“Mùa xuân A-rập”: hai năm nhìn lại
22:12, ngày 07-02-2013
TCCSĐT - Tháng 2-2011, các biến động chính trị - xã hội ở các nước Bắc Phi và Trung Đông được một số chính khách ở phương Tây gọi là “Mùa xuân A-rập”, mở đầu từ Tuy-ni-di đã lan tỏa tới nhiều nước trên thế giới, đến nay tạm dừng lại ở Xy-ri và chưa ai có thể tự tin đưa ra dự báo sẽ kết thúc ở đâu. Đây là một trong những hiện tượng chính trị - xã hội phức tạp nhất, kịch tính nhất trong lịch sử thế giới, cần được tiếp tục nghiên cứu làm rõ.
Xuất xứ của “Mùa xuân A-rập”
Trong hai năm qua, các biến động chính trị - xã hội mạnh mẽ đã đi qua nhiều nước Bắc Phi và Trung Đông nhưng kịch tính nhất và quyết liệt nhất là ở 5 quốc gia, gồm Tuy-ni-di, Ai Cập, Y-ê-men, Li-bi và Xy-ri. Trước sức ép của làn sóng “phản kháng phi bạo lực” dữ dội, Tổng thống Tuy-ni-di Ben A-li đã phải cùng gia đình rời bỏ đất nước ra đi vào ngày 14-01-2011; ở Y-ê-men, Tổng thống A-li Áp-đu-la Xa-lê (Ali Abdullah Saleh) rời đất nước sang Mỹ với lý do "chữa bệnh" và trao lại quyền điều hành đất nước cho cấp phó của ông vào ngày 23-01-2011; ở Ai Cập, Tổng thống Hô-xni Mu-ba-rắc (Hosni Mubarak) buộc phải chấp nhận trao quyền lại cho Hội đồng quân sự tối cao vào ngày 11-02-2011. Tất cả các cuộc chuyển giao quyền lực bắt buộc đó diễn ra trước sức ép của các cuộc biểu tình đường phố vào mùa xuân năm 2011 nên các biến động chính trị - xã hội này được đặt tên là “Mùa xuân A-rập”, với hàm ý sẽ đem lại mùa xuân cho những quốc gia này.
Tại Li-bi, các cuộc bạo động chính trị bùng phát từ đầu năm 2011 đã dẫn tới cuộc nội chiến đẫm máu với kết cục là sự can thiệp quân sự từ bên ngoài, khiến cựu Tổng thống Mu-am-ma Ca-đa-phi (Muammar Gaddafi) bị sát hại. Thời kỳ “hậu Ca-đa-phi”, đất nước Li-bi lâm vào tình trạng bất ổn, cướp bóc và khủng bố tràn lan. Trong tình trạng rối ren đó, Đại sứ Mỹ Crít-xtô-phơ Xti-vân (Christopher Stevens) cùng 3 nhân viên ngoại giao bị lực lượng khủng bố sát hại ngay tại Ben-ga-di - nơi ông đã từng chỉ huy các lực lượng “cách mạng” chống lại Tổng thống Mu-am-ma Ca-đa-phi. Như vậy, mùa xuân thực sự đã không đến và những quốc gia này đã lâm vào một thời kỳ bất ổn và hỗn loạn với một tương lai bất định.
Ở Xy-ri, phong trào “phản kháng phi bạo lực” bùng phát từ 17-3-2011, nay đã biến thành cuộc nội chiến nhằm hạ bệ Tổng thống Ba-xa An Át-xát (Bashar al-Assad). Chính quyền của Tổng thống Ba-xa An Át-xát tuy giành được sự ủng hộ của quân đội song cuộc nội chiến vẫn đang tiếp diễn. Đến nay, cộng đồng quốc tế vẫn chưa đưa ra được lời giải cho cuộc khủng hoảng chính trị này (1).
Bản chất của “Mùa xuân A-rập” là cách mạng xã hội
Qua nghiên cứu các biến động chính trị - xã hội ở các nước Bắc Phi và Trung Đông hai năm qua, có thể thấy bản chất của hiện tượng mang tên “Mùa xuân A-rập” là cách mạng xã hội, vì đều nhằm lật đổ chế độ chính trị cầm quyền để thiết lập một chế độ chính trị mới. Nhưng cuộc cách mạng xã hội này đã bị một số thế lực bên ngoài lợi dụng để phục vụ các mục đích địa - chính trị của mình.
Trước khi diễn ra các biến động mang tên “Mùa xuân A-rập”, chính phủ các nước châu Phi và Trung Đông đã từng nhận thấy những bế tắc và khó khăn về chính trị và kinh tế - xã hội trong nước như nạn thất nghiệp gia tăng, khoảng cách giàu nghèo ngày một lớn và sự bất bình đẳng xã hội; chính quyền ở các nước đó bảo thủ và trì trệ trong nhiều năm… Những hiện tượng tiêu cực đó càng trở nên trầm trọng hơn dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu bùng phát từ Mỹ năm 2008 (1,2).
Từ đó họ đề ra “Sáng kiến cải cách dân chủ của các nước châu Phi và Trung Đông” và được đưa ra thảo luận tại Hội nghị lần thứ 16 của Liên đoàn các nước A-rập ở Tuy-ni-di vào ngày 22 và 23-05-2004, nhưng do bất đồng về phương thức cải cách, nên đến năm 2010 vẫn chưa được thưc hiện. Do đó, tình hình khủng hoảng chính trị và kinh tế - xã hội ở một số nước Bắc Phi và Trung Đông giống như một đám cỏ khô chỉ cần bén một tia lửa nhỏ châm ngòi là bùng phát thành đám cháy lớn, khó dập tắt.
Vào thời điểm đó, Tổng thống Mỹ G.W.Bu-sơ cho công bố “Đề án Trung Đông Lớn” tại Hội nghị G8 được tổ chức ở Mỹ vào tháng 5-2004. Theo Tổng thống Mỹ G.W.Bu-sơ, cuộc chiến tranh I-rắc mở đầu giai đoạn 1, thực hiện “Đề án Trung Đông Lớn” nhằm thiết lập “nhà nước dân chủ” sau khi lật đổ chế độ cầm quyền của Tổng thống Xa-đam Hút-xen. Đề án này trên danh nghĩa là “phát triển dân chủ” nhưng thực chất là nhằm vẽ lại bản đồ của 24 quốc gia trong khu vực Trung Đông Lớn nhằm tăng cường ảnh hưởng và lợi ích địa - chính trị của Mỹ. Tại Hội nghị G8 năm 2004, Mỹ có mời lãnh đạo các nước A-rập tới tham dự nhưng nhiều nước không đến. Lãnh đạo nhiều nước A-rập, trong đó có Tổng thống Li-bi Ca-đa-phi và Tổng thống Xy-ri Ba-xa An Át-xát, phản đối “Đề án Trung Đông Lớn” của Mỹ và cho đó là đề án nhằm “tái thực dân hóa châu Phi”. Giai đoạn 1 về cơ bản là thất bại do Mỹ bị sa lầy trong cuộc chiến ở I-rắc và phải rút quân (3,4).
Năm 2009, sau khi bước vào Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma rút kinh nghiệm thất bại trong giai đoạn 1, chuyển sang sử dụng “quyền lực thông minh” trong chính sách đối ngoại, thiên về sử dụng biện pháp ngoại giao, kinh tế và chính trị và chủ trương “lãnh đạo từ phía sau”, nghĩa là đứng đằng sau ủng hộ các “lực lượng cách mạng”.
Để thực hiện “Đề án Trung Đông Lớn”, Mỹ đã chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết như thông qua các hoạt động ngoại giao nhân dân để đào tạo các “lực lượng cách mạng nòng cốt”, huấn luyện họ cách thức sử dụng điện thoại di động và các trang mạng xã hội như “Twitter”, “Facebook”; tổ chức các cuộc hội thảo về cải cách dân chủ và mời đại diện của nhiều nước Bắc Phi và Trung Đông tới tham dự. Đồng thời, thông qua các hoạt động của các tổ chức phi chính phủ, Mỹ đã hỗ trợ cho các lực lượng đối lập ở các nước Bắc Phi và Trung Đông.
Các cuộc bạo động chính trị đầu tiên bùng phát từ Tuy-ni-di là sự kiện châm ngòi cho các cuộc cách mạng xã hội mang tên “Mùa xuân A-rập” bùng phát ở nhiều nước. Trong đó nổi lên vai trò của các tổ chức phi chính phủ, các mạng xã hội và các lực lượng “cách mạng nòng cốt”, bao gồm đa số là thanh niên trí thức đã từng được huấn luyện về “công nghệ lật đổ” ở nước ngoài. Chính vì thế mà thủ tướng hiện nay của Tuy-ni-di đã nhận định rằng, chính các trang mạng xã hội trên Internet đã châm ngòi cho các biến động chính trị ở quốc gia này. Còn cựu Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Hi-la-ri Clin-tơn lấy cảm hứng từ “Mùa xuân A-rập” đã tuyên bố rằng, kỷ nguyên cách mạng xã hội từ mạng Internet đã tới với thế giới. Do đó, năm 2011, Bộ ngoại giao Mỹ đã chi nhiều triệu USD cho một số nước phát triển các trang mạng xã hội trên Internet (5).
“Mùa xuân A-rập” là biến thể của “cách mạng sắc màu” trong không gian hậu Xô-viết
Qua theo dõi diễn biến các biến động chính trị - xã hội ở các nước Bắc Phi và Trung Đông có thể thấy “Mùa xuân A-rập” là sự biến thái các cuộc “cách mạng sắc màu” trong không gian hậu Xô-viết vì mấy lý do sau.
Một là, đều nhằm thay đổi chế độ cầm quyền. Chỉ có khác nhau là, nếu các cuộc “cách mạng sắc màu” trong không gian hậu Xô-viết mượn cớ phản đối sự “gian lận trong bầu cử tổng thống” để giành chính quyền thì “các lực lượng cách mạng” trong “Mùa xuân A-rập” xuất phát từ cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội.
Hai là, “công nghệ cách mạng” đều dựa trên cơ sở luận thuyết chính trị mang tên “phản kháng phi bạo lực” mà tác giả là Gen Sáp (Gene Sharp), một chuyên gia chính trị nổi tiếng ở Mỹ. Nội dung luận thuyết này đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và phổ biến tới nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, theo Gen Sáp, biện pháp “phản kháng phi bạo lực” như biểu tình đông người vẫn không loại trừ khả năng sử dụng các biện pháp bạo lực (quân sự) quyết liệt nhất nếu thấy cần thiết. Điều này đã được thể hiện rất rõ trong “Mùa xuân A-rập” ở Li-bi năm 2011 và Xy-ri hiện nay.
Ba là, gương mặt của các nhà tổ chức các cuộc “cách mạng hoa hồng” ở Gru-di-a hay là “cách mạng cam” ở U-crai-na và “Mùa xuân A-rập” ở các nước Bắc Phi và Trung Đông vẫn là các cơ quan tình báo của các nước phương Tây, các tổ chức phi chính phủ, các quỹ tài trợ dân chủ, thậm chí cả các lực lượng đặc nhiệm từ bên ngoài có chức năng huấn luyện chiến thuật quân sự cho các lực lượng đối lập (Li-bi và Xy-ri) (5,6).
Do đâu “Mùa xuân A-rập” chưa đem lại niềm vui cho các nước Bắc Phi và Trung Đông?
Tình hình rất đáng lo ngại ở các nước Bắc Phi và Trung Đông sau “Mùa xuân A-rập” vẫn là bất ổn, khó khăn triền miên về kinh tế, khủng bố tràn lan, thể chế chính trị không ổn định, hoàn toàn không giống với những gì mà mùa xuất đất trời mang lại cho các quốc gia đó. Nguyên nhân là do các lực lượng tham gia “Mùa xuân A-rập” có bản chất rất khác nhau, theo đuổi các mục đích khác nhau.
Một là, các lực lượng chính trị đối lập lâu nay sống lưu vong ở nước ngoài. Họ đặt mục tiêu chủ yếu là lật đổ bằng được chế độ cầm quyền hiện nay để họ lên nắm quyền.
Hai là, các tổ chức và các đảng phái chính trị hồi giáo đối lập mà điển hình là tổ chức “Anh em Hồi giáo”. Họ không chỉ đặt mục tiêu chủ yếu là lật đổ bằng được chế độ cầm quyền mà còn xây dựng lại toàn bộ cấu trúc xã hội A-rập dựa trên các giá trị hồi giáo.
Ba là, Mỹ và một số nước trong vào ngoài khu vực tuy đứng đằng sau các lực lượng đối lập nhưng cũng đặt mục tiêu lật đổ bằng được chế độ cầm quyền để xây dựng chính phủ mới do họ điều khiển để kiểm soát các nguồn tài nguyên như dầu mỏ và khí đốt; phá hoại mối quan hệ hợp tác kinh tế, chính trị và quân sự của các nước trong khu vực với Nga, Trung Quốc và I-ran.
Bốn là, một số đồng minh của Mỹ trong khu vực như A-rập Xê-út, Ca-ta, Thổ Nhĩ Kỳ đứng ngoài viện trợ kinh tế, vũ khí trang bị và ủng hộ về chính trị cho các lực lượng đối lập, tranh giành ảnh hưởng trong thời kỳ hậu “Mùa xuân A-rập”.
Năm là, những người dân yêu nước có yêu cầu cải cách dân chủ thực sự, vì sự phát triển và tương lai tốt đẹp cho tổ quốc họ.
Như vậy, có thể thấy, các lực lượng tổ chức và tham gia “Mùa xuân A-rập” theo đuổi các mục tiêu khác nhau nhưng đều có chung một mục đích là lật đổ bằng được chế độ cầm quyền. Trong chính thể mới được thành lập ở các nước mà “Mùa xuân A-rập” vừa đi qua như Tuy-ni-di, Li-bi, Y-ê-men và có thể là cả Xy-ri, chiếm ưu thế là các tổ chức và các đảng phái chính trị hồi giáo đối lập mà điển hình là tổ chức “Anh em Hồi giáo” ở Ai Cập. Như vậy, những người dân có yêu cầu cải cách dân chủ thực sự, vì sự phát triển và tương lai tốt đẹp cho đất nước họ, hiện nay đã bị gạt ra bên lề xã hội trong thời kỳ hậu “Mùa xuân A-rập”. Đó là nguyên nhân chủ yếu khiến cho mùa xuân đích thực vẫn chưa thể đến được với các nước Bắc Phi và Trung Đông vừa trải qua cách mạng xã hội (1,2).
Nguy cơ của “Mùa xuân A-rập” đối với khu vực và thế giới
“Mùa xuân A-rập” đang đặt ra nhiều nguy cơ và thách thức đối với an ninh chính trị trong khu vực và thế giới.
Một là, một trong những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc là các nước không được can thiệp vào chủ quyền của các quốc gia đang bị vi phạm nghiêm trọng dựa trên danh nghĩa “can thiệp nhân đạo”, điển hình là ở Li-bi và Xy-ri.
Hai là, sự nổi lên của các tổ chức hồi giáo cực đoan theo đuổi tham vọng áp đặt mô hình quản lý của họ cho các nước hồi giáo không chỉ ở các nước Bắc Phi và Trung Đông mà có thể ở các quốc gia khác trên thế giới.
Ba là, các nước phương Tây hiện theo đuổi các mục tiêu mang tính chất tình thế, đi ngược lại chủ trương lâu dài mà họ từng tuyên bố là “chống khủng bố”, “bảo vệ quyền con người”, “phát triển tự do và dân chủ”. Ở đây thể hiện rất rõ chính sách tiêu chuẩn nước đôi rất đáng lo ngại. Thí dụ, họ làm ngơ hành động của chính phủ các nước đồng minh của phương Tây như A-rập Xê-út hay Ca-ta đàn áp các cuộc biểu tình của người dân đòi dân chủ, trong khi đó lại lên án hành động của Chính phủ Ai Cập, Li-bi hay Xy-ri chống lại các cuộc biểu tình tương tự.
Bốn là, đẩy thế giới vào cuộc tranh giành lợi ích địa - chính trị quyết liệt đối với nhiều khu vực, trước hết ở châu Phi và Trung Đông. Đây là cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng giống như tình hình thế giới đầu thế kỷ XX đã từng dẫn tới cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ I. Vì thế, trong Thông điệp liên bang năm 2012, Tổng thống Nga V. Pu-tin dự báo trong những năm tới thế giới sẽ phải đối mặt với những thay đổi căn bản trong cục diện chính trị quốc tế, trong đó diễn ra cuộc cạnh tranh địa - chính trị quyết liệt.
Năm là, tạo ra nguy cơ bất ổn lâu dài tại các nước mà “Mùa xuân A-rập” đã và sẽ đi qua, làm xói mòn các nỗ lực của thế giới đang muốn chung tay góp sức giải quyết những nguy cơ và thách thức toàn cầu.
“Mùa xuân A-rập” sẽ lan tỏa đến đâu?
Theo dự báo của giới phân tích, “Mùa xuân A-rập” sẽ không dừng lại ở các nước Bắc Phi và Trung Đông. Vì thế, ngay sau khi cuộc chiến Li-bi kết thúc, Thượng nghị sỹ Mỹ Giôn Mác-kên từng cảnh báo, “Mùa xuân A-rập” sẽ “gõ cửa” Xy-ri, I-ran, các nước Trung Á, thậm chí cả Nga và Trung Quốc. Theo giới phân tích, “Mùa xuân A-rập” ở Bắc Phi - Trung Đông chỉ là “ngòi nổ”, còn “quả bom chủ yếu” sẽ được kích nổ tại khu vực gần Nga và Trung Quốc. Ở Nga, từ cuối năm 2011 tới đầu năm 2012, “Mùa xuân A-rập” đã biến thành “mùa tuyết trắng” dưới hình thức phong trào “phản kháng phi bạo lực” nhằm tẩy chay cuộc bầu cử Đu-ma quốc gia Nga và bầu cử tổng thống Nga, nhưng đã không thành. Hiện nay, phong trào “phản kháng phi bạo lực” vẫn tiếp tục diễn ra ở Nga nhằm gây bất ổn nhằm làm thất bại chiến lược xây dựng và hiện đại hóa nước Nga của Tổng thống Nga V. Pu-tin.
Đáng lo ngại hơn, một khi thực hiện thành công “Mùa xuân A-rập” ở Trung Đông và Bắc Phi, một số thế lực ở phương Tây sẽ tập trung mũi nhọn của chủ nghĩa hồi giáo cực đoan nhằm vào nhiều nơi trên thế giới, trước hết là Nga - nơi có tới 20 triệu người theo đạo hồi. Trong 20 năm qua, nước Nga đã phải đương đầu với chủ nghĩa hồi giáo cực đoan ở Bắc Cáp-ca, Đa-ge-xtan, Che-xni-a. Ngoài ra, nhiều nước ở châu Âu cũng sẽ phải đứng trước nguy cơ của chủ nghĩa hồi giáo cực đoan.
Theo đánh giá của các chuyên gia thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga, giai đoạn của những biến động lớn mang tên “Mùa xuân A-rập” nằm trong chủ trương đầy tham vọng của các nước phương Tây “vẽ lại bản đồ” Trung Đông Lớn, được thể hiện rất rõ sau khi công bố "Map Peters" trong tạp chí “Armed Forces Journal” của quân đội Mỹ. Khi xem bản đồ này không khó khăn lắm để có thể đoán nhận ra ý tưởng của người vẽ ra nó: Nga và Trung Quốc sẽ bị đẩy ra khỏi Địa Trung Hải và Trung Đông; Nga sẽ bị tách khỏi Nam Cáp-ca và Trung Á; còn Trung Quốc sẽ mất đi một nguồn cung cấp năng lựơng có ý nghĩa chiến lược. "Đề án Trung Đông lớn" sẽ hoàn toàn loại bỏ triển vọng phát triển hoà bình và ổn định đối với nhiều nước trong khu vực địa lý quan trọng này của thế giới (7)./.
-------------------------
Tài liệu tham khảo:
1. Арабская весна: итоги и перспективы.
http://perspektivy.info/oykumena/vostok/arabskaja_vesna_itogi_i_perspektivy_2012-04-19.htm
2. Развитие арабской весны: предварительные итоги
http://perspektivy.info/oykumena/vostok/razvitije_arabskoj_vesny_predvaritelnyje_itogi_2012-11-02.htm
3. А.Волович."Демократизация" по-американски для Ближнего Востока: что это такое?
http://www.centrasia.ru/newsA.php4?st=1093843140
4. Мехмет Перинчек. Проект "Большой Ближний Восток" и роль НАТО
http://inforos.ru/ru/?module=news&action=view&id=21626
5. Роль социальных сетей в организации арабской весны.
http://www.memoid.ru/node/Rol_socialnyh_setej_v_organizacii_arabskoj_vesny
6. В чем сущность плана Большой Ближний Восток
http://www.inosmi.ru/world/20040625/210712.html
7. Переформат Большого Ближнего Востока.
http://www.imperiya.by/club4-9258.html
Trong hai năm qua, các biến động chính trị - xã hội mạnh mẽ đã đi qua nhiều nước Bắc Phi và Trung Đông nhưng kịch tính nhất và quyết liệt nhất là ở 5 quốc gia, gồm Tuy-ni-di, Ai Cập, Y-ê-men, Li-bi và Xy-ri. Trước sức ép của làn sóng “phản kháng phi bạo lực” dữ dội, Tổng thống Tuy-ni-di Ben A-li đã phải cùng gia đình rời bỏ đất nước ra đi vào ngày 14-01-2011; ở Y-ê-men, Tổng thống A-li Áp-đu-la Xa-lê (Ali Abdullah Saleh) rời đất nước sang Mỹ với lý do "chữa bệnh" và trao lại quyền điều hành đất nước cho cấp phó của ông vào ngày 23-01-2011; ở Ai Cập, Tổng thống Hô-xni Mu-ba-rắc (Hosni Mubarak) buộc phải chấp nhận trao quyền lại cho Hội đồng quân sự tối cao vào ngày 11-02-2011. Tất cả các cuộc chuyển giao quyền lực bắt buộc đó diễn ra trước sức ép của các cuộc biểu tình đường phố vào mùa xuân năm 2011 nên các biến động chính trị - xã hội này được đặt tên là “Mùa xuân A-rập”, với hàm ý sẽ đem lại mùa xuân cho những quốc gia này.
Tại Li-bi, các cuộc bạo động chính trị bùng phát từ đầu năm 2011 đã dẫn tới cuộc nội chiến đẫm máu với kết cục là sự can thiệp quân sự từ bên ngoài, khiến cựu Tổng thống Mu-am-ma Ca-đa-phi (Muammar Gaddafi) bị sát hại. Thời kỳ “hậu Ca-đa-phi”, đất nước Li-bi lâm vào tình trạng bất ổn, cướp bóc và khủng bố tràn lan. Trong tình trạng rối ren đó, Đại sứ Mỹ Crít-xtô-phơ Xti-vân (Christopher Stevens) cùng 3 nhân viên ngoại giao bị lực lượng khủng bố sát hại ngay tại Ben-ga-di - nơi ông đã từng chỉ huy các lực lượng “cách mạng” chống lại Tổng thống Mu-am-ma Ca-đa-phi. Như vậy, mùa xuân thực sự đã không đến và những quốc gia này đã lâm vào một thời kỳ bất ổn và hỗn loạn với một tương lai bất định.
Ở Xy-ri, phong trào “phản kháng phi bạo lực” bùng phát từ 17-3-2011, nay đã biến thành cuộc nội chiến nhằm hạ bệ Tổng thống Ba-xa An Át-xát (Bashar al-Assad). Chính quyền của Tổng thống Ba-xa An Át-xát tuy giành được sự ủng hộ của quân đội song cuộc nội chiến vẫn đang tiếp diễn. Đến nay, cộng đồng quốc tế vẫn chưa đưa ra được lời giải cho cuộc khủng hoảng chính trị này (1).
Bản chất của “Mùa xuân A-rập” là cách mạng xã hội
Qua nghiên cứu các biến động chính trị - xã hội ở các nước Bắc Phi và Trung Đông hai năm qua, có thể thấy bản chất của hiện tượng mang tên “Mùa xuân A-rập” là cách mạng xã hội, vì đều nhằm lật đổ chế độ chính trị cầm quyền để thiết lập một chế độ chính trị mới. Nhưng cuộc cách mạng xã hội này đã bị một số thế lực bên ngoài lợi dụng để phục vụ các mục đích địa - chính trị của mình.
Trước khi diễn ra các biến động mang tên “Mùa xuân A-rập”, chính phủ các nước châu Phi và Trung Đông đã từng nhận thấy những bế tắc và khó khăn về chính trị và kinh tế - xã hội trong nước như nạn thất nghiệp gia tăng, khoảng cách giàu nghèo ngày một lớn và sự bất bình đẳng xã hội; chính quyền ở các nước đó bảo thủ và trì trệ trong nhiều năm… Những hiện tượng tiêu cực đó càng trở nên trầm trọng hơn dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu bùng phát từ Mỹ năm 2008 (1,2).
Từ đó họ đề ra “Sáng kiến cải cách dân chủ của các nước châu Phi và Trung Đông” và được đưa ra thảo luận tại Hội nghị lần thứ 16 của Liên đoàn các nước A-rập ở Tuy-ni-di vào ngày 22 và 23-05-2004, nhưng do bất đồng về phương thức cải cách, nên đến năm 2010 vẫn chưa được thưc hiện. Do đó, tình hình khủng hoảng chính trị và kinh tế - xã hội ở một số nước Bắc Phi và Trung Đông giống như một đám cỏ khô chỉ cần bén một tia lửa nhỏ châm ngòi là bùng phát thành đám cháy lớn, khó dập tắt.
Vào thời điểm đó, Tổng thống Mỹ G.W.Bu-sơ cho công bố “Đề án Trung Đông Lớn” tại Hội nghị G8 được tổ chức ở Mỹ vào tháng 5-2004. Theo Tổng thống Mỹ G.W.Bu-sơ, cuộc chiến tranh I-rắc mở đầu giai đoạn 1, thực hiện “Đề án Trung Đông Lớn” nhằm thiết lập “nhà nước dân chủ” sau khi lật đổ chế độ cầm quyền của Tổng thống Xa-đam Hút-xen. Đề án này trên danh nghĩa là “phát triển dân chủ” nhưng thực chất là nhằm vẽ lại bản đồ của 24 quốc gia trong khu vực Trung Đông Lớn nhằm tăng cường ảnh hưởng và lợi ích địa - chính trị của Mỹ. Tại Hội nghị G8 năm 2004, Mỹ có mời lãnh đạo các nước A-rập tới tham dự nhưng nhiều nước không đến. Lãnh đạo nhiều nước A-rập, trong đó có Tổng thống Li-bi Ca-đa-phi và Tổng thống Xy-ri Ba-xa An Át-xát, phản đối “Đề án Trung Đông Lớn” của Mỹ và cho đó là đề án nhằm “tái thực dân hóa châu Phi”. Giai đoạn 1 về cơ bản là thất bại do Mỹ bị sa lầy trong cuộc chiến ở I-rắc và phải rút quân (3,4).
Năm 2009, sau khi bước vào Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma rút kinh nghiệm thất bại trong giai đoạn 1, chuyển sang sử dụng “quyền lực thông minh” trong chính sách đối ngoại, thiên về sử dụng biện pháp ngoại giao, kinh tế và chính trị và chủ trương “lãnh đạo từ phía sau”, nghĩa là đứng đằng sau ủng hộ các “lực lượng cách mạng”.
Để thực hiện “Đề án Trung Đông Lớn”, Mỹ đã chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết như thông qua các hoạt động ngoại giao nhân dân để đào tạo các “lực lượng cách mạng nòng cốt”, huấn luyện họ cách thức sử dụng điện thoại di động và các trang mạng xã hội như “Twitter”, “Facebook”; tổ chức các cuộc hội thảo về cải cách dân chủ và mời đại diện của nhiều nước Bắc Phi và Trung Đông tới tham dự. Đồng thời, thông qua các hoạt động của các tổ chức phi chính phủ, Mỹ đã hỗ trợ cho các lực lượng đối lập ở các nước Bắc Phi và Trung Đông.
Các cuộc bạo động chính trị đầu tiên bùng phát từ Tuy-ni-di là sự kiện châm ngòi cho các cuộc cách mạng xã hội mang tên “Mùa xuân A-rập” bùng phát ở nhiều nước. Trong đó nổi lên vai trò của các tổ chức phi chính phủ, các mạng xã hội và các lực lượng “cách mạng nòng cốt”, bao gồm đa số là thanh niên trí thức đã từng được huấn luyện về “công nghệ lật đổ” ở nước ngoài. Chính vì thế mà thủ tướng hiện nay của Tuy-ni-di đã nhận định rằng, chính các trang mạng xã hội trên Internet đã châm ngòi cho các biến động chính trị ở quốc gia này. Còn cựu Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Hi-la-ri Clin-tơn lấy cảm hứng từ “Mùa xuân A-rập” đã tuyên bố rằng, kỷ nguyên cách mạng xã hội từ mạng Internet đã tới với thế giới. Do đó, năm 2011, Bộ ngoại giao Mỹ đã chi nhiều triệu USD cho một số nước phát triển các trang mạng xã hội trên Internet (5).
“Mùa xuân A-rập” là biến thể của “cách mạng sắc màu” trong không gian hậu Xô-viết
Qua theo dõi diễn biến các biến động chính trị - xã hội ở các nước Bắc Phi và Trung Đông có thể thấy “Mùa xuân A-rập” là sự biến thái các cuộc “cách mạng sắc màu” trong không gian hậu Xô-viết vì mấy lý do sau.
Một là, đều nhằm thay đổi chế độ cầm quyền. Chỉ có khác nhau là, nếu các cuộc “cách mạng sắc màu” trong không gian hậu Xô-viết mượn cớ phản đối sự “gian lận trong bầu cử tổng thống” để giành chính quyền thì “các lực lượng cách mạng” trong “Mùa xuân A-rập” xuất phát từ cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội.
Hai là, “công nghệ cách mạng” đều dựa trên cơ sở luận thuyết chính trị mang tên “phản kháng phi bạo lực” mà tác giả là Gen Sáp (Gene Sharp), một chuyên gia chính trị nổi tiếng ở Mỹ. Nội dung luận thuyết này đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và phổ biến tới nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, theo Gen Sáp, biện pháp “phản kháng phi bạo lực” như biểu tình đông người vẫn không loại trừ khả năng sử dụng các biện pháp bạo lực (quân sự) quyết liệt nhất nếu thấy cần thiết. Điều này đã được thể hiện rất rõ trong “Mùa xuân A-rập” ở Li-bi năm 2011 và Xy-ri hiện nay.
Ba là, gương mặt của các nhà tổ chức các cuộc “cách mạng hoa hồng” ở Gru-di-a hay là “cách mạng cam” ở U-crai-na và “Mùa xuân A-rập” ở các nước Bắc Phi và Trung Đông vẫn là các cơ quan tình báo của các nước phương Tây, các tổ chức phi chính phủ, các quỹ tài trợ dân chủ, thậm chí cả các lực lượng đặc nhiệm từ bên ngoài có chức năng huấn luyện chiến thuật quân sự cho các lực lượng đối lập (Li-bi và Xy-ri) (5,6).
Do đâu “Mùa xuân A-rập” chưa đem lại niềm vui cho các nước Bắc Phi và Trung Đông?
Tình hình rất đáng lo ngại ở các nước Bắc Phi và Trung Đông sau “Mùa xuân A-rập” vẫn là bất ổn, khó khăn triền miên về kinh tế, khủng bố tràn lan, thể chế chính trị không ổn định, hoàn toàn không giống với những gì mà mùa xuất đất trời mang lại cho các quốc gia đó. Nguyên nhân là do các lực lượng tham gia “Mùa xuân A-rập” có bản chất rất khác nhau, theo đuổi các mục đích khác nhau.
Một là, các lực lượng chính trị đối lập lâu nay sống lưu vong ở nước ngoài. Họ đặt mục tiêu chủ yếu là lật đổ bằng được chế độ cầm quyền hiện nay để họ lên nắm quyền.
Hai là, các tổ chức và các đảng phái chính trị hồi giáo đối lập mà điển hình là tổ chức “Anh em Hồi giáo”. Họ không chỉ đặt mục tiêu chủ yếu là lật đổ bằng được chế độ cầm quyền mà còn xây dựng lại toàn bộ cấu trúc xã hội A-rập dựa trên các giá trị hồi giáo.
Ba là, Mỹ và một số nước trong vào ngoài khu vực tuy đứng đằng sau các lực lượng đối lập nhưng cũng đặt mục tiêu lật đổ bằng được chế độ cầm quyền để xây dựng chính phủ mới do họ điều khiển để kiểm soát các nguồn tài nguyên như dầu mỏ và khí đốt; phá hoại mối quan hệ hợp tác kinh tế, chính trị và quân sự của các nước trong khu vực với Nga, Trung Quốc và I-ran.
Bốn là, một số đồng minh của Mỹ trong khu vực như A-rập Xê-út, Ca-ta, Thổ Nhĩ Kỳ đứng ngoài viện trợ kinh tế, vũ khí trang bị và ủng hộ về chính trị cho các lực lượng đối lập, tranh giành ảnh hưởng trong thời kỳ hậu “Mùa xuân A-rập”.
Năm là, những người dân yêu nước có yêu cầu cải cách dân chủ thực sự, vì sự phát triển và tương lai tốt đẹp cho tổ quốc họ.
Như vậy, có thể thấy, các lực lượng tổ chức và tham gia “Mùa xuân A-rập” theo đuổi các mục tiêu khác nhau nhưng đều có chung một mục đích là lật đổ bằng được chế độ cầm quyền. Trong chính thể mới được thành lập ở các nước mà “Mùa xuân A-rập” vừa đi qua như Tuy-ni-di, Li-bi, Y-ê-men và có thể là cả Xy-ri, chiếm ưu thế là các tổ chức và các đảng phái chính trị hồi giáo đối lập mà điển hình là tổ chức “Anh em Hồi giáo” ở Ai Cập. Như vậy, những người dân có yêu cầu cải cách dân chủ thực sự, vì sự phát triển và tương lai tốt đẹp cho đất nước họ, hiện nay đã bị gạt ra bên lề xã hội trong thời kỳ hậu “Mùa xuân A-rập”. Đó là nguyên nhân chủ yếu khiến cho mùa xuân đích thực vẫn chưa thể đến được với các nước Bắc Phi và Trung Đông vừa trải qua cách mạng xã hội (1,2).
Nguy cơ của “Mùa xuân A-rập” đối với khu vực và thế giới
“Mùa xuân A-rập” đang đặt ra nhiều nguy cơ và thách thức đối với an ninh chính trị trong khu vực và thế giới.
Một là, một trong những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc là các nước không được can thiệp vào chủ quyền của các quốc gia đang bị vi phạm nghiêm trọng dựa trên danh nghĩa “can thiệp nhân đạo”, điển hình là ở Li-bi và Xy-ri.
Hai là, sự nổi lên của các tổ chức hồi giáo cực đoan theo đuổi tham vọng áp đặt mô hình quản lý của họ cho các nước hồi giáo không chỉ ở các nước Bắc Phi và Trung Đông mà có thể ở các quốc gia khác trên thế giới.
Ba là, các nước phương Tây hiện theo đuổi các mục tiêu mang tính chất tình thế, đi ngược lại chủ trương lâu dài mà họ từng tuyên bố là “chống khủng bố”, “bảo vệ quyền con người”, “phát triển tự do và dân chủ”. Ở đây thể hiện rất rõ chính sách tiêu chuẩn nước đôi rất đáng lo ngại. Thí dụ, họ làm ngơ hành động của chính phủ các nước đồng minh của phương Tây như A-rập Xê-út hay Ca-ta đàn áp các cuộc biểu tình của người dân đòi dân chủ, trong khi đó lại lên án hành động của Chính phủ Ai Cập, Li-bi hay Xy-ri chống lại các cuộc biểu tình tương tự.
Bốn là, đẩy thế giới vào cuộc tranh giành lợi ích địa - chính trị quyết liệt đối với nhiều khu vực, trước hết ở châu Phi và Trung Đông. Đây là cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng giống như tình hình thế giới đầu thế kỷ XX đã từng dẫn tới cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ I. Vì thế, trong Thông điệp liên bang năm 2012, Tổng thống Nga V. Pu-tin dự báo trong những năm tới thế giới sẽ phải đối mặt với những thay đổi căn bản trong cục diện chính trị quốc tế, trong đó diễn ra cuộc cạnh tranh địa - chính trị quyết liệt.
Năm là, tạo ra nguy cơ bất ổn lâu dài tại các nước mà “Mùa xuân A-rập” đã và sẽ đi qua, làm xói mòn các nỗ lực của thế giới đang muốn chung tay góp sức giải quyết những nguy cơ và thách thức toàn cầu.
“Mùa xuân A-rập” sẽ lan tỏa đến đâu?
Theo dự báo của giới phân tích, “Mùa xuân A-rập” sẽ không dừng lại ở các nước Bắc Phi và Trung Đông. Vì thế, ngay sau khi cuộc chiến Li-bi kết thúc, Thượng nghị sỹ Mỹ Giôn Mác-kên từng cảnh báo, “Mùa xuân A-rập” sẽ “gõ cửa” Xy-ri, I-ran, các nước Trung Á, thậm chí cả Nga và Trung Quốc. Theo giới phân tích, “Mùa xuân A-rập” ở Bắc Phi - Trung Đông chỉ là “ngòi nổ”, còn “quả bom chủ yếu” sẽ được kích nổ tại khu vực gần Nga và Trung Quốc. Ở Nga, từ cuối năm 2011 tới đầu năm 2012, “Mùa xuân A-rập” đã biến thành “mùa tuyết trắng” dưới hình thức phong trào “phản kháng phi bạo lực” nhằm tẩy chay cuộc bầu cử Đu-ma quốc gia Nga và bầu cử tổng thống Nga, nhưng đã không thành. Hiện nay, phong trào “phản kháng phi bạo lực” vẫn tiếp tục diễn ra ở Nga nhằm gây bất ổn nhằm làm thất bại chiến lược xây dựng và hiện đại hóa nước Nga của Tổng thống Nga V. Pu-tin.
Đáng lo ngại hơn, một khi thực hiện thành công “Mùa xuân A-rập” ở Trung Đông và Bắc Phi, một số thế lực ở phương Tây sẽ tập trung mũi nhọn của chủ nghĩa hồi giáo cực đoan nhằm vào nhiều nơi trên thế giới, trước hết là Nga - nơi có tới 20 triệu người theo đạo hồi. Trong 20 năm qua, nước Nga đã phải đương đầu với chủ nghĩa hồi giáo cực đoan ở Bắc Cáp-ca, Đa-ge-xtan, Che-xni-a. Ngoài ra, nhiều nước ở châu Âu cũng sẽ phải đứng trước nguy cơ của chủ nghĩa hồi giáo cực đoan.
Theo đánh giá của các chuyên gia thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga, giai đoạn của những biến động lớn mang tên “Mùa xuân A-rập” nằm trong chủ trương đầy tham vọng của các nước phương Tây “vẽ lại bản đồ” Trung Đông Lớn, được thể hiện rất rõ sau khi công bố "Map Peters" trong tạp chí “Armed Forces Journal” của quân đội Mỹ. Khi xem bản đồ này không khó khăn lắm để có thể đoán nhận ra ý tưởng của người vẽ ra nó: Nga và Trung Quốc sẽ bị đẩy ra khỏi Địa Trung Hải và Trung Đông; Nga sẽ bị tách khỏi Nam Cáp-ca và Trung Á; còn Trung Quốc sẽ mất đi một nguồn cung cấp năng lựơng có ý nghĩa chiến lược. "Đề án Trung Đông lớn" sẽ hoàn toàn loại bỏ triển vọng phát triển hoà bình và ổn định đối với nhiều nước trong khu vực địa lý quan trọng này của thế giới (7)./.
-------------------------
Tài liệu tham khảo:
1. Арабская весна: итоги и перспективы.
http://perspektivy.info/oykumena/vostok/arabskaja_vesna_itogi_i_perspektivy_2012-04-19.htm
2. Развитие арабской весны: предварительные итоги
http://perspektivy.info/oykumena/vostok/razvitije_arabskoj_vesny_predvaritelnyje_itogi_2012-11-02.htm
3. А.Волович."Демократизация" по-американски для Ближнего Востока: что это такое?
http://www.centrasia.ru/newsA.php4?st=1093843140
4. Мехмет Перинчек. Проект "Большой Ближний Восток" и роль НАТО
http://inforos.ru/ru/?module=news&action=view&id=21626
5. Роль социальных сетей в организации арабской весны.
http://www.memoid.ru/node/Rol_socialnyh_setej_v_organizacii_arabskoj_vesny
6. В чем сущность плана Большой Ближний Восток
http://www.inosmi.ru/world/20040625/210712.html
7. Переформат Большого Ближнего Востока.
http://www.imperiya.by/club4-9258.html
Vĩnh Phúc - Điểm sáng trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài  (07/02/2013)
Họp mặt kỷ niệm 45 năm sự kiện Tết Mậu Thân năm 1968  (07/02/2013)
Những chuyến xe nghĩa tình ngày giáp Tết  (07/02/2013)
Công tác quy hoạch cán bộ góp phần thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh  (07/02/2013)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh  (06/02/2013)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển