Trường Sa - Đã gặp, không quên
22:41, ngày 16-06-2017
TCCSĐT - Giữa đại dương mênh mông sóng vỗ, bốn bề chỉ thấy nước, bỗng chốc những hòn đảo hiện ra, xanh tươi như những khu rừng nhỏ; những ngôi nhà mọc lên ở đảo chìm, vững chãi trước bão giông, nắng lửa… Ở đó, không chỉ có sức sống của cỏ cây, hoa lá, mà còn mãnh liệt, kiên gan sức sống của con người, với niềm tin bất diệt vững chắc tay súng ngày đêm bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc…
Kỳ 3: Sức sống và niềm tin
1. Trong chuyến công tác đặc biệt may mắn, tự hào đến được 10 đảo (Song Tử Tây, Đá Nam, Đá Thị, Sơn Ca, Sinh Tồn, Len Đao, Trường Sa Đông, Đá Tây, Đá Lát, Trường Sa) và nhà giàn Huyền Trân (DK 1/7) ấy, chúng tôi thấy nơi đâu cũng hiển hiện sức sống ngút xanh của các loài cây đặc thù với từng đảo, với những phong ba, bão táp, tra, bàng vuông, xương rồng, phi lao, muống biển, mù u, sồi..., dẫu cho địa hình, thời tiết không hề thuận lợi cho việc trồng cây xanh. Không chỉ thế, những năm gần đây, còn rất nhiều loại cây mà các đoàn công tác từ đất liền mang ra trồng tại các đảo nổi và sống xanh tươi, như tre đằng ngà, cây vối, tra, dừa xiêm, hoa đại, hoa giấy…
Đặc biệt, đảo nào cũng trồng bàng vuông - một “đặc sản” ở quần đảo Trường Sa mà ai đến thăm cũng muốn chụp ảnh hoa nở về đêm tuyệt đẹp. Bàng vuông chịu mọi mặn mòi, khô hạn, nắng cháy của biển và cứ vươn lên xanh ngút ngàn, mát tươi như sức sống của quân và dân trên đảo. Nhiều đoàn công tác còn được cán bộ, chiến sĩ trên đảo tặng những cành bàng vuông chiết đã mọc rễ để mang về đất liền trồng, đánh dấu những kỷ niệm đầy ý nghĩa, đánh dấu những “cột mốc” giữa đất liền với biển khơi…
Trước đây, rau xanh rất hiếm ở đảo, đặc biệt là các đảo chìm chật hẹp không gian, diện tích. Thế nhưng, qua cả 10 đảo chìm, đảo nổi và 1 nhà giàn, ở đâu chúng tôi cũng được nghe các chỉ huy, chính trị viên đảo, nhà giàn báo cáo rằng, rau xanh từ lâu đã đủ ăn ngày 3 bữa, khi nào vào vụ mỗi bữa còn có 2 món rau. Đến thăm các vườn rau ở đảo, đặc biệt là tại các đảo chìm, mới thấy các chiến sĩ Hải quân chăm chút, bảo vệ rau tỉ mỉ, kỹ lưỡng như thế nào, để an toàn trước mọi nắng, gió, bão, mưa giữa biển trời lồng lộng. Thấy những lá rau mồng tơi to bằng bàn tay, những thùng xốp trồng rau muống, rau ngót mướt xanh… Nước ngọt ở nhiều đảo khá khan hiếm, các chiến sĩ Hải quân phải tiết kiệm đến mức tối đa, nghiêm ngặt thực hiện chu trình từ ăn uống, tắm rửa, vệ sinh đến tưới rau, cây cảnh, hoa lá, chăm nuôi lợn, gà, chó. Đảo Len Đao nhỏ là thế, nhưng cán bộ, chiến sĩ nơi đây vẫn dày công chăm bón rau xanh, cả vườn hoa thanh niên giúp đảo thêm phần xanh mát, đẹp tươi. Khi hỏi về kinh nghiệm chăm sóc có gì đặc biệt không, mà sao rau tốt tươi thế, trung úy Lê Huy Thủy, cười khì thật thà: “mình cứ tưới tắm, phân bón đầy đủ thôi...”. Trong khi đó, đại úy Phan Văn Bình - Chỉ huy trưởng đảo Đá Lát - cho biết, “đảo đẩy mạnh tăng gia sản xuất, khắc phục khó khăn về thời tiết, thiếu nước ngọt, tích cực chăm sóc rau xanh, chăn nuôi gia súc; tăng cường đánh bắt hải sản cải thiện đời sống cho bộ đội. Bữa ăn bộ đội luôn bảo đảm có rau xanh trong thực đơn, đơn vị tận dụng không gian chật hẹp chăn nuôi cải thiện, làm phong phú món ăn cho bộ đội”.
Ở các đảo Song Tử Tây, Đá Nam, Đá Thị, Sơn Ca, Sinh Tồn, Trường Sa Đông, Đá Tây cũng vậy. Các vườn rau luôn xanh tốt bốn mùa, chủ yếu là các loại rau mùng tơi, rau cải, rau muống… Nhiều đảo trồng cả lá mơ, các loại rau thơm, ớt bảo đảm ngày nào cũng có thức ăn tươi, góp phần nâng cao đời sống cán bộ, chiến sĩ trên đảo. Ở những đảo có dân, các hộ gia đình cũng có vườn rau xanh tốt quanh năm, mùa nào thức ấy, có cả thêm cà chua, bí, mướp… Rồi khoai tây, bí đao, các loại củ, quả từ đất liền gửi ra, nên trên đảo chưa bữa nào thiếu rau xanh, cứ luân phiên thay đổi. Ngoài rau xanh, đảo nào cũng nuôi chó, gà, vịt… để thi thoảng “cải thiện” bữa ăn. Các chiến sĩ còn tranh thủ đánh bắt hải sản, đủ để ăn tươi, đổi món. Tại nhà giàn Huyền Trân (DK 1/7) giờ đã “như một khách sạn nổi trên biển” (như lời giới thiệu của Đại tá Phan Ngọc Quang - Phó Chính ủy Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân), rau xanh cũng được trồng rất nhiều. Thiếu tá Lương Hữu Nhuần - Chỉ huy trưởng nhà giàn cho biết, “trong năm 2016 và 4 tháng đầu năm 2017, nhà giàn đẩy mạnh tăng gia sản xuất cải thiện đời sống, thu hoạch từ tăng gia đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Cụ thể: cá tươi 1.589kg, rau xanh 1.250kg, đậu phụ 150kg, giá đỗ 215kg, mắm 139 lít, heo 250kg, gia cầm 200kg. Đời sống của bộ đội từng bước được nâng lên”.
2. Hôm chúng tôi đến đảo Trường Sa Đông, rưng rưng thắp hương ở phần mộ thiếu úy Ngô Quyết Thắng (sinh năm 1988, quê ở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương) nằm sát mép biển rì rào sóng vỗ, bên ngoài vườn rau xanh tốt. Thiếu úy Thắng mất tại đảo Đá Tây A vào tháng 4-2014 vì bị ốm, thi hài được đưa sang đảo Trường Sơn Đông an táng. Nhiều người trong đoàn càng xót thương, cảm phục hơn khi các chiến sĩ trên đảo Trường Sa Đông cho biết, đến nay, gia đình vẫn chưa biết phần mộ của Thắng, chưa có điều kiện vào thăm. Mà nước biển thì mặn, đất thì khô, chắc phải 7-8 năm mới có thể chuyển hài cốt về quê. Thiếu úy Thắng tạm thời nằm đó ở độ tuổi đẹp nhất của cuộc đời, giữa bao la biển cả và sự chăm chút khói hương của các đồng đội. Những sự hy sinh thầm lặng ấy, những sự chăm lo chu đáo, ân cần đầy nghĩa tình đồng đội ấy, càng khiến những người đến từ đất liền cảm phục trước sự hy sinh, mất mát và rồi tin tưởng vững chắc hơn vào sự nghiệp bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc thân yêu. Trung tá Nguyễn Tuấn Anh - Chỉ huy trưởng đảo Trường Sa Đông - cũng khẳng định rằng, trước sự quan tâm, chăm lo của cả nước, đảo luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. “Thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của cán bộ, chiến sĩ. Nhưng điều đó càng làm cán bộ, chiến sĩ thêm quyết tâm cao, ý chí sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc”, trung tá Tuấn Anh nói.
Ông Nguyễn Việt Dũng - Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Lộc (tỉnh Nam Định) - thay mặt đoàn công tác số 11 phát biểu tại đảo Trường Sa Đông thật chân tình, bùi ngùi, cảm phục. “Có đi mới biết, biết mới hiểu, hiểu mới chia sẻ về những khó khăn, vất vả mà các cán bộ, chiến sĩ Hải quân đang gánh trên vai để bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc... Đến đảo nào cũng thấy quy hoạch ngăn nắp, sạch sẽ, đặc biệt khu vườn tăng gia sản xuất... Trong điều kiện thiếu thốn rất nhiều, những thách thức phải đương đầu không ít, các cán bộ, chiến sĩ vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ đảo”, ông Dũng nói. Trong khi đó, hôm đến đảo Sơn Ca, ông Đặng Thanh Long - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Kon Tum tâm sự rằng: “chỉ mấy ngày trên đảo, sự tìm hiểu không được nhiều và cũng còn hạn chế nhưng cuộc sống thực tiễn của quân và dân Trường Sa đã góp phần nâng cao hơn nữa sự hiểu biết của mình về biển đảo quê hương, củng cố hơn nữa ý thức và quyết tâm bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của giang san yêu quý”…
Những niềm tin vững chắc vào các cán bộ, chiến sĩ Hải quân đang ngày đêm canh giữ biển trời của Tổ quốc ấy đều thấm đẫm vào mỗi người, khi họ tận thấy và chứng kiến cuộc sống, sinh hoạt, luyện tập, sẵn sàng chiến đấu của bộ đội trên đảo. Như ông Trương Phước Hưng - Phó Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh Đồng Nai trải lòng: “chuyến đi công tác, thăm, động viên quân và dân quần đảo Trường Sa để lại trong tôi những tình cảm hết sức ý nghĩa, đáng trân trọng, tự hào. Qua trải nghiệm thực tế, tôi càng nhận thức hơn về tình yêu quê hương, đất nước, nhất là tình yêu với biển, đảo so với trước đây nhận thức qua sách, báo. Được tiếp xúc thực tế với cán bộ, chiến sĩ trên đảo, nhà giàn, tôi càng khâm phục sự hy sinh, mất mát của các anh, ngày đêm chắc tay súng ở nơi đầu sóng ngọn gió để bảo vệ biển, đảo quê hương. Mặc dù cuộc sống vẫn còn khó khăn, thiếu thốn, nhưng các anh vẫn hiên ngang trước biển cả bảo vệ quê hương”. Hay như ông Nguyễn Trọng Sơn - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lạng Sơn sau khi “cảm nhận sâu sắc hơn về chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc”, đã “tự hào và khâm phục trước sự hy sinh của cán bộ, chiến sĩ nơi đầu sóng ngọn gió, tin tưởng vào ý chí vươn lên khắc phục mọi khó khăn quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc”.
3. Trong hải trình đầy tự hào, ý nghĩa ấy, nhiều người trong đoàn muốn có kỷ vật không thể quên ở Trường Sa đã tỉ mẩn kiếm tìm, mang về những nhành san hô, vỏ ốc, viên đá nhỏ xíu, những chai cát dường như thấm đẫm máu thịt của các chiến sĩ đã anh dũng hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển, đảo... Có đoàn còn được tặng và mang những cây bàng vuông về đất liền trồng. Có nhiều người không mang gì về, chỉ đem theo ăm ắp những ký ức, những kỷ niệm không thể nào quên về cuộc sống nơi đảo xa, về những sự hy sinh, mất mát anh dũng, lặng thầm, về những bài học nhìn lại mình để cố gắng phấn đấu tốt hơn trong công việc, cuộc sống, trong giáo dục con cái, thế hệ trẻ… Nhưng đặc biệt, nhiều người, nhiều đoàn được tặng những lá cờ nhuốm màu sương gió và mang về không chỉ là để kỷ niệm, mà còn có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, thiết thực. Ông Nguyễn Quang Vinh - Phó Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước Việt Nam - Phó trưởng đoàn công tác số 11 - cho biết, đoàn Kho bạc Nhà nước quyên góp được 3,5 tỷ đồng ủng hộ xây nhà văn hóa đa năng thị trấn Trường Sa, tặng quà các chiến sĩ trên đảo 300 triệu đồng bằng hiện vật, trồng 3 cây vối ở 3 đảo. Đoàn xin nhận 5 lá cờ ở 4 đảo và tàu kiểm ngư 491 để mang về phòng truyền thống của Kho bạc Nhà nước, cùng với 10 lá cờ đã được tặng trước đó ở các đảo khác. “Chúng tôi sẽ tuyên truyền trên tạp chí của ngành, cổng thông tin điện tử của Kho bạc Nhà nước để cán bộ, nhân viên biết, có dịp đến tham quan, tìm hiểu và thấy thêm ý nghĩa của việc bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc”, ông Vinh nói.
Riêng tôi, thật may mắn khi đến thăm chùa trên đảo Trường Sa Lớn đã được Đại đức Thích Tâm Tánh nhìn mặt rồi cho chữ Tâm viết trên viên đá trắng tinh, kèm dòng chữ “Tâm Trường Sa” cùng một chiếc vòng đeo tay bằng gỗ. Đó là hòn đá, con chữ, chiếc vòng đầy ý nghĩa. Nó như nhắc nhở mình cần sống, làm việc như thế nào, để nhìn vào rộng lớn cuộc đời luôn bằng chữ tâm đầy sẻ chia, tin yêu, hy vọng…/.
1. Trong chuyến công tác đặc biệt may mắn, tự hào đến được 10 đảo (Song Tử Tây, Đá Nam, Đá Thị, Sơn Ca, Sinh Tồn, Len Đao, Trường Sa Đông, Đá Tây, Đá Lát, Trường Sa) và nhà giàn Huyền Trân (DK 1/7) ấy, chúng tôi thấy nơi đâu cũng hiển hiện sức sống ngút xanh của các loài cây đặc thù với từng đảo, với những phong ba, bão táp, tra, bàng vuông, xương rồng, phi lao, muống biển, mù u, sồi..., dẫu cho địa hình, thời tiết không hề thuận lợi cho việc trồng cây xanh. Không chỉ thế, những năm gần đây, còn rất nhiều loại cây mà các đoàn công tác từ đất liền mang ra trồng tại các đảo nổi và sống xanh tươi, như tre đằng ngà, cây vối, tra, dừa xiêm, hoa đại, hoa giấy…
Đảo Trường Sa lớn rợp bóng cây xanh. Ảnh: N.T.T |
Đặc biệt, đảo nào cũng trồng bàng vuông - một “đặc sản” ở quần đảo Trường Sa mà ai đến thăm cũng muốn chụp ảnh hoa nở về đêm tuyệt đẹp. Bàng vuông chịu mọi mặn mòi, khô hạn, nắng cháy của biển và cứ vươn lên xanh ngút ngàn, mát tươi như sức sống của quân và dân trên đảo. Nhiều đoàn công tác còn được cán bộ, chiến sĩ trên đảo tặng những cành bàng vuông chiết đã mọc rễ để mang về đất liền trồng, đánh dấu những kỷ niệm đầy ý nghĩa, đánh dấu những “cột mốc” giữa đất liền với biển khơi…
Trước đây, rau xanh rất hiếm ở đảo, đặc biệt là các đảo chìm chật hẹp không gian, diện tích. Thế nhưng, qua cả 10 đảo chìm, đảo nổi và 1 nhà giàn, ở đâu chúng tôi cũng được nghe các chỉ huy, chính trị viên đảo, nhà giàn báo cáo rằng, rau xanh từ lâu đã đủ ăn ngày 3 bữa, khi nào vào vụ mỗi bữa còn có 2 món rau. Đến thăm các vườn rau ở đảo, đặc biệt là tại các đảo chìm, mới thấy các chiến sĩ Hải quân chăm chút, bảo vệ rau tỉ mỉ, kỹ lưỡng như thế nào, để an toàn trước mọi nắng, gió, bão, mưa giữa biển trời lồng lộng. Thấy những lá rau mồng tơi to bằng bàn tay, những thùng xốp trồng rau muống, rau ngót mướt xanh… Nước ngọt ở nhiều đảo khá khan hiếm, các chiến sĩ Hải quân phải tiết kiệm đến mức tối đa, nghiêm ngặt thực hiện chu trình từ ăn uống, tắm rửa, vệ sinh đến tưới rau, cây cảnh, hoa lá, chăm nuôi lợn, gà, chó. Đảo Len Đao nhỏ là thế, nhưng cán bộ, chiến sĩ nơi đây vẫn dày công chăm bón rau xanh, cả vườn hoa thanh niên giúp đảo thêm phần xanh mát, đẹp tươi. Khi hỏi về kinh nghiệm chăm sóc có gì đặc biệt không, mà sao rau tốt tươi thế, trung úy Lê Huy Thủy, cười khì thật thà: “mình cứ tưới tắm, phân bón đầy đủ thôi...”. Trong khi đó, đại úy Phan Văn Bình - Chỉ huy trưởng đảo Đá Lát - cho biết, “đảo đẩy mạnh tăng gia sản xuất, khắc phục khó khăn về thời tiết, thiếu nước ngọt, tích cực chăm sóc rau xanh, chăn nuôi gia súc; tăng cường đánh bắt hải sản cải thiện đời sống cho bộ đội. Bữa ăn bộ đội luôn bảo đảm có rau xanh trong thực đơn, đơn vị tận dụng không gian chật hẹp chăn nuôi cải thiện, làm phong phú món ăn cho bộ đội”.
Ở các đảo Song Tử Tây, Đá Nam, Đá Thị, Sơn Ca, Sinh Tồn, Trường Sa Đông, Đá Tây cũng vậy. Các vườn rau luôn xanh tốt bốn mùa, chủ yếu là các loại rau mùng tơi, rau cải, rau muống… Nhiều đảo trồng cả lá mơ, các loại rau thơm, ớt bảo đảm ngày nào cũng có thức ăn tươi, góp phần nâng cao đời sống cán bộ, chiến sĩ trên đảo. Ở những đảo có dân, các hộ gia đình cũng có vườn rau xanh tốt quanh năm, mùa nào thức ấy, có cả thêm cà chua, bí, mướp… Rồi khoai tây, bí đao, các loại củ, quả từ đất liền gửi ra, nên trên đảo chưa bữa nào thiếu rau xanh, cứ luân phiên thay đổi. Ngoài rau xanh, đảo nào cũng nuôi chó, gà, vịt… để thi thoảng “cải thiện” bữa ăn. Các chiến sĩ còn tranh thủ đánh bắt hải sản, đủ để ăn tươi, đổi món. Tại nhà giàn Huyền Trân (DK 1/7) giờ đã “như một khách sạn nổi trên biển” (như lời giới thiệu của Đại tá Phan Ngọc Quang - Phó Chính ủy Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân), rau xanh cũng được trồng rất nhiều. Thiếu tá Lương Hữu Nhuần - Chỉ huy trưởng nhà giàn cho biết, “trong năm 2016 và 4 tháng đầu năm 2017, nhà giàn đẩy mạnh tăng gia sản xuất cải thiện đời sống, thu hoạch từ tăng gia đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Cụ thể: cá tươi 1.589kg, rau xanh 1.250kg, đậu phụ 150kg, giá đỗ 215kg, mắm 139 lít, heo 250kg, gia cầm 200kg. Đời sống của bộ đội từng bước được nâng lên”.
Vườn hoa thanh niên tại đảo Len Đao. Ảnh: N.T.T |
2. Hôm chúng tôi đến đảo Trường Sa Đông, rưng rưng thắp hương ở phần mộ thiếu úy Ngô Quyết Thắng (sinh năm 1988, quê ở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương) nằm sát mép biển rì rào sóng vỗ, bên ngoài vườn rau xanh tốt. Thiếu úy Thắng mất tại đảo Đá Tây A vào tháng 4-2014 vì bị ốm, thi hài được đưa sang đảo Trường Sơn Đông an táng. Nhiều người trong đoàn càng xót thương, cảm phục hơn khi các chiến sĩ trên đảo Trường Sa Đông cho biết, đến nay, gia đình vẫn chưa biết phần mộ của Thắng, chưa có điều kiện vào thăm. Mà nước biển thì mặn, đất thì khô, chắc phải 7-8 năm mới có thể chuyển hài cốt về quê. Thiếu úy Thắng tạm thời nằm đó ở độ tuổi đẹp nhất của cuộc đời, giữa bao la biển cả và sự chăm chút khói hương của các đồng đội. Những sự hy sinh thầm lặng ấy, những sự chăm lo chu đáo, ân cần đầy nghĩa tình đồng đội ấy, càng khiến những người đến từ đất liền cảm phục trước sự hy sinh, mất mát và rồi tin tưởng vững chắc hơn vào sự nghiệp bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc thân yêu. Trung tá Nguyễn Tuấn Anh - Chỉ huy trưởng đảo Trường Sa Đông - cũng khẳng định rằng, trước sự quan tâm, chăm lo của cả nước, đảo luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. “Thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của cán bộ, chiến sĩ. Nhưng điều đó càng làm cán bộ, chiến sĩ thêm quyết tâm cao, ý chí sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc”, trung tá Tuấn Anh nói.
Ông Nguyễn Việt Dũng - Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Lộc (tỉnh Nam Định) - thay mặt đoàn công tác số 11 phát biểu tại đảo Trường Sa Đông thật chân tình, bùi ngùi, cảm phục. “Có đi mới biết, biết mới hiểu, hiểu mới chia sẻ về những khó khăn, vất vả mà các cán bộ, chiến sĩ Hải quân đang gánh trên vai để bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc... Đến đảo nào cũng thấy quy hoạch ngăn nắp, sạch sẽ, đặc biệt khu vườn tăng gia sản xuất... Trong điều kiện thiếu thốn rất nhiều, những thách thức phải đương đầu không ít, các cán bộ, chiến sĩ vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ đảo”, ông Dũng nói. Trong khi đó, hôm đến đảo Sơn Ca, ông Đặng Thanh Long - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Kon Tum tâm sự rằng: “chỉ mấy ngày trên đảo, sự tìm hiểu không được nhiều và cũng còn hạn chế nhưng cuộc sống thực tiễn của quân và dân Trường Sa đã góp phần nâng cao hơn nữa sự hiểu biết của mình về biển đảo quê hương, củng cố hơn nữa ý thức và quyết tâm bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của giang san yêu quý”…
Những niềm tin vững chắc vào các cán bộ, chiến sĩ Hải quân đang ngày đêm canh giữ biển trời của Tổ quốc ấy đều thấm đẫm vào mỗi người, khi họ tận thấy và chứng kiến cuộc sống, sinh hoạt, luyện tập, sẵn sàng chiến đấu của bộ đội trên đảo. Như ông Trương Phước Hưng - Phó Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh Đồng Nai trải lòng: “chuyến đi công tác, thăm, động viên quân và dân quần đảo Trường Sa để lại trong tôi những tình cảm hết sức ý nghĩa, đáng trân trọng, tự hào. Qua trải nghiệm thực tế, tôi càng nhận thức hơn về tình yêu quê hương, đất nước, nhất là tình yêu với biển, đảo so với trước đây nhận thức qua sách, báo. Được tiếp xúc thực tế với cán bộ, chiến sĩ trên đảo, nhà giàn, tôi càng khâm phục sự hy sinh, mất mát của các anh, ngày đêm chắc tay súng ở nơi đầu sóng ngọn gió để bảo vệ biển, đảo quê hương. Mặc dù cuộc sống vẫn còn khó khăn, thiếu thốn, nhưng các anh vẫn hiên ngang trước biển cả bảo vệ quê hương”. Hay như ông Nguyễn Trọng Sơn - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lạng Sơn sau khi “cảm nhận sâu sắc hơn về chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc”, đã “tự hào và khâm phục trước sự hy sinh của cán bộ, chiến sĩ nơi đầu sóng ngọn gió, tin tưởng vào ý chí vươn lên khắc phục mọi khó khăn quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc”.
|
Chăm sóc rau trên đảo Trường Sa Đông. Ảnh: N.T.T |
3. Trong hải trình đầy tự hào, ý nghĩa ấy, nhiều người trong đoàn muốn có kỷ vật không thể quên ở Trường Sa đã tỉ mẩn kiếm tìm, mang về những nhành san hô, vỏ ốc, viên đá nhỏ xíu, những chai cát dường như thấm đẫm máu thịt của các chiến sĩ đã anh dũng hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển, đảo... Có đoàn còn được tặng và mang những cây bàng vuông về đất liền trồng. Có nhiều người không mang gì về, chỉ đem theo ăm ắp những ký ức, những kỷ niệm không thể nào quên về cuộc sống nơi đảo xa, về những sự hy sinh, mất mát anh dũng, lặng thầm, về những bài học nhìn lại mình để cố gắng phấn đấu tốt hơn trong công việc, cuộc sống, trong giáo dục con cái, thế hệ trẻ… Nhưng đặc biệt, nhiều người, nhiều đoàn được tặng những lá cờ nhuốm màu sương gió và mang về không chỉ là để kỷ niệm, mà còn có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, thiết thực. Ông Nguyễn Quang Vinh - Phó Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước Việt Nam - Phó trưởng đoàn công tác số 11 - cho biết, đoàn Kho bạc Nhà nước quyên góp được 3,5 tỷ đồng ủng hộ xây nhà văn hóa đa năng thị trấn Trường Sa, tặng quà các chiến sĩ trên đảo 300 triệu đồng bằng hiện vật, trồng 3 cây vối ở 3 đảo. Đoàn xin nhận 5 lá cờ ở 4 đảo và tàu kiểm ngư 491 để mang về phòng truyền thống của Kho bạc Nhà nước, cùng với 10 lá cờ đã được tặng trước đó ở các đảo khác. “Chúng tôi sẽ tuyên truyền trên tạp chí của ngành, cổng thông tin điện tử của Kho bạc Nhà nước để cán bộ, nhân viên biết, có dịp đến tham quan, tìm hiểu và thấy thêm ý nghĩa của việc bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc”, ông Vinh nói.
Riêng tôi, thật may mắn khi đến thăm chùa trên đảo Trường Sa Lớn đã được Đại đức Thích Tâm Tánh nhìn mặt rồi cho chữ Tâm viết trên viên đá trắng tinh, kèm dòng chữ “Tâm Trường Sa” cùng một chiếc vòng đeo tay bằng gỗ. Đó là hòn đá, con chữ, chiếc vòng đầy ý nghĩa. Nó như nhắc nhở mình cần sống, làm việc như thế nào, để nhìn vào rộng lớn cuộc đời luôn bằng chữ tâm đầy sẻ chia, tin yêu, hy vọng…/.
Nợ xấu sẽ tăng, nếu...  (16/06/2017)
Nợ xấu sẽ tăng, nếu...  (16/06/2017)
Agribank: Cải cách hành chính - Nỗ lực và xuyên suốt  (16/06/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay