Một số giải pháp cơ bản về công tác tư tưởng góp phần ổn định chính trị - xã hội ở Tây Nguyên
Trong những năm qua, việc xuất hiện những “điểm nóng” ở các tỉnh Tây Nguyên đã bộc lộ những yếu kém, hạn chế của hệ thống chính trị các cấp trong quá trình tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước trên các mặt của đời sống xã hội. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch luôn nuôi tham vọng và dã tâm phá hoại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, mà mũi đột phá là địa bàn Tây Nguyên. Chúng đã lợi dụng những khó khăn, sơ hở và yếu kém của chúng ta trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, quản lý kinh tế - xã hội để tuyên truyền kích động, gây chia rẽ đoàn kết dân tộc, móc nối trong ngoài thúc ép, dụ dỗ, lừa gạt một bộ phận đồng bào tham gia các vụ biểu tình, bạo loạn, vượt biên trái phép hòng gây mất ổn định chính trị - xã hội ở Tây Nguyên.
Vì vậy, vấn đề cấp bách đặt ra là phải giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở Tây Nguyên - một trong những địa bàn có vị trí chiến lược hết sức quan trọng của đất nước, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Đây là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng; phát huy tiềm năng, thế mạnh, huy động tốt các nguồn lực để phát triển Tây Nguyên thành vùng kinh tế trọng điểm trong tương lai.
Để làm thất bại âm mưu và thủ đoạn của kẻ địch, chúng ta phải đặc biệt chú trọng và tiếp tục làm thật tốt công tác tư tưởng trong hệ thống chính trị và tuyên truyền vận động quần chúng, làm cho mọi cán bộ, đảng viên và đồng bào các dân tộc nhận thức sâu sắc và đề cao cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, của bọn phản động Fulro; kiên quyết phản bác luận điệu kích động đòi ly khai, tự trị, kích động chia rẽ dân tộc... làm cho tư tưởng của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên đồng thuận, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước. Công tác tư tưởng phải coi buôn, bon, thôn là địa bàn rất quan trọng trong hoạt động của mình; thực hiện tốt phương châm: “Tất cả đều phải từ buôn, bon, làng và tất cả đều phải đến buôn, bon, làng”; phải quán triệt đặc điểm của các yếu tố biên giới, dân tộc và tôn giáo; nội dung, hình thức tuyên truyền phải hết sức cụ thể, linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng, từng vấn đề. Phải chú trọng đối thoại trong công tác tư tưởng, thực hiện dân chủ trong đối thoại “nghe đồng bào nói và nói cho đồng bào nghe”; gắn công tác tư tưởng với việc phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào, trước mắt là xoá đói, giảm nghèo, giải quyết đất sản xuất, đất ở, củng cố các tổ hợp tác sản xuất, hợp tác xã..., nhằm giúp đồng bào có chỗ dựa để tổ chức sản xuất có hiệu quả.
Để góp phần giữ vững sự ổn định về tình hình an ninh chính trị, tư tưởng, phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới, công tác tư tưởng ở Tây Nguyên cần chú ý tập trung vào những giải pháp cơ bản sau:
Một là, nâng cao nhận thức của các cấp uỷ, chính quyền và toàn xã hội về vai trò của công tác tư tưởng hiện nay.
Đây là vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở Tây Nguyên hiện nay. Trước thực trạng không ít cấp uỷ ở Tây Nguyên nhận thức phiến diện về vai trò, vị trí của công tác tư tưởng, coi công tác tư tưởng “chỉ là giới thiệu nghị quyết, nói chuyện thời sự, tuyên truyền nhân các ngày lễ, ngày kỷ niệm lớn...”, từ đó không thấy rõ vai trò to lớn và tầm quan trọng của công tác tư tưởng.
Do đó, trước hết cần tạo ra sự chuyển biến nhận thức một cách sâu sắc về vị trí, vai trò của công tác tư tưởng đối với việc ổn định chính trị - xã hội nói chung và trên địa bàn Tây Nguyên nói riêng. Nhận thức đó phải được thấu triệt từ trong các cấp uỷ và chính quyền các cấp. Phải làm cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp thấy rõ công tác tư tưởng thực sự là mặt trận hàng đầu, cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng hiện nay cũng hết sức quyết liệt và nóng bỏng. Công tác tư tưởng không chỉ đi trước, mà phải đi cùng và đi sau mỗi một sự kiện; đồng thời phải trở thành yếu tố tham gia vào các quá trình, các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng... Tất cả các chương trình, các dự án đầu tư vào Tây Nguyên phải thấm nhuần giải pháp tư tưởng là giải pháp hàng đầu và xuyên suốt.
Để công tác tư tưởng thực sự là công tác của toàn Đảng, trước hết bí thư cấp uỷ phải trực tiếp làm công tác tư tưởng, các cấp uỷ, chính quyền ở Tây Nguyên cần có nhận thức đúng đắn và sự chỉ đạo sâu sát về lĩnh vực tư tưởng và công tác tư tưởng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, cần được chăm lo nhằm xây dựng một đội ngũ làm công tác tư tưởng các cấp có cơ cấu hợp lý, đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng, vững vàng về quan điểm, có trình độ hiểu biết toàn diện, có kiến thức về thực tiễn, có khả năng nói, viết tốt, biết tổ chức về hoạt động tư tưởng và xử lý nhanh, nhạy các tình huống đặt ra trong công tác tư tưởng ở những hoàn cảnh, điều kiện cụ thể, làm tốt công tác tham mưu trên lĩnh vực tư tưởng cho các cấp uỷ.
Các ngành, các cấp, các đoàn thể từ trung ương đến địa phương cùng phối hợp và cùng làm tốt công tác tư tưởng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên nói riêng với phương châm “hướng về cơ sở, sát với cơ sở”. Các tỉnh Tây Nguyên nơi có số lượng đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống cần tích cực tập trung vào việc củng cố, kiện toàn, nâng cao vai trò hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở. Ban Tuyên giáo các cấp cần đề xuất lãnh đạo cùng cấp các tỉnh Tây Nguyên và trực tiếp chăm lo cơ sở chính trị ở các xã có các biểu hiện về “vấn đề dân tộc” liên quan đến vấn đề tôn giáo. Đẩy mạnh công tác truyên truyền giáo dục đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, thường xuyên tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số; củng cố và thắt chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc anh em trong cộng đồng dân cư, trong nội bộ từng dân tộc ở Tây Nguyên. Thông qua việc tổ chức giao ban, đi công tác cơ sở, cử cán bộ về giúp cơ sở, sử dụng đội ngũ cán bộ giáo dục, y tế, khuyến nông, khuyến lâm… để nắm chắc tình hình tư tưởng của dân, giải quyết kịp thời những nguyện vọng chính đáng của dân, không để các lực lượng thù địch lôi kéo nhân dân mưu toan kích động ly khai, “bài Kinh”, đòi tự trị hoặc gây nên tình hình bất ổn định về trật tự, an toàn xã hội, can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta.
Hai là, công tác tư tưởng phải thực sự thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, kết hợp giải quyết tốt các vấn đề dân tộc và tôn giáo cho đồng bào các dân tộc.
Công tác tư tưởng phải tập trung góp phần phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách và nghị quyết về phát triển vùng Tây Nguyên, các chủ trương, nghị quyết của các cấp uỷ các tỉnh Tây Nguyên; hướng dẫn cách sản xuất, cách làm ăn, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên.
Phát triển kinh tế vùng Tây Nguyên phải thường xuyên gắn với việc giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái. Kết hợp giải quyết hài hoà các loại lợi ích, tạo sự đồng thuận trên địa bàn, trong xã hội; tạo sự phấn khởi, phát huy truyền thống của Tây Nguyên bất khuất, anh hùng.
Công tác tư tưởng phải trực tiếp tham gia phát triển sản xuất và tổ chức đời sống cho nhân dân vùng dân tộc thiểu số : tham gia xây dựng các chương trình cụ thể về phát triển sản xuất từ cơ sở, tổ chức hướng dẫn cách làm ăn, trồng trọt, chăn nuôi, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất... Hướng dẫn chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số . Tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cho vùng núi, nhất là hệ thống giao thông, thuỷ lợi, hệ thống thông tin, liên lạc ở cơ sở; sử dụng có hiệu quả, phù hợp các nguồn vốn đầu tư cho các đơn vị cơ sở và cho người dân; tham gia chương trình phân bổ lại lao động, giải quyết việc làm, thực hiện thật sự có hiệu quả các chương trình xoá đói, giảm nghèo; các chương trình từ thiện, nhân đạo khác... Để bảo đảm cho người dân thực sự là chủ các chương trình, dự án này, trong quá trình triển khai thực hiện, Nhà nước và các doanh nghiệp chỉ nên nhận thầu những phần, những công đoạn đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, huy động vốn lớn.
Ba là, đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng về công tác tư tưởng.
Cùng với việc nhận thức đúng vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công tác tư tưởng đối với việc ổn định chính trị - xã hội ở Tây Nguyên, các cấp uỷ cần tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác tư tưởng và lĩnh vực tư tưởng. Cần tăng cường lực lượng cho các cơ quan trong khối tư tưởng (Ban Tuyên giáo, Sở Văn hoá – Thông tin, các cơ quan đài, báo, hệ thống trường chính trị, Trung tâm Thông tin công tác tư tưởng các cấp). Đặc biệt với cơ quan chuyên trách làm công tác tư tưởng của cấp uỷ (Ban Tuyên giáo), trong tình hình hiện nay, nên thành lập Ban Tuyên giáo cấp cơ sở.
Cần có mô hình thống nhất về tổ chức cơ quan làm công tác tư tưởng thống nhất từ trung ương đến cơ sở, có vận dụng đặc thù cho địa bàn vùng sâu, vùng tôn giáo ở Tây Nguyên. Biên chế của Ban Tuyên giáo các tỉnh Tây Nguyên, các huyện vùng sâu, vùng xa cần có số lượng tương xứng.
Tăng cường công tác kiểm tra của cấp uỷ cấp trên đối với cấp uỷ cấp dưới về công tác tư tưởng (cả chế độ kiểm tra thường xuyên lẫn kiểm tra đột xuất). Coi trọng chỉ đạo trọng tâm, trọng điểm; coi trọng sơ kết, tổng kết kịp thời, rút kinh nghiệm kiểm tra... Trước những vấn đề tư tưởng mới nảy sinh, cần tập trung chỉ đạo thống nhất, thông suốt và giải quyết kịp thời. Trong nhiệm kỳ của cấp uỷ, nên có các nghị quyết chuyên đề về lãnh đạo, chỉ đạo công tác tư tưởng, nắm chắc tình hình tư tưởng của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là trước những biến động phức tạp của tình hình trong những thời điểm nhạy cảm nhằm góp phần ổn định tình hình chính trị - xã hội trên địa bàn Tây Nguyên.
Bốn là, kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng phù hợp với đặc điểm địa bàn Tây Nguyên
Để bảo đảm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công tác tư tưởng phù hợp trên địa bàn Tây Nguyên, cần quan tâm mạnh mẽ công tác đào tạo cán bộ cơ sở ở Tây Nguyên nói chung và cán bộ làm công tác tư tưởng nói riêng, nhất là về nhận thức và các kỹ năng hoạt động thực tiễn, có khả năng nói, viết, tổng hợp tình hình và đặc biệt là phải am hiểu thực tiễn ở địa phương, cơ sở. Tăng cường tập huấn riêng về chuyên môn, nghiệp vụ. Xây dựng quy chế giao ban cán bộ làm công tác tư tưởng - văn hoá cấp cơ sở.
Đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng ở Tây Nguyên phải nâng cao tính chuyên nghiệp, đủ về số lượng, phong phú về loại hình và bảo đảm về chất lượng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đủ sức giúp cơ sở tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác chính trị tư tưởng ở địa phương, đơn vị, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và đủ sức đề kháng với các luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc của các thế lực thù địch.
Đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng phải có đạo đức, phẩm chất tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có kinh nghiệm thực tiễn phong phú, có kỷ luật và am hiểu nghệ thuật công tác tư tưởng; không chỉ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ giai đoạn trước mắt mà còn đáp ứng cho các giai đoạn tiếp theo.
Để có thể thu hút cán bộ có trình độ, năng lực về làm công tác tuyên giáo các cấp, cần có những quy định cụ thể một số vấn đề như chế độ tuyển dụng, chế độ tiền lương hoặc chế độ ưu đãi, đặc biệt có chế độ chính sách thoả đáng cho việc thu hút những người có trình độ, năng lực về công tác tuyên giáo ở vùng Tây Nguyên.
Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở ở miền núi, dân tộc theo hướng chú trọng lồng ghép nghiệp vụ tư tưởng - dân vận, có kiến thức cơ bản về dân tộc thiểu số , tôn giáo, đặc biệt là về đạo Tin lành. Có chế độ, chính sách đưa cán bộ tình nguyện thâm nhập cơ sở miền núi, dân tộc làm công tác dân vận (cán bộ trẻ, lực lượng vũ trang, cán bộ đương chức, cán bộ ngoài biên chế...).
Chuẩn bị tạo nguồn cán bộ cơ sở là người dân tộc thiểu số vừa bảo đảm nhu cầu trước mắt, vừa đáp ứng nhiệm vụ theo hướng lâu dài. Lựa chọn con em có phẩm chất, khả năng, năng khiếu vào học tại các trường dân tộc nội trú, đưa đi đào tạo, trở về công tác tại cơ sở, tiếp tục bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.../.
Phú Quốc trên lộ trình trở thành một trung tâm kinh tế - du lịch sinh thái chất lượng cao  (05/02/2007)
Giới và vấn đề phát triển ở các nước Đông-Nam Á - nhìn từ góc độ văn hóa  (04/02/2007)
“Mãi mãi niềm tin theo Đảng”  (01/02/2007)
Các chỉ tiêu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam năm 2007  (01/02/2007)
7 thách thức lớn và 3 trụ cột chính của nền kinh tế Việt Nam hiện nay  (01/02/2007)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển