Theo lao chưa thể dừng
23:23, ngày 31-03-2014
TCCSĐT - Việc nước Cộng hòa Crưm gia nhập Liên bang Nga đã làm thay đổi cục diện địa - chính trị ở châu Âu và chiều hướng quan hệ giữa Nga với Mỹ, EU và NATO. Cả diễn biến dẫn đến kết cục ấy lẫn bản chất của nó đều bất ngờ đối với tất cả các bên liên quan và họ giờ đều đã xô đẩy nhau vào tình thế đã đâm lao phải theo lao.
Sự thay đổi chính thể ở U-crai-na đã khiến Nga bị bất ngờ như thế nào thì những gì Nga đã làm sau đó ở Crưm và liên quan đến U-crai-na đã khiến Mỹ, EU, NATO cũng như cả chính quyền mới ở U-crai-na bất ngờ bấy nhiêu. Cuộc trưng cầu dân ý ở Cộng hòa Crưm và việc vùng lãnh thổ này gia nhập Liên bang Nga đã đẩy các đối tác này vào một quá trình mà họ chỉ có thể tiến chứ không thể lùi được nữa. Cho dù không công nhận kết quả cuộc trưng cầu dân ý ngày 16-3 vừa qua ở Crưm hay việc Crưm trở về với Nga thì Mỹ, EU, NATO và chính quyền mới ở U-crai-na cũng đều không thể làm thay đổi được thực tế đó, ít nhất thì cũng trong thời gian không phải là ngắn. Vì thế, mọi biện pháp chính sách của họ đối với Nga hiện tại cũng như trong thời gian tới đều trước hết nhằm giữ thể diện do không đạt được gì trong việc gây áp lực và răn đe Nga cũng như ngăn cản Nga dấn tới thêm nữa ở U-crai-na.
Những gì xảy ra ở Crưm đã khiến họ phải nhìn nhận lại về Nga và hoạch định lại chính sách của họ đối với quốc gia này đồng thời bộc lộ những hạn chế của họ trong quan hệ với Nga. Mặc dù tiếp tục siết chặt những biện pháp trừng phạt Nga, các đối tác này rõ ràng vẫn trong tình trạng bối rối và bị động trong việc đối phó Nga. Hiện Mỹ và các nước phương Tây chưa có được đối sách thích hợp nào đối với Nga và cục diện địa chính trị mới ở châu Âu. Bởi vậy, nghi ngại và đối đầu, căng thẳng và ăn miếng trả miếng lẫn nhau sẽ là tông điệu chính trong quan hệ giữa họ với Nga ở thời gian tới. Do không thể dùng biện pháp quân sự để buộc Nga phải đáp ứng yêu sách của mình, họ phải tìm cách hạn chế tác hại bằng dùng biện pháp chính trị ngoại giao để thuyết phục Nga và nhanh chóng liên kết chặt chẽ U-crai-na vào thể chế, tổ chức của họ.
Với việc tiếp nhận Crưm, Nga đã tìm cách xoay chuyển bối cảnh và tình thế sau sự thay đổi chính thể ở U-crai-na theo hướng có lợi nhất cho mình về chính trị và an ninh, bất chấp cái giá về chính trị và kinh tế phải trả không hề nhỏ. Những biện pháp của Mỹ và EU trừng phạt Nga không phải không gây tác động tiêu cực gì đối với Nga và việc tiếp nhận Crưm đặt Nga trước không ít thách thức mới về chính trị, pháp lý, kinh tế, tài chính và xã hội. Nhưng cả Nga cũng không có đường lùi vì đó là cơ hội để Nga xử lý dứt điểm và có lợi nhất cho mình toàn bộ mối quan hệ với U-crai-na cũng như cuộc ganh đua ảnh hưởng với Mỹ, EU và NATO ở U-crai-na.
U-crai-na và Crưm đóng vai trò quyết định đối với thành công hay thất bại của Nga trong việc thực hiện kế hoạch hình thành Liên minh Âu - Á. Liên minh này trên cả danh nghĩa lẫn trong thực chất là một đối trọng về chính trị và kinh tế đối với EU, xác lập vị thế trung tâm của Nga trong trật tự quyền lực mới ở châu Âu. Vì thế nên cả Nga cũng phải theo lao mà chưa thể dừng.
Sự phân bè và cọ sát lợi ích như thế đã gợi lên ấn tượng về sự tái diễn của thời kỳ "chiến tranh lạnh mới" giữa Nga với Mỹ, EU và NATO. Sự so sánh và ám chỉ này chỉ đúng trong chừng mực nhất định, chẳng hạn như chỉ ở biểu hiện ra bên ngoài khi Mỹ, EU và NATO sử dụng những phương cách cũ và Nga phản ứng theo kiểu "có đi có lại". Điều khác biệt cơ bản so với trước là không còn tác động của răn đe hạt nhân, không có chủ định đối đầu quân sự và không tập hợp lực lượng trên phạm vi thế giới. Điều chắc chắn là trật tự chính trị - an ninh ở châu Âu đang thay đổi và việc giải quyết những vấn đề chính trị thời sự của thế giới mà sự hợp tác giữa Nga và Mỹ đóng vai trò quyết định sẽ bị ảnh hưởng sâu sắc chứ không còn được như trong thời gian vừa qua./.
Những gì xảy ra ở Crưm đã khiến họ phải nhìn nhận lại về Nga và hoạch định lại chính sách của họ đối với quốc gia này đồng thời bộc lộ những hạn chế của họ trong quan hệ với Nga. Mặc dù tiếp tục siết chặt những biện pháp trừng phạt Nga, các đối tác này rõ ràng vẫn trong tình trạng bối rối và bị động trong việc đối phó Nga. Hiện Mỹ và các nước phương Tây chưa có được đối sách thích hợp nào đối với Nga và cục diện địa chính trị mới ở châu Âu. Bởi vậy, nghi ngại và đối đầu, căng thẳng và ăn miếng trả miếng lẫn nhau sẽ là tông điệu chính trong quan hệ giữa họ với Nga ở thời gian tới. Do không thể dùng biện pháp quân sự để buộc Nga phải đáp ứng yêu sách của mình, họ phải tìm cách hạn chế tác hại bằng dùng biện pháp chính trị ngoại giao để thuyết phục Nga và nhanh chóng liên kết chặt chẽ U-crai-na vào thể chế, tổ chức của họ.
Với việc tiếp nhận Crưm, Nga đã tìm cách xoay chuyển bối cảnh và tình thế sau sự thay đổi chính thể ở U-crai-na theo hướng có lợi nhất cho mình về chính trị và an ninh, bất chấp cái giá về chính trị và kinh tế phải trả không hề nhỏ. Những biện pháp của Mỹ và EU trừng phạt Nga không phải không gây tác động tiêu cực gì đối với Nga và việc tiếp nhận Crưm đặt Nga trước không ít thách thức mới về chính trị, pháp lý, kinh tế, tài chính và xã hội. Nhưng cả Nga cũng không có đường lùi vì đó là cơ hội để Nga xử lý dứt điểm và có lợi nhất cho mình toàn bộ mối quan hệ với U-crai-na cũng như cuộc ganh đua ảnh hưởng với Mỹ, EU và NATO ở U-crai-na.
U-crai-na và Crưm đóng vai trò quyết định đối với thành công hay thất bại của Nga trong việc thực hiện kế hoạch hình thành Liên minh Âu - Á. Liên minh này trên cả danh nghĩa lẫn trong thực chất là một đối trọng về chính trị và kinh tế đối với EU, xác lập vị thế trung tâm của Nga trong trật tự quyền lực mới ở châu Âu. Vì thế nên cả Nga cũng phải theo lao mà chưa thể dừng.
Sự phân bè và cọ sát lợi ích như thế đã gợi lên ấn tượng về sự tái diễn của thời kỳ "chiến tranh lạnh mới" giữa Nga với Mỹ, EU và NATO. Sự so sánh và ám chỉ này chỉ đúng trong chừng mực nhất định, chẳng hạn như chỉ ở biểu hiện ra bên ngoài khi Mỹ, EU và NATO sử dụng những phương cách cũ và Nga phản ứng theo kiểu "có đi có lại". Điều khác biệt cơ bản so với trước là không còn tác động của răn đe hạt nhân, không có chủ định đối đầu quân sự và không tập hợp lực lượng trên phạm vi thế giới. Điều chắc chắn là trật tự chính trị - an ninh ở châu Âu đang thay đổi và việc giải quyết những vấn đề chính trị thời sự của thế giới mà sự hợp tác giữa Nga và Mỹ đóng vai trò quyết định sẽ bị ảnh hưởng sâu sắc chứ không còn được như trong thời gian vừa qua./.
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 24 đến ngày 30-3-2014  (31/03/2014)
Hội thảo khoa học quốc tế về nghiệp vụ báo chí điều tra  (31/03/2014)
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp GS. Thomas Vallely  (31/03/2014)
Việt Nam đánh giá cao hỗ trợ của Liên hợp quốc về bình đẳng giới  (31/03/2014)
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên