gia vào sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự; tăng cường tiềm lực nền an ninh nhân dân, tạo cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng thế trận an ninh nhân dân, phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của đất nước. Thường xuyên duy trì và quan tâm tới công tác xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến; kịp thời tuyên truyền, biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân.
Thứ tư, tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của Công an nhân dân theo hướng tinh gọn, chuyên sâu về địa bàn, lĩnh vực; đẩy mạnh xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại, phát huy vai trò nòng cốt bảo đảm an ninh, trật tự trong mọi tình huống, tạo bước phát triển mới về chất sức mạnh tổng hợp; chú trọng xây dựng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng các mặt công tác công an. Chú trọng việc xây dựng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ công an có phẩm chất đạo đức trong sáng, nhạy bén về chính trị, tinh thông về nghiệp vụ, vững vàng về pháp luật, am hiểu về khoa học - công nghệ, tận tụy, sáng tạo trong công tác; mưu trí, dũng cảm trong chiến đấu; đủ phẩm chất và năng lực hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao./.
Tài liệu tham khảo:
1 Trích: Thư Bác Hồ gửi bộ đội, cán bộ chính quyền và đoàn thể, ngày 05-4-1948
2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2009, t.5, tr.280
3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1960, tr.382
4 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2000, t.5, tr.363
5 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2009, t.6, tr.187
6 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.363
7 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.555
8 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.336
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sắp thăm Indonesia và Myanmar  (18/08/2017)
Thủ tướng yêu cầu các địa phương tạo mọi thuận lợi cho doanh nghiệp  (18/08/2017)
Thủ tướng Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ sắp thăm chính thức Việt Nam  (18/08/2017)
Tuần lễ An ninh lương thực APEC 2017 tại thành phố Cần Thơ  (18/08/2017)
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Chính sách đối ngoại đa phương của nước Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Nâng cao chất lượng quản lý đảng viên ở ngoài nước trong giai đoạn mới: Thực trạng và giải pháp
- Xây dựng huyện đảo Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế - xã hội trên biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo: Thực tiễn và vấn đề đặt ra hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên