Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt-Nga có nền tảng vững chắc
Nhân chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Liên bang Nga từ ngày 28-6 đến 02-7, phóng viên TTXVN tại Moskva đã có cuộc phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Nga Nguyễn Thanh Sơn về ý nghĩa của chuyến thăm, cũng như triển vọng hợp tác giữa Việt Nam và Nga.
Đại sứ Nguyễn Thanh Sơn nhấn mạnh chuyến thăm của Chủ tịch nước Trần Đại Quang sang Liên bang Nga lần này có ý nghĩa rất lớn, sau khi Việt Nam tổ chức thành công Đại hội Đại biểu Toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII đầu năm 2016. Đó là một bước tiếp để khẳng định đường lối chính trị đối ngoại của chúng ta nhất quán với Nga trong việc xác định đối tác chiến lược toàn diện.
Và việc Chủ tịch nước Trần Đại Quang sang thăm Nga lần này cũng là mốc son mới để khẳng định sự hội nhập của Việt Nam với thế giới, đặc biệt là quan hệ tin tưởng giữa hai nước có truyền thống từ gần một thế kỷ nay, được tiếp tục củng cố và phát triển sau chuyến thăm Nga của Thủ tướng Chính phủ hồi năm 2016 dự Hội nghị Cấp cao ASEAN tại Sochi.
Chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Chủ tịch nước Trần Đại Quang là bước ngoặt trong quan hệ Việt-Nga, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, nhằm khẳng định lòng tin, sự hợp tác trên nền tảng tin tưởng lẫn nhau rất bền vững.
Về các thuận lợi và khó khăn, Đại sứ Nguyễn Thanh Sơn cho biết Việt Nam và Nga có mối quan hệ hữu nghị truyền thống, có nền tảng vững chắc gần một thế kỷ nay, trên nền tảng quan hệ giữa Việt Nam và Liên Xô trước đây và Liên bang Nga là quốc gia kế thừa tất cả những hiệp định, công ước quốc tế mà Liên Xô đã ký với các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Chúng ta xác định là đối tác chiến lược toàn diện của Nga, nó cũng là thực chất của quan hệ giữa Việt Nam với Liên Xô trước đây và Liên bang Nga ngày nay.
Trong bối cảnh tình hình thế giới đang có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là trước nguy cơ khủng bố quốc tế, các quốc gia đều đang nỗ lực gắn bó để giữ vững ổn định an ninh trong từng khu vực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhằm thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài nhiều năm qua ở các châu lục, trong đó châu Âu bị thiệt hại nhiều nhất, Việt Nam và Nga trong lúc này hơn bao giờ hết là phải nhìn vào thực tế tiềm năng của hai nước.
Trên thực tế, chúng ta đã xác định được vị thế của Liên bang Nga, xác định được nhu cầu cần thiết trong điều kiện hội nhập của chúng ta với thế giới. Chúng ta khẳng định quan hệ đối tác với Nga không phải chỉ có đối tác chiến lược toàn diện mà còn là đối tác có truyền thống hữu nghị lâu đời, đồng thời khẳng định sự tin cậy và tiềm năng của hai nước đang cho thấy những hiệu quả rất cụ thể trong lĩnh vực phát triển kinh tế.
Đánh giá về triển vọng hợp tác giữa các địa phương hai nước, theo Đại sứ Nguyễn Thanh Sơn, trước hết, cần khẳng định rằng nền tảng quan hệ chính trị đối ngoại giữa hai nước rất tốt, có sự tin cậy cao giữa chính phủ và nhân dân hai nước, nhưng đồng thời mục tiêu phát triển, tăng trưởng kim ngạch thương mại song phương là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu và cũng là nhiệm vụ ưu tiên mà hai bên đã xác định qua kỳ họp của các tổ công tác Ủy ban Liên chính phủ về hợp tác kinh tế, khoa học-kỹ thuật và văn hóa giữa hai nước.
Có thể nói trong nhiệm vụ phát triển kinh tế và thúc đẩy nâng cao kim ngạch thương mai hai chiều, hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương với nhau là một trong những nhiệm vụ ưu tiên đặc biệt. Vì vậy, Đại sứ đánh giá rất cao việc trong những năm vừa qua, đặc biệt là hai năm gần đây, Việt Nam đã có những tập đoàn kinh tế và nhiều địa phương thiết lập được quan hệ đối tác rất hiệu quả với các đối tác của Liên bang Nga.
Đại sứ cho rằng hướng hợp tác này cần được động viên khuyên khích và tạo điều kiện tiếp tục phát triển. Chính sự nỗ lực của các địa phương, các ngành đã khiến kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong sáu tháng đầu năm vừa qua tăng lên rõ rệt. Đây là tín hiệu rất vui bởi vì hai bên đều nhận thấy với tốc độ tăng trưởng 30% trong sáu tháng đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái là thành tích đáng ghi nhận.
Đại sứ Nguyễn Thanh Sơn cho rằng mỗi chuyến thăm qua lại lẫn nhau của các Lãnh đạo cấp cao hai nước là thêm một lần nữa khẳng định lòng tin, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Liên bang Nga thực sự có một nền tảng vững chắc.
Chuyến thăm lần này của Chủ tịch nước Trần Đại Quang diễn ra vào thời điểm Liên bang Nga đang cần khẳng định vị thế của mình trên thế giới, cũng là thời điểm cần thiết cho cả hai bên củng cố, xây dựng lòng tin giữa hai quốc gia đối tác chiến lược toàn diện. Đại sứ đánh giá chuyến thăm sẽ khẳng định vị thế của của nước ta trong hội nhập, đồng thời khẳng định vị thế của Liên bang Nga là một cường quốc không thể vắng mặt trong bất cứ vấn đề gì mà thế giới đang cần quan tâm./.
Bảo đảm sự thống nhất giữa tính giai cấp và tính dân tộc trong văn hóa chính trị xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam  (28/06/2017)
Đóng góp của người cao tuổi cho gia đình và xã hội  (28/06/2017)
Tổng kết 5 năm thực hiện Đề án củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách khu vực Tây Nam Bộ  (28/06/2017)
Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt-Nga phát triển mọi mặt  (28/06/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay