Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 20 đến ngày 26-4-2015
Hướng dẫn thực hiện tinh giản biên chế
Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư liên tịch 01/2015/TTLT-BNV-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định 108/2014//NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế.
Thông tư quy định rõ trường hợp tinh giản biên chế quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 6 Nghị định 108/2014/NĐ-CP.
Theo Thông tư, những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP, nếu đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nam, đủ 45 tuổi đến đủ 48 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên, được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.
Ngoài ra còn được hưởng các chế độ sau: Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm (đủ 12 tháng) nghỉ hưu trước tuổi so với quy định về tuổi tối thiểu tại Điểm b Khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006, Điểm b Khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác có đóng đủ bảo hiểm xã hội; được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội (đủ 12 tháng) kể từ năm thứ 21 trở đi.
Thông tư quy định những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách nhà nước, được hưởng các khoản trợ cấp sau: Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng; được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội (đủ 12 tháng).
Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP có tuổi đời dưới 53 tuổi đối với nam, dưới 48 tuổi đối với nữ và không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi theo quy định, nếu thôi việc ngay thì được hưởng các khoản trợ cấp sau: Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm; được trợ cấp 1,5 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội (đủ 12 tháng).
Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP có tuổi đời dưới 45 tuổi, có nguyện vọng đi học nghề để tự tìm việc làm mới, thì được hưởng các chế độ sau: Được hưởng nguyên tiền lương tháng hiện hưởng và được cơ quan, đơn vị đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong thời gian đi học nghề, nhưng thời gian hưởng tối đa là 06 tháng; được trợ cấp một khoản kinh phí học nghề bằng chi phí cho khóa học nghề tối đa là 06 tháng tiền lương hiện hưởng để đóng cho cơ sở dạy nghề; sau khi kết thúc học nghề được trợ cấp 03 tháng lương hiện hưởng tại thời điểm đi học để tìm việc làm; được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội (đủ 12 tháng).
Trong thời gian đi học nghề được tính thời gian công tác liên tục nhưng không được tính là thời gian thâm niên để nâng lương hàng năm.
Thông tư cũng nêu rõ, bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tinh giản biên chế trong từng năm, 7 năm và tổ chức triển khai thực hiện, trong đó phải xác định tỷ lệ tinh giản biên chế đến năm 2021 tối thiểu 10% biên chế của bộ, ngành, địa phương được giao năm 2015.
Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30-5-2015 và có hiệu lực đến hết ngày 31-12-2021. Các chế độ, chính sách quy định tại Thông tư liên tịch này được tính hưởng kể từ ngày 10-01-2015.
Khắc phục tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh
Bộ Tư pháp kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, đôn đốc quyết liệt công tác xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong công tác xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết; chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ kiểm điểm, xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân người đứng đầu đối với tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh.
Theo Bộ Tư pháp, trong tháng 4-2015, các bộ, cơ quan ngang bộ cần xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền 160 văn bản quy định chi tiết (58 nghị định, 7 quyết định, 81 thông tư, 14 thông tư liên tịch).
Tuy nhiên, công tác này trong tháng 4 còn chậm, dẫn đến số lượng văn bản nợ đọng còn rất lớn, với 66 văn bản, tăng 12 văn bản so với cùng kỳ năm 2014 (54 văn bản).
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng nêu trên là do một số bộ phải xây dựng, ban hành nhiều văn bản; một số văn bản quy định những vấn đề khó, phức tạp và phải thực hiện trong một khoảng thời gian ngắn. Bên cạnh đó, công tác xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết chưa thực sự được quan tâm, ưu tiên, tập trung thời gian, nguồn lực thích đáng.
Để triển khai tốt công tác xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh trong thời gian tới, các bộ, cơ quan ngang bộ cần ưu tiên, tập trung nguồn lực cho công tác xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết, thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo quyết liệt tình hình thực hiện nhằm khắc phục tình trạng nợ đọng văn bản; chủ động chuẩn bị nội dung có liên quan thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành mình để giải trình, trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9.
Bộ Tư pháp tiếp tục thí điểm thi tuyển 4 vị trí lãnh đạo
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã ký Quyết định số 748/QĐ-BTP phê duyệt Đề án tiếp tục thí điểm thi tuyển lãnh đạo cấp vụ một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp.
Theo đó, có 4 vị trí thi tuyển lần này, trong đó có 3 vị trí cấp trưởng và 1 vị trí cấp phó, gồm: 1- Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; 2- Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội; 3- Giám đốc Học viện Tư pháp; 4- Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế.
Việc tiếp tục thí điểm thi tuyển nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong công tác bổ nhiệm lãnh đạo, quản lý; thu hút, lựa chọn được những người thực sự có phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp để bổ nhiệm vào các chức danh lãnh đạo cấp vụ của một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp.
Trước đó, năm 2014, Bộ Tư pháp đã tổ chức thí điểm thi tuyển lãnh đạo cấp vụ - chức danh Phó Giám đốc Học viện Tư pháp.
Mở rộng triển khai Cơ chế một cửa quốc gia tại cảng biển quốc tế
Tổng cục Hải quan vừa có công văn thông báo sẽ chính thức triển khai mở rộng Cơ chế một cửa quốc gia vào lúc 9 giờ ngày 06-5-2015, tại cảng biển quốc tế thuộc các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Theo đó, bắt đầu từ thời điểm trên, toàn bộ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải, giao nhận sẽ thực hiện khai báo thủ tục tàu biển, bao gồm cả bản lược khai hàng hóa điện tử (e-manifest) trên Cổng thông tin một cửa quốc gia tại địa chỉ https:// www.vnsw.gov.vn.
Bên cạnh thông báo này, Tổng cục Hải quan đã có công văn đề nghị các bộ, ngành liên quan quản lý nhà nước tại cảng biển thuộc các địa điểm triển khai tham gia xử lý thông tin trên Cổng thông tin một cửa quốc gia 24/24 giờ hàng ngày kể từ 9 giờ ngày 06-5-2015.
Từ tháng 11-2014, Tổng cục Hải quan đã phối hợp với các bộ, ngành triển khai thí điểm cơ chế một cửa quốc gia tại cảng biển Hải Phòng. Trong tháng 4-2015, Tổng cục Hải quan tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành triển khai tại các cảng biển quốc tế trong đó có các cảng biển tại TP. Hồ Chí Minh.
Theo Tổng cục Hải quan, thực hiện cơ chế một cửa quốc gia sẽ giải quyết đơn giản thủ tục hành chính tại cảng biển. Theo đó, các hãng tàu, đại lý chỉ cần khai báo thông tin đến 1 cổng thông tin điện tử, sau đó sẽ được tỏa đi các bộ, ngành có liên quan. Các cơ quan quản lý nhà nước sẽ thực hiện xử lý thông tin sau Cổng thông tin điện tử và sẽ trả kết quả về một đầu mối.
Đây là bước đi quan trọng trong việc đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu hội nhập, phát triển của từng quốc gia thành viên, cũng như tăng cường sự kết nối, mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực.
Việc cơ chế một cửa quốc gia chính thức được vận hành sẽ tạo thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp, đồng thời là giải pháp để từng bước hiện thực hóa yêu cầu của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục, giảm thời gian thông quan hàng hóa theo Nghị quyết 19/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia./.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự lễ kỷ niệm 40 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại một số tỉnh phía Nam  (28/04/2015)
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 26 thông qua 3 Tuyên bố chung  (28/04/2015)
Hoạt động kỷ niệm Ngày thống nhất đất nước tại các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long  (27/04/2015)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp lãnh đạo Malaysia, Philippines, Thái Lan  (27/04/2015)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên