Một số kiến nghị để công tác thu hồi đất, giải tỏa, giải phóng mặt bằng đạt hiệu quả
Lời Bộ Biên tập: Vấn đề thu hồi đất, giải tỏa, giải phóng mặt bằng, trong đó phần lớn là đất sản xuất nông nghiệp, để phát triển công nghiệp vẫn đang là vấn đề nan giải. Làm gì và làm như thế nào để chúng ta thực hiện hiệu quả việc dành đất phát triển công nghiệp đồng thời vẫn bảo đảm ổn định nhằm phát triển nông nghiệp? Chúng tôi rất mong tiếp tục nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc về vấn đề này.
Một là, các địa phương cần có quy hoạch tổng thế kinh tế - xã hội đi trước một bước, bảo đảm kết cấu hạ tầng sau đó thực hiện đồng bộ việc quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch công nghiệp, đô thị, quy hoạch nông nghiệp chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm bảo đảm phát triển đồng bộ, tránh lãng phí đất, ổn định cuộc sống người dân.
Chính phủ và các địa phương trong quá trình lập quy hoạch phát triển công nghiệp, đô thị cần nghiên cứu xem xét nên quy hoạch tại những khu vực đất nông nghiệp có năng suất thấp, không nên quy hoạch khu công nghiệp, đô thị tại những vùng có điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp năng suất cao để bảo đảm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất, an toàn lương thực và phát triển cân bằng, bền vững.
Hai là, các địa phương cần căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và quy hoạch công nghiệp đã được phê duyệt để có dự báo, tính toán nhu cầu đào tạo chuyển nghề, tư vấn hướng nghiệp sớm cho số lượng lao động có đất nông nghiệp chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp.
Ba là, các ngành công nghiệp, giáo dục - đào tạo, lao động - thương binh và xã hội ở địa phương cần xây dựng chiến lược đào tạo nghề, chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm từ xa cho người nông dân và con em họ, tránh tình trạng “nước đến chân mới nhảy”.
Bốn là, các địa phương cần có những quy định cụ thể, chặt chẽ và kiểm tra thường xuyên đối với các doanh nghiệp trong vấn đề ưu tiên tuyển dụng và đào tạo nghề cho lao động địa phương có đất bị thu hồi (như: xây dựng quỹ đào tạo nghề bắt buộc đối với từng doanh nghiệp, tùy vào nội dung sản xuất, kinh doanh của mỗi doanh nghiệp cần quy định số lượng tối thiểu lao động tại địa phương...).
Năm là, đối với những người ngoài độ tuổi lao động tại các doanh nghiệp cần có các chính sách phát triển nghề phụ, xây dựng quỹ phúc lợi từ các doanh nghiệp đóng trên địa bàn để hỗ trợ cho những người này, ưu tiên giao đất dịch vụ để ổn định cuộc sống.
Sáu là, các địa phương cần có kế hoạch cung cấp đầy đủ các thông tin về dịch vụ, thị trường, việc làm, những nguy cơ có thể xảy ra sau khi mất đất nông nghiệp cho người dân. Có chính sách tư vấn phương án sử dụng tiền bồi thường có kế hoạch cho người dân bị mất đất nông nghiệp, tránh tình trạng sử dụng tiền bồi thường tùy tiện, không hợp lý.
Bảy là, cần thực hiện nghiêm túc, đầy đủ quy trình bồi thường, tái định cư, giải phóng mặt bằng, công khai đến người dân có đất bị thu hồi, tránh tình trạng thu hồi đất không có kế hoạch, người dân bị động trước việc giải phóng mặt bằng. Cần bảo đảm việc cấp phép đầu tư, giao đất, cho thuê đất theo đúng những quy định của pháp luật hiện hành. Tránh tình trạng vội vàng chạy theo phong trào, thu hút đầu tư để giải phóng mặt bằng khi các vấn đề bồi thường, tái định cư, hướng nghiệp ổn định cuộc sống người dân chưa được giải quyết.
Tám là, nhanh chóng triển khai việc bồi thường đất nông nghiệp bằng đất dịch vụ. Các địa phương cần có quy hoạch vị trí đất làm dịch vụ gắn với quy hoạch đất khu công nghiệp, khu đô thị, trên cơ sở tham khảo ý kiến nhân dân, tránh tình trạng dành những vị trí đẹp, mặt tiền cho xây dựng các khu công nghiệp, còn lại phần đất phía trong mới bố trí đất dịchvụ.
Chín là, trong quy trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng cần quy định rõ việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân (những người có đất sẽ bị thu hồi) ngay từ khi có chủ trương xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị (đặc biệt là những khu vực nhạy cảm, ảnh hưởng đến nhiều hộ gia đình nông dân, lấy nhiều đất lúa nước, đất tốt cho sản xuất nông nghiệp), tránh tình trạng cấp trên quyết quy hoạch cấp dưới phải tuân theo, khắc phục việc lấy ý kiến ở cấp cơ sở và ý kiến nhân dân chỉ là hình thức./.
Các nhà lãnh đạo G-20 bàn khắc phục cuộc khủng hoảng tài chính  (17/11/2008)
Đắc Nông giảm nghèo bền vững  (17/11/2008)
Diễn đàn doanh nhân Việt Nam trên thế giới tại Pháp  (17/11/2008)
Thông cáo số 25 Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XII  (17/11/2008)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay