Cuộc chiến chống đói nghèo còn nhiều gian nan
Trong lịch sử phát triển của xã hội có phân chia giai cấp, chưa bao giờ nhân loại đạt được sự bình đẳng, dù chỉ là bình đẳng ở mức tương đối. Tuy nhiên, những gì đang diễn ra trong nền văn minh hậu công nghiệp cho thấy, thế giới ngày càng bất ổn do sự bất bình đẳng đã đạt đến mức cao chưa từng thấy. Thế giới ngày nay đang một giàu thêm, nhưng khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, các quốc gia lại ngày một doãng ra, số nước nghèo đã tăng từ 25 nước cuối thế kỷ trước lên 49 nước hiện nay. Các nước công nghiệp phát triển, nơi cư trú của 15% dân số thế giới đang tiêu thụ tới 86% hàng hoá và dịch vụ được thế giới làm ra, ngược lại 85% dân số thế giới còn lại ở các nước nghèo chỉ được hưởng 24%.
Một kết quả nghiên cứu quốc tế cho thấy, vào năm đầu tiên sau Công nguyên, thế giới lúc đó có khoảng 230 triệu người, sản xuất ra một lượng hàng hoá ước tính trị giá khoảng 105 tỉ đô-la Mỹ (USD) tương đương tổng thu nhập quốc dân (GDP) của một nước đang phát triển trung bình hiện nay (cỡ như Ma-lai-xi-a). Một nghìn năm sau, tổng thu nhập quốc dân toàn thế giới chỉ tăng thêm 121 tỉ USD, tức mỗi năm tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu tăng không vượt quá 0,001%. Năm trăm năm sau (năm 1500), GDP toàn cầu đạt khoảng 246 tỉ USD, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 1%, đến năm 1820, tốc độ này đã đạt 4%/năm và đến năm 2007, tổng GDP toàn cầu đã đạt 54,3 nghìn tỉ USD.
Nghịch lý là, cùng với tổng thu nhập tăng thì khoảng cách giàu nghèo một ngày một doãng ra. Nếu năm 1820, tỷ lệ giữa các nước giàu nhất so với các nước nghèo nhất chỉ là 3/1, thì vào năm 1950 là 35/1, năm 1975 là 44/1, và đến năm 2002 tỷ lệ này đã là 75/1. Ở nhóm các nước giàu nhất thế giới (có khoảng 1 tỉ người sinh sống), GDP chiếm 74,8% GDP toàn cầu, các nước trung bình (khoảng 3 tỉ người) chiếm 21,9%, còn lại các nước nghèo (2,4 tỉ dân) chỉ chiếm 3,3%. Số nợ nước ngoài của 125 nước đang phát triển (bao gồm cả các nước kém phát triển) đã lên đến 2,7 nghìn tỉ USD, nhiều nước có số nợ nước ngoài vượt xa tổng thu nhập quốc dân. Năm 2007, 497 tỷ phú sở hữu khối lượng tài sản trị giá 3,5 nghìn tỉ USD, tức chiếm hơn 7% GDP toàn cầu. Thậm chí, theo Ngân hàng Thế giới (WB), vào thời điểm hiện nay (năm 2008), tổng GDP của 41 quốc gia nghèo nhất thế giới còn ít hơn tài sản của 7 người giàu nhất thế giới.
Mỗi ngày trên thế giới có từ 26 nghìn đến 30 nghìn trẻ em bị chết do các nguyên nhân từ nghèo đói, 28% trẻ em ở các nước đang phát triển suy dinh dưỡng, 72 triệu trẻ em trong độ tuổi đi học không được đến trường trong tổng số 1 tỉ người mù chữ.
Những vụ bạo động xã hội, nội chiến, xung đột tôn giáo, dân tộc đôi khi không phải là do các nguyên nhân về ý thức hệ mà lại bắt nguồn từ sự đói nghèo. |
Nhìn vào bức tranh tổng thể trên càng thấy rõ hơn, thế giới càng ngày càng trở nên bất công. Rõ ràng, nền văn minh hậu công nghiệp không giúp gì nhiều cho những tầng lớp "dưới" của xã hội. Những người giàu thì tiếp tục giàu thêm vì họ ngày càng có điều kiện bóc lột người khác, những người nghèo vẫn tiếp tục vùng vẫy trong cái vòng luẩn của đói nghèo, tiếp tục là đối tượng bị bóc lột, nhìn ở mọi phương diện. Một thế giới "lồi quá lồi", "lõm quá lõm", mỉa mai thay, lại là đặc trưng chủ yếu của nền văn minh được mệnh danh là “thời đại kinh tế tri thức”.
Còn quá nhiều chông gai...
Nhiều chính khách, nhà hoạt động xã hội và nhà khoa học đều tỏ ra bi quan về mục tiêu xoá đói giảm nghèo mà Liên hợp quốc đặt ra vào 2015. Ngay cả Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-mun cũng tỏ ra lo lắng về hiệu quả của mục tiêu này. Ngày 25-9-2008, ông Ban Ki-mun đã triệu tập một hội nghị khẩn cấp để kiểm điểm tiến độ thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ số 1 này. Dự hội nghị có trên 100 nguyên thủ quốc gia và những chuyên gia hàng đầu của thế giới. Tại Hội nghị, Tổng Thư ký Liên hợp quốc đã phê phán thái độ thiếu trách nhiệm của nhiều chính phủ thành viên, kêu gọi viện trợ quốc tế cho thực hiện mục tiêu.
Trong khi hân hoan với cam kết hỗ trợ cho hoạt động chống đói nghèo lên đến 16 tỉ USD, thì Liên hợp quốc chưa chỉ ra được những nguyên nhân làm cho tiến độ thực hiện mục tiêu bị chậm lại và những trở ngại chủ yếu trong 7 năm còn lại. Theo nhiều nhà phân tích quốc tế, những nguyên nhân và trở ngại đó là:
Thông thường các nước tư bản phát triển thu từ 75% đến 90 % lợi nhuận do các dự án đầu tư ra nước ngoài mà không phải chịu các tác động xấu của công nghiệp hoá. Các nước chậm phát triển chỉ thu được từ 10% đến 25% nhưng phải gánh chịu nhiều hậu quả do quá trình này gây ra. Đó là các hậu quả về huỷ hoại môi trường, mất đất sản xuất nông nghiệp và các vấn đề xã hội khác. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu khiến khoảng cách giàu nghèo ngày một doãng xa. Người ta có thể thấy rất rõ, không dễ gì chủ nghĩa tư bản lại chuyển giao một cách nhanh chóng những thành tựu về khoa học - công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến và tư bản (vốn) cho các nước trước đây vốn là thuộc địa của họ. Họ chỉ chuyển giao những công nghệ đã lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường, thực chất là biến các nước đang phát triển thành các bãi rác công nghiệp. Còn vốn và kinh nghiệm quản lý khi cho vay, viện trợ, đầu tư, chuyển giao đều được đi kèm với các điều kiện có lợi nhiều hơn cho họ.
Chi phí quân sự hàng năm của thế giới đã lên mức trên một nghìn tỉ USD, chiếm khoảng 2,7% GDP toàn cầu (trung bình 180 USD/đầu người). Châu Phi, châu lục nghèo nhất thế giới, lại sở hữu nhiều vũ khí thông thường nhất: 800 triệu dân châu lục này đang sở hữu trên 500 triệu khẩu súng. Chỉ tính riêng khu vực Tây Phi đã chiếm hữu 10 triệu vũ khí hạng nhẹ, kim ngạch buôn bán vũ khí ở khu vực này hàng năm lên đến 7 tỉ USD. Theo một tính toán của các nhà khoa học và kinh tế, nếu thế giới chỉ tiết kiệm 1% chi phí dành cho quân sự thì sẽ giải quyết được hoàn toàn nạn mù chữ toàn cầu và cũng với một tỷ lệ như vậy, cho thanh toán bệnh suy dinh dưỡng và phòng, chống HIV/AIDS.
Tính hai mặt của chính sách “cây gậy và củ cà rốt” trong viện trợ quốc tế của chủ nghĩa tư bản quốc tế không làm cho các nước nhận viện trợ giàu lên mà làm cho họ ngày càng lệ thuộc vào các nước tư bản. Các nước tư bản phát triển, đứng đầu là Mỹ luôn trung thành với nguyên tắc viện trợ kinh tế đi kèm với điều kiện về chính trị, cái mà họ gọi là “ thúc đẩy dân chủ”. Thực ra họ đang biến các nước nhận viện trợ phải phụ thuộc vào chính trị, dùng đồng đô-la để câu nhử những kẻ ấu trĩ, cơ hội về chính trị, sử dụng số này gây ra các vụ bạo động, cái mà họ gọi là các cuộc “cách mạng màu sắc”. Theo tính toán của Viện Kinh tế quốc tế (IIE), để có được một USD tiền viện trợ của nước ngoài, thì quốc gia nhận viện trợ phải bỏ ra tới 25 USD để thanh toán nợ nần cả gốc và lãi, vì vậy cái vòng luẩn quẩn của kẻ đi ăn đong không bao giờ chấm dứt. Người ta nói rằng, đã đói thì “có phải bán cả linh hồn cho quĩ dữ cũng làm”, đó là tương lai của các quốc gia kém tinh thần tự cường, hoàn toàn lệ thuộc vào đồng đô-la viện trợ.
Nếu thế giới chỉ tiết kiệm 1% chi phí dành cho quân sự thì sẽ giải quyết được hoàn toàn nạn mù chữ toàn cầu và cũng với một tỷ lệ như vậy, cho thanh toán bệnh suy dinh dưỡng và phòng, chống HIV/AIDS. |
Ngoài ra, còn một nguyên nhân và trở ngại nữa là nhiều chính phủ còn thiếu trách nhiệm trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo. Nước giàu thì đứng ngoài cuộc hoặc toan tính các âm mưu chính trị, nước nghèo thì lại bị cuốn vào tranh giành quyền lực, không sử dụng hiệu quả nguồn tài trợ quốc tế, lãng phí, tham nhũng…
Đó là những nguyên nhân chủ yếu tạo ra sự bất bình đẳng quốc tế, làm cho khoảng cách giàu nghèo thế giới ngày một cách xa. Đây cũng vẫn sẽ là những cản trở chính trong cuộc chiến chống đói nghèo trong thời gian tới trên phạm vi toàn cầu. 16 tỉ USD, thậm chí 16 nghìn tỉ cam kết dành cho công cuộc xoá đói giảm nghèo sẽ trở nên không mấy ý nghĩa nếu không giải quyết được các vấn đề trên của thế giới. Điều quan trọng ở đây là, cộng đồng quốc tế phải tỏ rõ quyết tâm cao hơn trong cuộc chiến chống đói nghèo, đấu tranh chống chính sách cường quyền, giữ vững môi trường hoà bình, hợp tác và phát triển. Các quốc gia đang phát triển phải tăng cường đoàn kết nội bộ, nêu cao ý thức tự lực, tự cường, phát triển bền vững, không thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá bằng mọi giá, tranh thủ và sử dụng có hiệu quả nguồn trợ giúp quốc tế thì mới giành được thắng lợi trong cuộc chiến chống đói nghèo.
Công cuộc xoá đói, giảm nghèo ở Việt Nam
Tuy vậy, nhìn nhận một cách thực tế hơn, công cuộc xoá đói nghèo ở Việt Nam cũng còn nhiều khiếm khuyết. Tính bền vững không cao, nguy cơ tái nghèo vẫn còn, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao, biên giới vùng thường xuyên bị lũ bão. Ở một số địa phương còn mắc bệnh chạy theo thành tích, báo cáo sai sự thật hoặc còn tiêu cực trong thực hiện chính sách. Phương pháp thực hiện thiếu thiết thực, ít hiệu quả, phô trương hình thức, như chỉ chú ý đến hỗ trợ đời sống, ít quan tâm đến công tác hướng nghiệp, dạy nghề, chuyển giao công nghệ, hướng dẫn người dân cách thức sản xuất, kinh doanh để thoát nghèo, cách vươn lên làm giàu…
Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế thế giới hiện nay, Việt Nam cũng đang gặp phải những trở ngại trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo, nếu không nỗ lực sẽ không đạt được mục tiêu theo đúng lộ trình. Trước những khó khăn của nền kinh tế hiện nay, Chính phủ đang tập trung chỉ đạo thực hành tiết kiệm, chống lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội và ổn định kinh tế vĩ mô. Các ngành, các cấp cần thực hiện nghiêm túc quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về thực hiện các chương trình, mục tiêu quốc gia nói chung và xoá đói, giảm nghèo nói riêng, gắn các chương trình, mục tiêu này với các chương trình, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ quốc phòng, an ninh của cả nước và địa phương. Trong đó, đặc biệt ưu tiên xây dựng kết cấu hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, quan tâm mở rộng hệ thống an sinh xã hội, làm cho người nghèo được thụ hưởng các thành quả chăm sóc y tế, giáo dục, vui chơi giải trí không mất tiền, giảm bớt chi phí giúp họ thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng./.
Vượt qua khó khăn thách thức, tranh thủ thời cơ thuận lợi, đưa đất nước tiếp tục phát triển bền vững  (16/10/2008)
Diễn văn khai mạc Kỳ họp thứ tư của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng  (16/10/2008)
Nhật Bản coi trọng hợp tác ODA với Việt Nam  (16/10/2008)
Gần 50.000 tỉ đồng đầu tư vào khu vực Tây Bắc  (16/10/2008)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên